Vì sao TQ quyết đánh chìm tàu sân bay Mỹ bằng được nếu xung đột nổ ra?
Trung Quốc ngày nay không ngừng phát triển năng lực đánh chìm tàu sân bay với mục tiêu vô hiệu hóa cỗ máy chiến tranh của Mỹ càng sớm càng tốt sau những ký ức cách đây hơn 20 năm.
Mỹ có thể huy động lực lượng đến bất kì đâu trên thế giới nhờ tàu sân bay.
Hơn 20 năm trước, một cuộc đối đầu quân sự tại Đông Á đã đẩy Mỹ và Trung Quốc gần tới một cuộc xung đột.
Sự kiện này có những tác động mạnh đến Trung Quốc, đặc biệt là với các nhà hoạch định quân sự. Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 3 là lúc Trung Quốc nhận ra sức mạnh và sự linh hoạt của tàu sân bay. Điều mà vẫn gây ám ảnh cho Bắc Kinh đến tận ngày nay, tác giả Kyle Mizokami nhận định trên tạp chí National Interest.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu vào năm 1995. Đài Loan có cuộc bầu cử đầu tiên ấn định vào năm 1996 và Trung Quốc dĩ nhiên phản đối kịch liệt. Lãnh đạo Đài Loan khi đó là Lee Teng-hui thuộc Quốc dân đảng, được mời đến Mỹ để có bài phát biểu tại đại học Cornell.
Lee không được lòng Bắc Kinh vì chính sách “Đài Loan hóa”, chủ trương độc lập khỏi đại lục. Việc Lee sang Mỹ càng khiến Bắc Kinh tức giận.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi đó hiểu rõ những căng thẳng, nhưng vì quốc hội ủng hộ áp đảo nên Lee được cấp visa sang Mỹ vào tháng 6.1995.
Tân Hoa Xã khi đó cảnh báo: “Vấn đề Đài Loan như một thùng thuốc súng, đang được hâm nóng một cách nguy hiểm, dù là do Mỹ hay do Lee Teng-hui”.
Tàu sân bay nội địa Type-001A của Trung Quốc.
Tháng 8.1995, Trung Quốc tập trận phóng tên lửa rầm rộ ở biển Hoa Đông. Cuộc tập trận được coi là cách Bắc Kinh gây khó dễ cho cuộc bầu cử vào năm tới của Đài Loan, cũng như các diễn biến căng thẳng khi Lee sang Mỹ.
Video đang HOT
Đến năm 1996, Trung Quốc bắt đầu có dấu hiệu can thiệp quân sự nhằm vào Đài Loan. Một kế hoạch được trình lên, bao gồm 30 ngày phóng tên lửa vào Đài Loan, mỗi lần phóng trong một ngày, ngay sau khi cuộc bầu cử Đài Loan diễn ra tháng 3.1996. Kế hoạch này cuối cùng không xảy ra nhưng tình báo Mỹ nắm được thông tin Trung Quốc tập trung binh lực sát Đài Loan.
Tháng 3.1996, Trung Quốc lần thứ 4 tập trận kể từ khi lãnh đạo Đài Loan thăm Mỹ. Các cuộc tập trận phóng tên lửa rơi xuống rất gần đảo Đài Loan, đe dọa đến hoạt động vận tải đường thủy của Đài Loan.
Các lực lượng Mỹ khi đó đã được huy động đến gần điểm nóng. Tàu tuần dương USS Bunker Hill lớp Ticonderoga có nhiệm vụ theo dõi các vụ phóng tên lửa của Trung Quốc từ phía nam đảo Đài Loan.
Tàu sân bay USS Independence khởi hành từ Nhật Bản, đến phía đông đảo Đài Loan với 3 tàu hộ tống. Tàu sân bay USS Nimitz cũng gấp rút rời Vịnh Ba Tư đến vùng biển Tây Thái Bình Dương, sẵn sàng hỗ trợ nhóm tàu USS Independence. Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz khi đó rất uy lực với sự góp mặt của tàu ngầm hạt nhân và nhiều tàu tên lửa.
Trung Quốc khi đó rất tức giận, nhưng không thể làm được gì hơn trước sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ. Giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra kết luận rằng không thể ngăn Mỹ hỗ trợ Đài Loan nên chấm dứt các vụ phóng tên lửa.
Tên lửa đạn đạo siêu thanh DF-17.
Không ai rõ giới lãnh đạo Trung Quốc đã đề ra chiến lược nào sau Cuộc Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần 3, nhưng chỉ 2 năm sau, một doanh nhân Trung Quốc đã mua thân tàu sân bay chưa hoàn thiện của Ukraine.
Ngày nay, con tàu đã được đưa vào sử dụng với tên gọi tàu sân bay Liêu Ninh. Từ đó, Trung Quốc đã và đang đóng thêm 4 tàu sân bay nội địa nhờ kinh nghiệm đúc kết được từ tàu sân bay Liêu Ninh.
Cùng thời điểm, Lực lượng Tên lửa Chiến lược Trung Quốc (tiền thân là Quân đoàn Pháo binh số 2), đưa vào sử dụng mẫu tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D.
Đây là mẫu tên lửa chuyên dùng để đánh chìm soái hạm của đối phương, bao gồm cả tàu sân bay. Trong lễ duyệt binh hồi tháng 10, Trung Quốc cũng giới thiệu các tên lửa uy lực khác như tên lửa đạn đạo siêu thanh DF-17, tên lửa tầm trung DF-16 và DF-26.
Đây đều là các mẫu tên lửa tạo ra mối đe dọa trực tiếp với tàu sân bay Mỹ và các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương.
Theo tác giả Mizokami, Cuộc Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần 3 là một bài học sâu sắc với Trung Quốc. Hơn 20 năm sau, Trung Quốc đã nắm trong tay các đội tàu sân bay đầu tiên, cũng như các vũ khí chuyên dụng để đánh chìm tàu sân bay.
Đó là cơ sở để tin rằng Trung Quốc có thể gây thiệt hại nghiêm trọng, thậm chí đánh chìm tàu sân bay Mỹ nếu chiến tranh nổ ra. Trung Quốc hiểu rõ sức mạnh của tàu sân bay nên việc đánh chìm vũ khí chiến lược của đối phương có thể coi là ưu tiên hàng đầu, theo NI.
Theo danviet.vn
Lý do tàu sân bay nội địa Trung Quốc khiến Mỹ phải lo ngại
Tàu sân bay Trung Quốc chỉ mang được một số lượng tiêm kích hạm khiêm tốn so với tàu sân bay Mỹ, nhưng dường như Bắc Kinh không quá lo lắng về vấn đề này.
Tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc dường như đã gặp phải một số trục trặc sau những lần ra khơi thử nghiệm.
Theo National Interest, Trung Quốc hiện có hai tàu sân bay, bao gồm Type 001A sản xuất nội địa và tàu sân bay Liêu Ninh mua từ Ukraine.
Tàu Liêu Ninh có thể mang theo 24 tiêm kích hạm J-15 trong khi tàu Type 001A mang theo 36 tiêm kích cùng máy bay hỗ trợ, trực thăng, theo truyền thông Trung Quốc.
"Mặc dù có vẻ ngoài giống nhau, Type 001A có những điểm mạnh hơn tàu Liêu Ninh như boong tàu được tối ưu, giảm bớt khoang chứa vũ khí, phần tháp điều khiển cũng được thiết kế lại", một chuyên gia Trung Quốc nói trên tờ Thời báo Hoàn Cầu.
Thời báo Hoàn Cầu nói con số 24 máy bay trên tàu Liêu Ninh "là yếu tố hạn chế năng lực chiến đấu trong khu vực, bởi hải quân Trung Quốc cần 40 máy bay để đảm bảo khả năng thống trị bầu trời. Đó là lý do sự xuất hiện của tàu Type 001A với 36 máy bay sẽ mở rộng đáng kể năng lực chiến đấu".
Nhưng con số này vẫn còn rất khiêm tốn so với các tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz, mang theo tới 90 máy bay của Mỹ.
Một trong những lý do được đưa ra là vì ngành đóng tàu Trung Quốc có năng lực hạn chế trong việc đóng tàu sân bay, cần có thời gian để trưởng thành, từ đó đóng tàu sân bay lớn hơn.
"Trung Quốc đang có đội ngũ đóng tàu non trẻ, tuổi đời trung bình chỉ 36", lãnh đạo công ty đóng tàu sân bay Trung Quốc, Hu Wenming, nói. "Chúng tôi chỉ mất 26 tháng để đóng và hạ thủy tàu sân bay Type 001A, chỉ bằng một nửa thời gian các quốc gia khác đóng tàu sân bay".
Tàu Type 001A được hạ thủy năm 2017 và đã trải qua 6 lần ra khơi thử nghiệm. Không phải lần nào cũng thành công tốt đẹp và con tàu đã có dấu hiệu gặp trục trặc.
Tàu sân bay Mỹ được coi là biểu tượng cho sự thống trị trên biển.
Tàu sân bay Type 001A chỉ có lượng giãn nước 65.000 tấn trong khi tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ có lượng giãn nước tới 100.000 tấn. Lý do tàu sân bay Mỹ có kích thước lớn hơn vì được thiết kế theo tư duy thời Thế chiến 2, sử dụng đường băng dài với máy phóng hơi nước để máy bay cất cánh. Máy bay khi hạ cánh cần bắt được cáp hãm, nếu không có thể rơi xuống biển.
Tàu Type 001A ngắn hơn, có thể tích hợp chiến đấu cơ cất và hạ cánh thẳng đứng. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện chưa có mẫu máy bay với khả năng này.
Tàu sân bay Queen Elizabeth của Anh được cho là gần tương tự với tàu Type 001A nhất, khi cũng chỉ có lượng giãn nước 65.000 tấn và mang theo khoảng 36 máy bay.
Theo tác giả Michael Peck, tàu sân bay Mỹ với kích thước lớn, mang theo nhiều máy bay, sử dụng năng lượng hạt nhân, có thể hoạt động ở bất kì đâu trên thế giới và trở thành biểu tượng của sự thống trị trên biển.
Trong khi đó, tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc với số máy bay ít hơn đáng kể, chỉ hoạt động ở các vùng biển ven bờ, không cách quá xa đất liền để có thể nhận được sự yểm trợ của tên lửa tầm xa và máy bay cất cánh từ sân bay.
Nếu như vậy, tàu sân bay Trung Quốc không cần mang theo nhiều máy bay như các tàu sân bay Mỹ. Đó là lý do quân đội Mỹ cần phải đặc biệt lưu ý đến tàu sân bay Trung Quốc.
Theo danviet
Tàu sân bay duy nhất của Nga bốc cháy dữ dội, thi thể người được đưa ra ngoài Thi thể một sỹ quan Nga tử vong trong vụ cháy trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã được đưa ra ngoài, trong khi vẫn còn 2 người khác mất tích. Theo Daily Star, vụ cháy dữ dội trên tàu sân bay duy nhất của Nga hôm 12.12 đã khiến 10 người bị thương và một người thiệt mạng, cùng 2 người...