Vì sao TQ nhắm đến vùng đất rộng 972km2 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Ấn Độ?
Thung lũng Depsang, vùng đất có diện tích 972km2 ở độ cao 5.000 mét so với mực nước biển đang trở thành tâm điểm tranh chấp mới ở biên giới Trung-Ấn.
Thung lũng Depsang nằm sát đường ranh giới phân định lãnh thổ Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo tờ ThePrint của Ấn Độ, thung lũng Depsang nằm sát Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), đường ranh giới tạm thời phân định lãnh thổ Trung-Ấn.
Ở phía bên phải thung lũng, theo đường ranh giới là cao nguyên Aksai Chin, vùng đất Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát từ tay Ấn Độ năm 1962.
Ở phía bên trái là tuyến đường Darbuk-Shyok-Daulat Beg Oldie (DS-DBO) kết nối thành phố Leh, thủ phủ vùng Ladakh với vùng lãnh thổ phía bắc Ấn Độ.
Khu vực tranh chấp rộng 972km2 đóng vai trò quan trọng bởi đây là vùng bằng phẳng hiếm hoi ở vùng cao, có thể được sử dụng làm nơi đóng quân và dừng chân cho xe tăng.
Tuyến đường DS-DBO chỉ cách điểm chốt chặn của quân đội Trung Quốc vào thung lũng Depsang khoảng 7km.
Video đang HOT
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ từng hai lần đụng độ ở thung lũng Depsang vào các năm 2013 và 2015. Ngoài ra, các đơn vị tuần tra của hai nước cũng đối đầu nhau hàng chục lần trong năm.
Các nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết, binh sĩ Trung Quốc đã chặn con đường độc đạo dẫn đến thung lũng Depsang hay còn gọi là khu vực nút thắt cổ chai từ tháng 4 năm nay.
“Vấn đề tranh chấp ở Depsang khác với các cuộc đụng độ ở hồ Pangong hay thung lũng Galwan”, nguồn tin của quân đội Ấn Độ nói với tờ ThePrint. “Binh lính Trung Quốc chỉ chặn đường tuần tra của binh sĩ Ấn Độ, chưa xây dựng cơ sở hạ tầng, làm thay đổi hiện trạng”.
Về lý thuyết, binh sĩ Ấn Độ hoàn toàn có thể dùng vũ lực đẩy lùi lực lượng tuần tra Trung Quốc để tiếp cận tới các tiền đồn truyền thống. Nhưng quân đội Ấn Độ chưa làm vậy vì không muốn mở mặt trận căng thẳng mới.
Theo ThePrint, quan chức Ấn Độ khẳng định “thung lũng Depsang chưa rơi vào tay Trung Quốc, nhưng những diễn biến trên thực địa cũng hết sức đáng lo ngại.
Ấn độ đã gia tăng lực lượng đến trấn giữ ở tuyến đường huyết mạch DS-DBO.
Trung Quốc có lợi thế khi đưa quân tới thung lũng Depsang vì kể từ cuộc chiến năm 1962, Trung Quốc, đã giữ vững các cao điểm nằm ở rìa phía đông của Depsang.
Từ Depsang phóng tầm mắt về phía bắc là Đèo Karakoram. Khu vực này chỉ có thể tiếp cận bằng tuyến đường DS-DBO. “Nếu đối phương chặn đường DS-DBO, Ấn Độ sẽ mất quyền kiểm soát Đèo Karakoram”, quan chức Ấn Độ giấu tên nói.
Năm 1962, các binh sĩ Ấn Độ dù bị đánh bật khỏi cao nguyên Aksai Chin, đã chiến đấu anh dũng để giữ lại quyền kiểm soát thung lũng Depsang và quan trọng hơn là tuyến đường DS-DBO.
Bằng cách kiểm soát chặt Depsang, Trung Quốc cũng đảm bảo an toàn cho cao nguyên Aksai Chin, nếu một ngày quân đội Ấn Độ muốn phát động chiến dịch quân sự đòi lại lãnh thổ.
Kể từ tranh chấp ở Depsang vào năm 2015, Ấn Độ đã bắt đầu đưa các xe tăng chiến đấu chủ lực đến bảo vệ tuyến đường DS-DBO. Quân đội Ấn Độ hiện có ít nhất 3 trung đoàn xe tăng đóng quân dọc DS-DBO, với quân số khoảng 46 xe tăng.
Lực lượng này hoàn toàn có thể được tiếp viện nhanh chóng bằng máy bay vận tải C-17, sẵn sàng đáp trả các hành động gây hấn từ phía Trung Quốc.
Tung hỏa mù ở hồ Pangong, TQ chiếm trọn vùng đất chiến lược khác từ Ấn Độ?
Có những mối lo ngại rằng Trung Quốc đang cố tình thu hút sự chú ý của Ấn Độ trong tranh chấp lãnh thổ quanh hồ Pangong Tso để âm thầm củng cố quyền kiểm soát vùng đất tranh chấp khác rộng 972km2.
Quân đội Ấn Độ hiện không thể tiếp cận khu vực rộng 972km2 ở thung lũng Depsang, do bị lính Trung Quốc chặn đường.
Theo tờ Times of India, tình hình khu vực chiến lược ở thung lũng Depsang không được Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh nhắc đến trong tuyên bố trước Quốc hội, dù rằng binh sĩ Trung Quốc đã chặn tuyến đường tuần tra duy nhất của Án Độ tới khu vực kể từ tháng 4 năm nay.
Một quan chức quốc phòng Ấn Độ nói Depsang là "một vấn đề cũ" không nên "đánh đồng hoặc gán ghép" nó với các "điểm nóng" mới như hồ Pangong Tso, suối nước nóng Gogra hay Thung lũng Galwan.
"Không có đối đầu quân sự cấp bách tại Depsang, nơi Ấn Độ và Trung Quốc cũng có tranh chấp chủ quyền", quan chức Ấn Độ cho biết.
Nhưng các nhà phân tích đang lo ngại rằng thông qua "các hoạt động liên tục" tại hồ Pangong Tso, Bắc Kinh đang tung hỏa mù", khiến Ấn Độ lơ là cảnh giác ở thung lũng Depsang.
Trong 5 tháng qua, quân đội Trung Quốc đã liên tục ngăn chặn các binh sĩ Ấn Độ đến các chốt tuần tra ở thung lũng Depsang. Binh sĩ Trung Quốc được cho là đã lập các tiền đồn dã chiến gần khu vực "Nút thắt cổ chai" và "Ngã ba chữ Y" ở Depsang.
Binh sĩ quân đội Trung Quốc.
Bị chặn ở hai khu vực này, binh sĩ Ấn Độ không thể tiến sâu vào bên trong thung lũng. Nói cách khác, khu vực rộng 972km2 đang bị chia cắt khỏi lãnh thổ Ấn Độ. "Chúng tôi thường đến các điểm tuần tra xa nhất dọc theo đường ranh giới, nhưng quân đội Trung Quốc đã chặn các đường huyết mạch. Chúng tôi bị tổn thất trong những lần chạm trán này", một sĩ quan Ấn Độ cho biết.
Một khi nắm quyền kiểm soát thung lũng Depsang và vùng Daulat Beg Oldie, Trung Quốc sẽ gia cố lực lượng bảo vệ đường cao tốc G-219. Đây là tuyến đường huyết mạch kết nối Tây Tạng với Tân Cương.
Trung Quốc đã huy động hơn 12.000 binh sĩ, xe tăng và pháo binh đến điểm nóng này. Kể từ tháng 5.2020, Ấn Độ đáp trả bằng hai lữ đoàn bộ binh cơ giới, mỗi đơn vị có khoảng 3.000 người.
"Ấn Độ có thể đang rơi vào bẫy, khi Trung Quốc tách thung lũng Depsang khỏi các điểm nóng tranh chấp hiện nay", một sĩ quan Ấn Độ nhận định.
"Không giống như đường biên giới với Pakistan, vốn đã được cố định về mặt vật lý, cách duy nhất để đảm bảo chủ quyền lãnh thổ giáp Trung Quốc là phải tích cực tuần tra", sĩ quan này nói. "Nhưng đã 5 tháng trôi qua, các binh sĩ Ấn Độ đã không thể tuần tra tới thung lũng Depsang. 7 năm trước, thung lũng này từng xảy ra tranh chấp lãnh thổ căng thẳng".
Không nổ súng, đây là cách quân đội Trung - Ấn đấu nhau trong mùa đông biên giới? Tình hình căng thẳng ở biên giới Trung - Ấn được cho là sẽ kéo dài cho tới hết mùa đông năm nay và nguy cơ xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cả quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đều chọn cách tăng thêm lực lượng tới biên giới thay vì rút bớt trong mùa đông khắc nghiệt....