Vì sao tỉnh Cà Mau đề xuất bổ sung gần 1.550 biên chế cho giáo dục?
Cà Mau, sở giáo dục, đề xuất Bộ Nội vụ bổ sung thêm gần 1.550 biên chế cho sự nghiệp giáo dục trong năm học 2018- 2019.
Vào cuối năm học 2017- 2018, tỉnh Cà Mau có 648 điểm trường lẻ. Trong hè 2018, toàn tỉnh đã xóa 192 điểm, hiện còn 456 điểm. Đó là kỳ tích của tỉnh Cà Mau trong rà soát, sắp xếp, trường lớp, giáo viên theo chủ trương của tỉnh trong thời gian vừa qua.
Báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau về việc điều chỉnh, bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục .
Tính đến ngày 31/3/2019, toàn tỉnh có 517 trường ở các cấp học, với tổng số 456 điểm trường lẻ. Trong đó, mầm non 120 trường, với 258 điểm; tiểu học 244 trường, với 193 điểm; THCS 122 trường, với 5 điểm lẻ; THPT 31 trường.
Video đang HOT
Sau khi rà soát, sắp xếp trường lớp, tỉnh Cà Mau gặp khó khăn trong bố trí giáo viên đứng lớp do số lượng người làm việc được giao hiện tại thấp hơn so với định mức giáo viên ở tất cả các môn học (chủ trương không cho hợp đồng chuyên môn và nghiệp vụ – PV).
Để giải quyết những khó khăn hiện có tại địa phương, UBND tỉnh tham mưu với HĐND tỉnh tạm thời điều chuyển 615 biên chế viên chức (số người làm việc) từ Y tế sang giáo dục. Do đó, hiện nay, chưa bố trí đủ biên chế cho sự nghiệp giáo dục là 932 biên chế.
Nguyên nhân dẫn đến thiếu giáo viên là do: Nhu cầu bổ sung giáo viên Tiếng Anh và Tin học; do địa hình sông nước, dân cư phân tán; trường lớp xây dựng qua nhiều thời kỳ, phòng học có diện tích khác nhau, phần nhiều là diện tích phòng học nhỏ, nên sĩ số học sinh không đáp ứng được theo quy định của Bộ GD& ĐT (không quá 35 Hs/ lớp, đối với Tiểu học và 45 Hs/ lớp, đối với THCS, THPT);….
Do đặc thù của tỉnh Cà Mau có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nên tỉnh này phải bố trí nhiều điểm trường lẻ. (Ảnh: Học sinh Cà Mau đi học bằng đò).
Xuất phát từ những khó khăn nêu trên, UBND tỉnh Cà Mau đề xuất Bộ Nội vụ bổ sung cho tỉnh Cà Mau 1.547 số lượng người làm việc để bố trí bổ sung cho sự nghiệp giáo dục. Kinh phí trả cho số giáo viên cần tăng thêm là hơn 72 tỷ đồng.
Được biết, hiện tại, ngành giáo dục Cà Mau đang khẩn trương xây dựng Đề án quy hoạch mạng lưới trường học và mời gọi đầu tư giai đoạn 2019 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Từ đó làm cơ sở để sắp xếp ổn định trường, lớp, đội ngũ giáo viên theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ổn định đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sự phát triển của giáo dục tại địa phương.
Trọng nghĩa – Trọng Hữu
Theo sao.baophapluat.vn
Cà Mau: Yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện Thới Bình báo cáo vụ GV biệt phái bị cắt phụ cấp
Sau khi Báo Giáo dục và Thời đại có thông tin về việc "Giáo viên biệt phái bị cắt phụ cấp" ở huyện Thới Bình (Cà Mau). Sáng 3/4, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau có văn bản khẩn, yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện Thới Bình rà soát, báo cáo việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo.
HS Trường TH Thới Bình C (huyện Thới Bình, Cà Mau) trong giờ học. Ảnh: Quốc Ngữ
Theo phản ảnh, có một số giáo viên đang công tác tại các trường học trên địa bàn huyện Thới Bình, trước đây được điều động sang làm việc tại các Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn, hiện nay, được trở lại giảng dạy, nhưng các chế độ hiện hành của các nhà giáo này chưa đảm bảo theo quy định.
Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau yêu cầu Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thới Bình khẩn trương rà soát, báo cáo cụ thể tình hình liên quan đến chế độ, chính sách đối với giáo viên được điều động về Trung tâm học tập cộng đồng từ năm 2018 trở về trước.
Công văn này được phát hành vào sáng 3/4 và yêu cầu Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thới Bình báo cáo vụ việc về Văn phòng Sở GD&ĐT Cà Mau, chậm nhất vào ngày 4/4/2019.
Thông Sắc
Theo GDTĐ
Mang con chữ ra đảo xa Gần 10 năm qua, cùng với những tiếng ê a tập đánh vần của đám con trẻ trên đảo Hòn Chuối (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), là hình ảnh cặm cụi bên giáo án của người thầy giáo mang quân hàm xanh Trần Bình Phục. Hình ảnh ấy được người dân ở đây ví von như "ngọn hải đăng" giữa biển...