Vì sao Thủ tướng yêu cầu người dân không ồ ạt về quê tránh dịch?
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, việc người dân ồ ạt về quê nếu không kiểm soát tốt sẽ tạo nguy cơ lây lan dịch bệnh. Với tình hình hiện nay, mục tiêu chống dịch cần được ưu tiên.
Trong công điện ngày 31/7, Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú từ sau ngày 31/7 cho đến khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép). Lãnh đạo tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để người dân tự ý di chuyển khỏi địa phương.
Trao đổi với Zing , PGS.TS Trần Đắc Phu (Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam) cho rằng yêu cầu này xuất phát từ thực tế nhiều người đi xe máy về quê tránh dịch tự phát, không được kiểm soát tốt, tạo ra nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Mục tiêu phòng chống dịch phải đặt lên hàng đầu
Theo ông Phu, lực lượng chức năng đã phát hiện một số ca dương tính trong số những người di chuyển về quê tránh dịch. Tình trạng này tiếp diễn sẽ tạo sự lây lan giữa những người cùng đi với nhau và lây lan dịch ra nhiều tỉnh, thành phố.
“Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM và một số địa phương khác, mục tiêu phòng, chống dịch phải được đặt lên hàng đầu. Trong lúc này cần phải làm nghiêm như thế, các nơi đã phong tỏa bắt buộc thực hiện nghiêm để kiểm soát tình hình”, ông Phu nêu quan điểm.
PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng việc người dân ồ ạt về quê nếu không được kiểm soát sẽ tạo nguy cơ lây lan dịch. Ảnh: Duy Anh.
Về lo ngại số lượng lớn lao động ở lại TP.HCM sẽ gây áp lực cho địa phương, ông Phu cho rằng hoàn cảnh hiện tại bắt buộc phải cân đối giữa vấn đề trên và mục đích phòng bệnh chung cho cả cộng đồng. Nhắc lại việc người dân tự do di chuyển về các địa bàn, chuyên gia cho rằng nếu không tổ chức tốt thì bắt buộc phải siết lại vì nguy cơ dịch bệnh rất cao.
“Chính phủ, Thủ tướng cũng đã cân nhắc giữa việc cho người dân về quê và không cho về. Sau khi phân tích, tính toán, cân nhắc thì thấy việc người dân ở lại địa bàn cư trú, không tự do di chuyển sẽ tốt hơn cho nhiệm vụ phòng chống dịch”, ông Trần Đắc Phu nói.
Song với những người dân đã rời khỏi địa bàn, vị chuyên gia nhấn mạnh công điện Thủ tướng nêu rõ các địa phương liên quan phải lo cho người dân về quê. Ví dụ, người dân từ TP.HCM về quê nếu đi qua Tiền Giang hay Cà Mau, các địa phương này phải hỗ trợ người dân di chuyển, không đưa ngược trở lại TP.HCM.
Theo ông Phu, vấn đề quan trọng nhất khi đưa ra yêu cầu này là phải đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Có những nơi giãn cách 14 ngày, thậm chí 28 ngày nên người dân gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các địa phương đang giãn cách phải tổ chức hỗ trợ cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ với tinh thần không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc.
Cùng với đó, địa phương phải hỗ trợ y tế cần thiết cho người dân, đặc biệt là người dân tỉnh mình đang ở TP.HCM và các tỉnh có dịch diễn biến phức tạp.
Cuối tháng 7, nhiều nhiều người ồ ạt rời các địa phương có dịch Covid-19 diễn biến phức tạp để về quê. Ảnh: Tây Nguyên.
Video đang HOT
Còn ông Lưu Bình Nhưỡng (đại biểu Quốc hội khóa XIV) cho rằng việc này là cần thiết và nên thực hiện sớm hơn, có tính toán, chuẩn bị phương án từ khi chưa xảy ra tình trạng người dân ồ ạt về quê.
Việc người dân rời TP.HCM về quê có thể giúp giảm quá tải cho TP.HCM và người lao động cũng giảm áp lực về tiền thuê trọ, ăn uống hàng ngày. Nhưng việc di chuyển từ một địa bàn dịch đang rất phức tạp về những nơi khác cũng có những nguy cơ, rủi ro nhất định.
Ông Nhưỡng cho rằng muốn người dân “ai ở đâu ở đấy”, chính quyền phải đảm bảo cho họ nhu cầu tối thiểu về ăn ở, sinh hoạt, không để người dân rơi vào tình trạng đi về không được, ở lại cũng không xong.
“Khi dịch phức tạp, giãn cách kéo dài, người dân không có công ăn việc làm, cũng không có thu nhập mà chính quyền không hỗ trợ kịp thời thì không thể bắt người dân thực hiện theo yêu cầu của mình”, ông Nhưỡng nêu quan điểm và cho rằng các chính sách không nên quá cực đoan mà phải linh hoạt.
Chưa thể bỏ giãn cách nếu số ca nhiễm không giảm
Về việc quyết định cho TP.HCM và 18 tỉnh, thành phía Nam tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày, PGS.TS Trần Đắc Phu nhìn nhận đây là quyết định đúng đắn. Do thời gian giãn cách phụ thuộc vào thời gian ủ bệnh, chuyên gia cho rằng 14 ngày giãn cách là thời gian tối thiểu.
TP.HCM đã qua vài đợt giãn cách nhưng số ca mắc vẫn chưa giảm, nguy cơ dịch trên địa bàn vẫn rất cao, còn các tỉnh, thành khác như Đồng Tháp, Bình Dương, Đồng Nai… cũng trong tình trạng tương tự nên cần tiếp tục giãn cách.
Tuy nhiên, từng địa phương có thể linh hoạt áp dụng giãn cách. Những nơi đã kiểm soát được dịch bệnh thì có thể nới lỏng cục bộ từng khu vực.
Chuyên gia nêu nguyên tắc khi số ca mắc chưa giảm thì chưa thể bỏ giãn cách. Ảnh: Duy Hiệu.
Giải thích về việc số ca mắc vẫn tiếp tục tăng cao trong những ngày giãn cách xã hội, ông Phu nhận định nguyên nhân một phần do thời gian đầu, các địa phương thực hiện giãn cách chưa nghiêm. Bên cạnh đó, có những ca đã ủ bệnh từ trước nên trong 14 ngày giãn cách được phát hiện khiến số ca mắc tăng.
“Theo nguyên tắc, số ca mắc chưa giảm thì chưa thể gỡ bỏ giãn cách”, ông Phu nhấn mạnh và cho rằng trong 14 ngày tới, các địa phương cần quyết liệt thực hiện giãn cách theo tinh thần nhà cách ly với nhà, người cách ly với người.
Những ca mắc có triệu chứng cần được can thiệp y tế kịp thời để giảm thiểu bệnh nhân chuyển nặng hoặc tử vong. Đặc biệt, việc tiêm vaccine phải thật nhanh và an toàn vì không thể giãn cách mãi, nhất là ở những nơi đáng lo nhất hiện nay như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…
Éo le cảnh về quê tránh dịch, nhưng dưới quê cũng 'dính' Covid-19
Tưởng chừng sẽ có cuộc sống an yên khi trở về quê để tránh dịch Covid-19, nhiều người trẻ phải tiếp tục chống dịch tại quê nhà.
Tưởng an toàn khi về quê tránh dịch, nhưng nhiều người trẻ không ngờ tại quê mình cũng có dịch Covid-19. Ảnh NVCC
Ng. L. T., 20 tuổi, SV Trường ĐH Luật TP.HCM, đối mặt với tình thế về quê tránh dịch nhưng dưới quê cũng bị "dính" dịch Covid-19.
Vừa cách ly 14 ngày, giờ giãn cách xã hội
T. kể lại vào ngày 23.5, nhà trường thông báo học trực tuyến nên T. đã khăn gói về quê ở H.Thạnh Hóa, tỉnh Long An để tránh dịch. Sau khi về đến nhà, thì dịch Covid-19 bùng phát ở TP.HCM và UBND tỉnh Long An yêu cầu người về từ TP.HCM từ ngày 20.5 phải khai báo y tế. Do đó, nam sinh viên không chỉ không thể quay lại TP.HCM đi làm thêm và phải tự cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày.
Hết thời gian cách ly tại gia, T. học trực tuyến hằng ngày và dành thời gian đi nhiều hơn để đi chụp cảnh vật thiên nhiên tại quê mình. Tuy nhiên, sau khi ghi nhận các ca mắc Covid-19, tỉnh Long An đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 cho toàn H.Thạnh Hóa.
"Rời xa thành phố (vùng dịch) mà dịch bệnh cũng tìm đến. Điều tôi lo sợ nhất là sức khỏe của mẹ em, vì mẹ có tiền sử bệnh thận nên đề kháng yếu hơn người bình thường. Ở quê, nhiều gia đình còn khó khăn khi dịch bệnh đến, sẽ thêm nhiều nỗi lo cơm áo gạo tiền hơn", T. tâm sự.
T. lo lắng cho người dân vùng quê minh vì công việc họ còn rất khó khăn
Gia đình T. hạn chế ra ngoài, chỉ ra khi thật sự cần thiết và bản thân T. luôn giữ cho mình có một sức khỏe tốt và lạc quan, tích cực chia sẻ thông tin về dịch bệnh từ các trang chính thống của huyện nhà cho nhiều người biết hơn.
Người trẻ hy vọng miền quê sẽ yên ắng như mọi khi. ẢNH:NVCC
Tương tự, chị L.T.Q N., 29 tuổi, ngụ tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đối mặt tình trạng quê nhà có ca nhiễm Covid-19, trùng thời điểm TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội.
"Công ty ở TP.HCM bị phong toả vào giữa tháng 6 nên tôi được nghỉ làm và quyết định về quê tránh dịch. Tôi về quê trước khi TP. HCM áp dụng Chỉ thị 16 nên đã khai báo y tế, chủ động cách ly 14 ngày tại nhà. Sau khi hết thời gian tự cách ly thì xã tôi lại có ca bệnh và bị phong tỏa thêm 14 ngày", chị N. nói.
Nhiều xã ở H.Ba Tri Bị áp dụng chỉ thị 16. ẢNH: NVCC
Nhiều người trẻ không đi đâu được dù về quê tránh dịch. ẢNH: NVCC
Được biết, ngoài xã Bảo Thạnh, 4 xã khác tại H.Ba Tri đã cách ly theo Chỉ thị 16 khi huyện này ghi nhận hơn 10 ca nhiễm Covid-19.
"Về quê trốn dịch, ai ngờ lại là vào tâm dịch. Tuy nhiên, ở bên gia đình chống dịch, tôi càng vững lòng hơn là xa nhà lo lắng không về được. Quê tôi có cây nhà, lá vườn, trồng gì ăn nấy, có nuôi gà nuôi vịt phía sau nên cũng đỡ việc đi chợ như trên thành thị", chị N. nói.
"Mắc kẹt" ở quê vì dịch Covid-19
Còn anh Ng. B.Th, 29 tuổi, ngụ Xã Xuân Thọ 1, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên phải rơi vào hoàn cảnh éo le khi vừa không được đi đâu chơi tại quê mình, vừa không thể quay trở lại TP.HCM tiếp tục công tác giảng dạy.
Những tháng ngày rong ruổi của anh Th. ở quê phải dừng lại vì ca nhiễm Covid-19. ẢNH: NVCC
Anh Th. về quê hôm 12.5 khi trường dừng hoạt động vì dịch Covid-19. "Lúc mới về, tôi cảm thấy vui vẻ và nghĩ rằng sẽ có thời gian tận hưởng cuộc sống êm đềm ở quê nhà, sáng dắt bò đi ăn, chiều đi dạo biển, tối cà phê với bạn bè và chụp hình sống ảo. Tuy nhiên, khi nghe quê mình có ca nhiễm thì tôi thật sự rất hoang mang vì 3 đợt dịch trước không bùng phát như thế này", thầy giáo trẻ chia sẻ.
Tính đến hiện tại, tất cả các huyện, thị xã, thành phố ở Phú Yên đã có ca mắc Covid-19. Trong hững ngày qua, anh Th. luôn cố gắng trấn an tinh thần bố mẹ và cố gắng hạn chế ra ngoài.
"Tôi đã tiêu gần hết tiền dành dụm. Tuy về quê nhưng vẫn phải đóng tiền trọ ở TP.HCM để giữ phòng, nếu dịch kéo dài thì mọi thứ chắc tồi tệ hơn", anh Th. chia sẻ.
Dù vậy, anh Th. luôn cố tạo cho mình niềm vui những ngày chống dịch tại gia, bắt đầu học nấu ăn, làm các video trên Tiktok, chuyện trò cùng với ba mẹ nhiều hơn.
Anh Th. chăm chút từng bữa cơm cho gia đình. ẢNH: NVCC
"Thật sự là thời gian này vô cùng khó khăn nhưng cũng nhận lại được nhiều giá trị tinh thần, cái mà chưa chắc gì bình thường người ta có thể dám thể hiện cho nhau. Những ngày qua, tôi bất ngờ nhận được các cuộc gọi, hỏi thăm từ anh, chị đồng nghiệp xưa vì lúc đầu tưởng họ khó gần nhưng thấy mọi người quan tâm nên vui lắm. Anh em trong gia đình cũng quan tâm nhau nhiều hơn", anh Th. tâm sự về mùa dịch Covid-19.
Gò Vấp những ngày giãn cách Sau 5 ngày giãn cách theo Chỉ thị 16/2020 của Thủ tướng, người dân Gò Vấp đã dần quen với nếp sống mới, không còn cảnh chen chúc dưới nắng chờ qua chốt như ngày đầu. Cầu vượt ngã sáu Gò Vấp thưa thớt xe cộ . ẢNH: NGỌC DƯƠNG Chiều 4.6, lượng xe lưu thông trên một số đường chính của Q.Gò...