Vì sao số người chết vì Covid-19 ở Mỹ cao nhất thế giới?
Thiếu chuẩn bị, chính trị hóa yếu tố y tế và cách tiếp cận bừa bãi của Trump khiến Mỹ ghi nhận hơn 500.000 ca tử vong vì Covid-19.
Mỹ hôm 22/2 ghi nhận hơn 500.000 người chết vì Covid-19, gần tròn một năm sau khi báo cáo trường hợp tử vong đầu tiên là một người tại thành phố Seattle ngày 29/2/2020. Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi cột mốc này là con số “đau lòng”, kêu gọi đất nước đoàn kết chống đại dịch.
Joseph Masci và Michele Halpern, hai chuyên gia y tế làm việc tại các bệnh viện ở tâm dịch New York, đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến siêu cường hàng đầu thế giới trở thành vùng dịch lớn nhất và có số người chết cao nhất toàn cầu.
“Trước đại dịch, Mỹ chỉ quan sát các chủng virus corona từ khoảng cách xa. Từng có trường hợp bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) ở Canada, nhưng gần như không có ca bệnh nào ở Mỹ. Cũng không có Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS)”, Masci nói.
Thi thể bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện ở bang Texas. Ảnh: AFP .
Ông cho biết Washington đã chuẩn bị rất nhiều cho nguy cơ đại dịch Ebola tấn công Mỹ, nhưng điều đó lại không xảy ra. “Đột nhiên virus corona lại trở thành vấn đề, trong đó Mỹ chính là tâm dịch”, Masci cho hay, thêm rằng rất khó để so sánh Mỹ với các quốc gia khác.
Video đang HOT
“Những nước nhỏ hơn với dịch vụ chăm sóc y tế được cấu trúc đầy đủ có khả năng huy động mọi thứ nhanh chóng. Ở một đất nước như Mỹ, với 50 bang độc lập, diện tích lớn và hệ thống y tế phần lớn là thuộc tư nhân, rất khó để thuyết phục tất cả mọi người theo đuổi một chiến lược cụ thể”, chuyên gia bệnh truyền nhiễm 71 tuổi giải thích.
Masci nhận định chính quyền cựu tổng thống Donald Trump có “cách tiếp cận bừa bãi”, không giúp gì cho nỗ lực phòng chống dịch bệnh. “Việc các bệnh viện phải tranh đấu với nhau để lấy trang bị phòng hộ cá nhân thật khó hiểu. Họ phải tập trung hóa mọi thứ thật nhanh, nhưng lại không làm như vậy. Tất cả phải vật lộn để giải quyết những rào cản được dựng lên”, ông nói.
Masci và Halpern đồng tình cho rằng việc đeo khẩu trang đã bị chính trị hóa. “Đó hoàn toàn là vấn đề chăm sóc sức khỏe”, Masci nói, thêm rằng chính quyền liên bang sẽ gặp nhiều khó khăn để thay đổi thực trạng hiện nay.
Halpern nhấn mạnh mọi người không nên coi đeo khẩu trang là hành động vi phạm tự do cá nhân. “Có những thứ chúng ta thường thấy có thể bị gọi là vi phạm quyền tự do, như đeo dây an toàn hay vượt đèn đỏ”, bà cho hay.
Hai chuyên gia cũng chỉ ra những bài học quan trọng trong đại dịch, giúp nước Mỹ điều chỉnh lại hệ thống bệnh viện để bảo đảm họ có thể xử lý lượng bệnh nhân tăng đột biến.
“Thay vì 12 giường điều trị tích cực (ICU), chúng ta phải có 150 chiếc. Bạn sẽ lấy nó từ đâu ra? Ai vận hành chúng? Chúng ta phải học những bài học này”, Masci nêu quan điểm. Ông cho biết các bệnh viện công nằm trong chiến lược san sẻ gánh nặng tại thành phố New York, đó là nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân giữa các cơ sở điều trị.
“Từ một bệnh viện với 500 giường, chúng ta biến thành 11 bệnh viện với khoảng 5.000 giường. Phương án đó có hiệu quả”, Masci nói thêm.
Bác sĩ Halpern cho rằng đại dịch khiến mọi người nhận ra các bệnh viện cần rất nhiều nguồn lực. “Bạn phải đầu tư vào nghiên cứu, nhưng cũng cần nguồn tiền cho bệnh viện và nhà dưỡng lão. Chúng cần có đủ nhân lực, phải đủ thiết bị và những nhân viên tại đó cần có tâm lý thoải mái”, bà nêu quan điểm.
Người Mỹ đeo khẩu trang tại một khu chợ ở thủ đô Washington hôm 21/2. Ảnh: AFP.
Đại dịch Covid-19 cũng thể hiện sự bất công trong xã hội, không chỉ ở hệ thống chăm sóc sức khỏe mà còn với nhà ở, trong đó các cộng đồng người da đen và Latinh có tỷ lệ tử vọng cao đột biến.
Chương trình tiêm chủng vaccine đang được triển khai, nhưng giới chuyên gia vẫn tỏ ra cảnh giác với những yếu tố chưa rõ ràng xoay quanh các biến chủng siêu lây nhiễm được phát hiện ở Anh và Nam Phi.
“Nếu các biến chủng không trở thành vấn đề lớn và 70-80% dân số được tiêm chủng, có khả năng người dân Mỹ sẽ không cần đeo khẩu trang nữa. Nhưng nếu chúng bùng phát và có khả năng kháng virus, chúng ta sẽ phải tiếp tục phong tỏa, đóng cửa trường học và đeo khẩu trang. Lúc đó rất khó để nói rằng Mỹ sẽ thoát khỏi nguy hiểm vào tháng 12″, Masci cảnh báo.
Hai chuyên gia cho rằng các nước không được bỏ quên đại dịch khi nó đã bị đẩy lùi. “Thật đáng sợ khi nghĩ điều này xuất hiện mà không có dấu hiệu báo trước. Nó khiến mọi thứ thay đổi. Chúng ta phải cẩn thận tìm kiếm những mối đe dọa mới, vì tất cả đang sống trong thời đại kết nối và không có chuyện ‘điều xảy ra ở châu Á sẽ không lan đến châu Mỹ”", Halpern nói.
Biden đến thăm cựu nghị sĩ bị ung thư
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20/2 tới thăm cựu thượng nghị sĩ Cộng hòa bang Kansas Bob Dole, hai ngày sau khi ông thông báo mắc ung thư phổi.
"Ông ấy vẫn ổn", Biden nói với các phóng viên sau khi dự lễ nhà thờ. Trước đó, Tổng thống Mỹ tới khu chung cư Watergate ở Washington, nơi cựu thượng nghị sĩ Dole, 97 tuổi, sinh sống để thăm ông.
Cựu thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Kansas Bob Dole dự buổi lễ chào mừng tân Tổng tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Mark Milley tại Căn cứ Liên hợp Myer-Henderson Hall ở Virginia hồi tháng 9/2019. Ảnh: Reuters.
Trong một thông báo, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden đã đến thăm "người bạn thân của ông". Biden và Dole từng cùng phục vụ tại Thượng viện suốt nhiều thập kỷ.
Dole, người từng thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng trước tổng thống Bill Clinton năm 1996, thông báo ông mắc ung thư phổi tiến triển hôm 18/2 và sẽ bắt đầu điều trị trong tuần này.
Dole có một sự nghiệp lâu dài trên chính trường Mỹ, từng hai lần giữ cương vị lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện. Đầu những năm 1980, ông làm chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện, giúp định hướng chính sách thuế, thương mại và y tế của đất nước.
Ông từng là ứng viên phó tổng thống của tổng thống Gerald Ford trong cuộc bầu cử năm 1976. Phần thắng khi đó thuộc về ứng viên đảng Dân chủ Jimmy Carter. Dole chạy đua vị trí ứng viên đại diện đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống ba lần, để thua Ronald Reagan vào năm 1980, thua George H.W. Bush năm 1988 trước khi nhận được cái gật đầu của đảng vào năm 1996.
Tổng thống Mỹ khẳng định tính an toàn của vaccine Ngày 19/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tận dụng chuyến thăm tới nhà máy sản xuất vaccine ngừa bệnh COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer ở bang Michigan để trấn an người dân rằng chế phẩm này là an toàn và có vai trò then chốt trong việc đẩy lùi đại dịch nguy hiểm này. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu...