Vì sao smartphone màn hình trượt bị ghẻ lạnh?
Thiết kế này khiến cho chi phí sản xuất và chi phí bảo hành tăng cao, kéo theo giá bán smartphone cũng bị đẩy lên.
2018 là năm tương đối sôi động trên thị trường smartphone. Các nhà sản xuất liên tục đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm cắt giảm phần viền màn hình như sử dụng thiết kế “tai thỏ”, giọt nước hay camera thò thụt. Thậm chí, một số hãng còn “hồi sinh” cả thiết kế của những chiếc điện thoại nắp trượt thời xưa.
Hàng loạt mẫu smartphone với thiết kế trượt màn hình độc đáo như Xiaomi Mi Mix 3, Lenovo Z5 Pro hay Honor Magic 2 đã được các nhà sản xuất giới thiệu ra thị trường. Tuy nhiên, trào lưu này cũng nhanh chóng rơi vào quên lãng và đến nay đã hoàn toàn biến mất.
Thiết kế màn hình trượt giúp các hãng có thể tạo ra smartphone tràn viền hoàn toàn.
Một số ý kiến cho rằng những chiếc smartphone trượt toàn màn hình có trọng lượng nặng, gây khó khăn cho người dùng trong quá trình sử dụng. Vì vậy, thiết kế này không tối ưu và không còn được các hãng lựa chọn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều mẫu smartphone hiện tại đã có trọng lượng trên 200 gram, tương tự những mẫu di động màn hình trượt. Do đó, đây không phải là nguyên nhân các nhà sản xuất từ bỏ thiết kế này.
Theo GizChina, vấn đề lớn nhất trên những chiếc smartphone màn hình trượt nằm ở chi phí sản xuất và chi phí bảo hành. Với đặc thù của thiết kế trượt, smartphone sẽ cần được cấu thành từ rất nhiều các linh kiện nhỏ khác nhau. Điều đó kéo theo chi phí sản xuất, gia công cao hơn đáng kể. Chưa dừng lại ở đó, quy trình lắp ráp phức tạp cũng khiến chi phí sản xuất những chiếc điện thoại dạng này tăng cao.
Chi phí bảo hành cũng là một trở ngại lớn. Một điều hiển nhiên rằng những chiếc smartphone màn hình trượt có nguy cơ hỏng cao hơn tương đối so với một chiếc điện thoại thông thường.
Tuy nhiên, thiết kế này khiến cho chi phí sản xuất và chi phí bảo hành tăng cao, kéo theo giá bán smartphone cũng bị đẩy lên.
Nếu người dùng vô tình làm rơi một chiếc điện thoại trượt, máy rất dễ gặp phải sự cố về phần cáp nối. Thậm chí, ngay cả khi người dùng không làm rơi máy, đây cũng là thành phần linh kiện dễ hỏng nhất.
Có thể thấy, thiết kế này giúp các hãng tối ưu toàn bộ màn hình hiển thị, cắt giảm tối đa các phần viền xung quanh. Tuy nhiên, nó sẽ làm tăng chi phí sản xuất và chi phí bảo hành, khiến giá bán sản phẩm cũng từ đó mà tăng cao. Vì vậy, các hãng smartphone sẽ không lựa chọn giải pháp này.
6 trào lưu đang dần biến mất trên smartphone
Thói quen sử dụng smartphone của người dùng dần thay đổi khiến cho các nhà sản xuất phải loại bỏ dần những tính năng không phù hợp.
Camera xoay lật - Tháng 9/2013, Oppo ra mắt chiếc N1 sở hữu camera xoay lật đầu tiên trên thế giới. Điều này cho phép người dùng có thể chụp ảnh với camera chính có chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, nó gặp phải hạn chế khá lớn về phần thiết kế cụm camera cồng kềnh. Thêm vào đó, cơ chế xoay lật cơ học có thể làm giảm độ bền của sản phẩm trong quá trình sử dụng lâu dài. Chính vì thế, rất ít nhà sản xuất đi theo trào lưu này. Gần đây nhất, chiếc Galaxy A80 của Samsung ra mắt vào năm 2019 cũng được trang bị cụm camera xoay lật.
Bàn phím vật lý - Blackberry là một trong số ít nhà sản xuất luôn cố gắng tích hợp bàn phím vật lý vào những chiếc smartphone. Nó cho phép người dùng có thể gõ văn bản một cách chính xác và nhanh hơn, cùng với đó là cảm giác thật hơn so với bàn phím ảo. Tuy nhiên, cụm bàn phím vật lý lại chiếm một phần diện tích khá lớn trong thiết kế tổng thể của máy. Điều này khiến cho ngoại hình của thiết bị trở nên kém thẩm mỹ hơn, đồng thời cũng khiến trọng lượng máy nặng hơn. Thêm vào đó, hệ điều hành Android cũng không tối ưu cho thao tác bấm phím cứng. Điều đó khiến cho tính năng này trở nên kém hữu dụng. Trong vài năm trở lại đây, gần như không còn chiếc smartphone nào được trang bị bàn phím vật lý.
Smartphone hai màn hình - Các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc thường ra mắt những chiếc điện thoại có ngoại hình độc đáo hoặc tính năng khác biệt nhằm thu hút người dùng. Một trong số những trào lưu từng phổ biến là smartphone hai màn hình. Mục tiêu của xu hướng này là mang đến không gian trải nghiệm rộng rãi hơn trên một chiếc điện thoại. Tuy nhiên, trải nghiệm sử dụng thực tế của màn hình phụ trên những mẫu máy này đều khá kém, chất lượng hiển thị không cao hoặc không có nhiều tính năng hữu ích. Ngoài ra, màn hình thứ hai còn khiến thiết bị tốn pin hơn.
Màn hình "tai thỏ" - Sau khi iPhone X ra mắt, hàng loạt nhà sản xuất smartphone Android chạy đua theo xu hướng làm smartphone tràn viền cùng với phần màn hình "tai thỏ". Tuy nhiên, trào lưu này chỉ tồn tại khoảng một năm và hiện đã được thay thế bởi thiết kế màn hình giọt sương hoặc đục lỗ. Hiện tại, chỉ iPhone và một số thiết bị từ Vivo còn sử dụng thiết kế này.
Camera thò thụt - Đây là một trong những giải pháp được các nhà sản xuất sử dụng nhằm tạo ra smartphone tràn viền hoàn toàn. Oppo Find X là một trong những smartphone đầu tiên sử dụng thiết kế này. Cụm camera thò thụt sau đó đã được các hãng cải tiến và dần thu gọn hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng cụm camera thò thụt khiến nhiều người dùng tỏ ra lo ngại về độ bền của sản phẩm trong quá trình sử dụng lâu dài. Thêm vào đó, những smartphone sử dụng camera thò thụt sẽ không thể trang bị tính năng kháng nước. Xu hướng này đã dần biến mất và được thay thế bởi kiểu thiết kế màn hình đục lỗ.
Phiên bản mini/compact - Trước đây, mỗi khi ra mắt smartphone cao cấp, các nhà sản xuất đều phát hành kèm phiên bản rút gọn với kích thước nhỏ hơn cùng một số cắt giảm về phần cứng. Những phiên bản mini này thường chỉ có màn hình khoảng 4-5 inch. Tuy nhiên, theo thời gian, kích thước của smartphone ngày càng lớn hơn. Người dùng cũng không còn quen với việc sử dụng những chiếc di động màn hình nhỏ. Hiện tại, đa số smartphone đều có màn hình khoảng 6 inch trở lên. Apple là hãng duy nhất còn ra mắt điện thoại màn hình nhỏ như iPhone 12 mini 5,4 inch hay iPhone SE 2 là 4,7 inch. Tuy nhiên, cả hai mẫu máy này đều không thu hút được sự chú ý từ người dùng không có doanh số khá kém.
Xiaomi giới thiệu thiết kế camera thò thụt mới cho smartphone Theo chuyên gia rò rỉ Digital Chat Station và một bài đăng trên Weibo của Xiaomi, ống kính này có "khẩu độ siêu lớn, giúp tăng lượng ánh sáng đi vào lên 300%" cũng như công nghệ ổn định hình ảnh mới Theo chuyên gia rò rỉ Digital Chat Station và một bài đăng trên Weibo của Xiaomi, ống kính này có "khẩu...