Vì sao sinh viên sợ Triết học?
Đây là môn học bắt buộc đối với mọi sinh viên các khối, ngành và là “khoa học của những ngành khoa học”. Tuy nhiên, rất hiếm sinh viên (không thuộc chuyên ngành) thích tìm hiểu môn này…
“Khó hiểu, trừu tượng”
Đó là lời nhận xét của K.Oanh (sinh viên năm 1 ĐH Tôn Đức Thắng): “Mình đã đọc sách trước ở nhà nhưng khi đến lớp vẫn không hiểu. Giảng viên thì nói rất nhiều, rất chi tiết và kĩ lưỡng nhưng chỉ mang tính lý thuyết và toàn thuật ngữ chuyên ngành. Dù cố gắng nghe nhưng gần 2 tiếng sau thì mình gục.”
Không chỉ riêng K.Oanh mà đa phần các sinh viên khác cũng thế. Trong giờ Triết, hiếm có sinh viên nào tỉnh táo đến cuối giờ. Siêng năng lắm, họ cũng chỉ ngồi chăm chú được một thời gian ngắn, khi cố tập trung tư duy và tưởng tượng ra những vấn đề mang tầm “vĩ mô”, đến khi không tưởng tượng nổi nữa thì chống cằm để không ngủ gật.
“Học xong 5 tiết Triết, đầu óc mình loạn cả. Về nhà mình chỉ đọc sách cho có chứ vẫn không hiểu và không nhớ nổi” – H.Thanh (sinh viên ĐH KHXH & NV) chia sẻ.
Và cách ra đề…
Ở một số trường, sinh viên được thi Triết học theo hình thức trắc nghiệm, vì vậy chỉ cần ôn theo đề cương là có thể làm được. Một số trường khác cho làm tiểu luận (sinh viên thường thích làm tiểu luận vì có thời gian chuẩn bị và tham khảo được tài liệu). Tuy nhiên, đa phần sinh viên các khối, ngành Xã hội đều phải thi tự luận vào cuối kì.
“Để hiểu được đã khó, làm đề đóng, không biết xoay sở ra sao. Đành rằng lên đại học phải tư duy, nhưng đối với Triết học thì mình không biết diễn đạt suy nghĩ thế nào. Toàn những từ cao siêu, chẳng hạn như hỏi mối liên hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì mình thua rồi” – P.Thư (ĐH Sài Gòn) bày tỏ.
Quan trọng là phải hiểu, họ mới có thể làm và diễn đạt bằng lời văn của mình. Giảng viên không bắt buộc phải rập khuôn theo sách nhưng một số sinh viên thậm chí còn than thở “đề mở cũng không biết đường nào mà lật”.
Tỉ lệ sinh viên thi lại môn Triết học rất cao, thậm chí có sinh viên thi 2 lần vẫn phải đóng tiền học lại vì không qua nổi.
“Học khối, ngành Xã hội phải chấp nhận thi tự luận thôi. Vì môn này mà mình bị mất học bổng vào năm ngoái, nhưng dù sao cũng lấy được tín chỉ, so với các sinh viên khác, mình may mắn lắm rồi” – C.Hằng (sinh viên năm 3 ĐH KHTN) chia sẻ.
Nhiều bạn sợ đến mức vào lớp chỉ biết chống cằm cho khỏi ngủ gục. (Ảnh minh họa)
Một số ít sinh viên hài lòng với Triết học
Số sinh viên thích Triết học dường như là rất hiếm và lý do để họ hài lòng cũng khá… hợp lý: Họ không chuyên ngành Tự nhiên, Kĩ thuật.
K.Trân (sinh viên ĐH Kỹ thuật công nghệ) chia sẻ: “Mình thích học Triết vì thầy giảng khá dễ hiểu, không khô khan như máy móc. Thi thì đề mở, không quá khó khăn với bọn mình. Chỉ cố gắng học các môn chính thuộc chuyên ngành thôi.”
Còn V.Tuấn (sinh viên ĐH KHTBN) kể: “Hồi xưa mình thi Triết học, toàn trắc nghiệm, tụi nó biết trước đáp án nên chuyền tay nhau, phát bài ra đứa nào cũng 8 – 9 điểm. Nếu như thế, tại sao mình phải ghét môn này?”
Sinh viên Triết học nói gì?
“Bản thân mình là sinh viên Triết học nhưng đôi khi cũng vất vả vì môn này lắm. Thầy cô truyền đạt, nhưng quan trọng là mình có đủ chất xám để hiểu hết không. Vì môn Triết có thể áp dụng quy luật trong tất cả các lĩnh vực, nội dung của nó mang ý nghĩa rất rộng, không biết cách tư duy và mường tượng thì chẳng bao giờ có thể hiểu nổi” – B.An (sinh viên khoa Triết học trường ĐH Mở) chia sẻ.
Video đang HOT
“Nhiều bạn sinh viên cho rằng môn này chỉ học để hiểu chứ không giúp ích gì cho công việc tương lai của họ, thế rồi lơ là, cúp tiết, nghỉ học, đến kì thi thì mới mở sách ra xem vài chữ. Nói chung là do tâm lý cả thôi. Nếu bạn nào chịu khó một chút vẫn có thể đậu mà” – H.L (sinh viên ĐH KHXH & NV) bày tỏ.
Để giảm bớt nỗi sợ
Nếu giữa kì được làm tiểu luận hoặc thi theo hình thức trắc nghiệm, hãy cố gắng làm bài thật tốt để “bù đắp” cho điểm cuối kì.
Khi không thể hiểu nổi nữa, bạn có thể ngồi… chú thích những phần quan trọng trong sách, vẽ lại sơ đồ, ghi bài đầy đủ… Nếu siêng năng, kết quả sẽ không tệ như bạn nghĩ.
Với những quy luật chung chung, hãy cố gắng tìm một ví dụ thật cụ thể để liên hệ. Chẳng hạn như mối liên hệ giữa “chất” và “lượng”, bạn lấy việc học của bản thân làm trường hợp điển hình, rồi diễn đạt theo cách riêng.
Khi đọc sách, có thể gấp sách lại và tự diễn đạt bằng lời theo suy nghĩ của mình, không cần phải quá chính xác nhưng cũng nên đủ ý.
Nên ôn tập theo giới hạn mà thầy cô đưa ra. Nếu ôn không nổi thì xem những phần quan trọng nhất, cốt lõi nhất. Đề thi không quá “trừu tượng” và luôn dựa trên những gì sinh viên đã học.
Chúc các bạn học tốt!
Theo PLXH
[Heroes VI] Thủy tộc Naga và thánh địa Sanctuary (phần 1)
Sanctuary là vương quốc của những phù thủy nghiên cứu học thuật, triết học và những pháp thuật cao cấp. Họ thường có thói quen sống tách biệt với thế giới bên ngoài.
Những người dân của Sanctuary tôn thờ rồng nước Shalassa và cùng sống chung với những sinh linh của biển. Naga - một ví dụ điển hình, vừa là người bạn, vừa là người thầy, người chỉ giáo và cũng là đồng đội sát cánh với họ trong chiến đấu.
Sanctuary sở hữu một đội quân hùng manh cùng khả năng sử dụng phép thuật vô cùng hiệu quả. Với vị thế là một kinh đô có nền kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực, những chiến binh tại đây không chỉ thành thạo gươm, giáo mà cũng rất giỏi thi, ca, nhạc, họa - và tất nhiên trong đầu họ cũng không hề ít những phương sách để đối phó với kẻ thù.
Shark Guard (chủng quân Upgrade : Wanizame)
Vào những năm 512 YSD tính theo lịch của người Asha, Hội phù thủy của Bảy thành phố cùng hợp sức lại tạo nên một lực lượng mới có kết hợp giữa những quái vật biển cả để trở thành những hầu cận, vệ sĩ bảo vệ thánh địa Sanctuary.
Một trong số những mẫu vật thí nghiệm thành công nhất của họ chính là sản phẩm lai tạo giữa con người và cá mập: Shark Guard. Những thành viên của Hội đồng phù thủy quyết định dâng tặng món quá này cho chúa thần Naga như một quà tặng quý giá bày tỏ tấm thịnh tình của mình, thể hiện mối giao hảo gắn kết giữa vương quốc loài người và Naga.
Đổi lại, loài Naga cũng chào đón và coi những "người cá" này như một phần trong vương quốc của họ, sống bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Khả năng đặc biệt
Shark Guard.
Ferocious Wound (chủng quân Basic & Upgrade)
Shark Guard và Wanizame đúng như vẻ ngoài của họ, có một cá tính khá "xù xì" và "thô ráp". Họ cục cằn và thường gây gổ, tấn công đối thủ một cách không thương tiếc.
Tác dụng thực chiến: tăng cường khả năng tấn công vật lý của Shark Guard và Wanizame, có xác suất gây ra chấn thương lớn cho kẻ địch.
Wanizame.
Blood Frenzy (chủng quân Upgrade)
Bất cứ ai đã trải qua một trận chiến với Người cá mập đều chắc chắn sẽ nhớ đến bản tính hung bạo của họ. Càng bị cuốn vào cuộc chiến, Wanizame với bản tính của kẻ săn mồi càng trở nên hung hăng và tàn bạo hơn.
Tác dụng thực chiến: tăng cường sức tấn công qua mỗi đòn đánh.
Coral Priestess (chủng quân Upgrade : Pearl Priestess)
Khác với những chiến binh Sharkman, Coral Priestess với vẻ đẹp thuần khiết của mình được nâng niu như những viên ngọc quí của biển cả. Họ được coi như những trinh nữ đóng vai trò tương tự như các Sister ở đế chế Haven.
Mái tóc của những Coral Priestess được tạo nên từ loài rắn biển, trông có vẻ hiền lành nhưng chúng cũng có thể thức dậy bất cứ lúc nào và trở nên vô cùng đáng sợ.
Coral Priestess.
Khả năng đặc biệt
Waves of Renewal (chủng quân Basic & Upgrade)
Như đã nói ở trên, những nữ linh mục Coral đóng vai trò như cầu nối của thần linh với dân thường. Họ ban phát phước lành và hạnh phúc cho mọi người ở vương quốc Sanctuary.
Tác dụng thực chiến: hồi phục sinh lực cho đồng đội.
Pearl Priestess.
Eyes of the Medusa (Upgrade)
Nếu ai đó đã từng nghe qua thần thoại Hy lạp về nữ thần tóc rắn Medusa thì chắc chắn họ cũng sẽ phần nào hiểu được sức mạnh của các vị "hậu bối" này. Mặc dù Pearl Priestess không làm đóng đá hoàn toàn nạn nhân nhưng cũng khiến kẻ thù trở nên chậm chạp, mất khả năng phản xả và phán đoán tình hình.
Tác dụng thực chiến: làm giảm tốc độ của đối phương.
Kappa (Upgrade : Kappa Shoya)
Mọi người thường hay trêu đùa rằng, Kappa là loài sinh vật lai giữa ếch và rùa. Trên thực tế, chúng chính là những sinh linh của nước gắn kết sông hồ và biển cả. Mặc dù bị người đời chê cười vì hình dáng cổ quái và bản tính lành hiền nhưng các Kappa luôn được loài Naga tôn trọng và quý mến.
Kappa.
Khả năng đặc biệt
Leap (Basic)
Dù sao thì nói Kappa sở hữu trong mình một nửa dòng máu của loài ếch xanh cũng có phần đúng, chúng sở hữu khả năng di chuyển vượt trội, vượt mọi địa hình và gây ra những đòn tấn công bất ngờ cho kẻ địch. Thậm chí những chiến binh dũng mãnh nhất của tộc Orc cũng phải kinh ngạc về khả năng chiến đấu phi thường của loài Kappa.
Tác dụng thực chiến: Kappa nhảy vượt địa hình và tấn công đối thủ, sức tấn công càng tăng khi "nhảy" càng nhiều.
Kappa Shoya.
Splashing Leap (Upgrade)
Những cá thể đầu đàn được biết đến với cái tên Kappa Shoya. Chúng thậm chí còn sở hữu những bước nhảy mạnh mẽ hơn nhiều so với đàn em của mình. Không chỉ gây ra tác động thông thường, những cú nhảy của Kappa Shoya còn gây ra tác dụng độc tính.
Tác dụng thực chiến: gây ra tác dụng độc cho mỗi cú nhảy.
Theo Bưu Điện Việt Nam