Vì sao sẹo mổ đẻ người nhỏ như sợi chỉ, người lồi như ngón tay?
Một vết sẹo mổ đẻ có thể sẽ dài từ 10-15cm. Tuy nhiên, độ dài vết sẹo và sẹo lồi hay đẹp do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Khổ sở vì sẹo mổ
Chị Đào Việt Nga (34 tuổi, La Khê, Hà Đông) cho biết sinh chị sinh thường con đầu lòng, nhưng bé thứ hai phải mổ đẻ. Sau mổ, vết sẹo của chị Nga ngày càng lồi to ra như ngón tay út khiến chị vô cùng khó chịu. Đặc biệt là vào những ngày trở trời mưa nắng, thời tiết thay đổi thì sẹo gây ngứa muốn gãi không được, cắt không xong.
Chị Nga muốn đi cắt sẹo nhưng lại sợ do cơ địa sinh sẹo lồi nên vẫn chần chừa chưa dám quyết định. Cách đây 1 tháng, chị Nga còn thấy sẹo của mình đổi màu nên hơi lo lắng.
TS BS Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên bộ môn Sản, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết rất nhiều chị em phụ nữ sau mổ đẻ than phiền với bác sĩ vì sao sẹo mổ của em to thế, vì sao sẹo lại như ngón tay…
TS Trung cho biết bản chất của sẹo lồi là do sự tăng sinh quá mức, kể cả về số lượng lẫn trật tự của các mô sợi trong lớp bì. Sẹo lồi thường không gây cảm giác khó chịu ngoại trừ vấn đề thẩm mỹ.
Trường hợp gây sẹo lồi của chị Nga, bác sĩ Trung cho rằng có thể do một số sẹo lồi gây ngứa, hơi đau hoặc cảm giác căng cứng. Đó là khi những vết sẹo này chưa ổn định, tình trạng lồi của sẹo đang diễn tiến ngày càng nhiều hơn. Trường hợp này chị Nga có thể tiến hành tiêm thuốc chống sẹo quá phát.
Sẹo chủ yếu do cơ địa.
Nguyên nhân gây sẹo
Video đang HOT
BS Trung cho biết nguyên nhân dẫn tới sẹo lồi khi mổ sinh chủ yếu là do cơ địa của người bệnh có gây sẹo lồi. Còn các nguyên nhân khác có thể gặp nữa đó là:
Thứ nhất – nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn vết thương sẽ làm tăng khả năng để lại sẹo bất thường. Việc nhiễm khuẩn xảy ra có thể do chăm sóc vết khâu mổ sau sinh không đúng cách hoặc do nguyên tắc vô trùng trong phẫu thuật không được tuân thủ đúng.
Thứ hai – do bác sĩ. Vết sẹo của đường mổ ngang vùng bụng dưới thường lành tốt và ít để lại sẹo lồi hơn so với sẹo của đường mổ dọc thành bụng. Vùng da ở vết mổ dọc thành bụng hay bị căng hơn so với vùng da vết mổ ngang. Do đó để đảm bảo thẩm mỹ, khi sinh mổ, các bác sĩ thường chọn đường mổ ngang bụng dưới sẽ tốt hơn so với mổ dọc thành bụng. Kỹ thuật mổ của bác sĩ cũng vô cùng quan trọng.
Thứ ba – các dị vật rơi vào vết thương. Bụi, sợi và nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi có thể gây ra phản ứng trên vết mổ sinh, dẫn đến vết mổ lành không tốt tạo sẹo xấu, sẹo lồi, sẹo phì đại.
BS Trung chuẩn bị thực hiện một ca mổ.
Thứ tư – không kiêng cữ sau sinh. Việc kiêng cữ sau sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân hình thành sẹo lồi ở sản phụ. Một số thực phẩm kích thích sự tái tạo mô mới quá mức làm hình thành sẹo lồi như: thịt bò, rau muống, đồ nếp, hải sản…
Thứ năm – vệ sinh vết mổ: Vết mổ sinh thường được xếp vào nhóm vết mổ vô khuẩn nên không cần thiết vệ sinh và thay băng hằng ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp mổ sinh vì nhiễm trùng ối, chuyển dạ kéo dài, ối vỡ lâu… nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cao. Khi đó, việc thay băng và vệ sinh vết mổ mỗi khi băng vết mổ bị ướt bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn như Povidone sẽ giúp vết mổ không bị nhiễm trùng và đây cũng là cách hạn chế sẹo lồi sau sinh đầu tiên.
Cuối cùng là dinh dưỡng, TS Trung cho biết chưa có nghiên cứu khẳng định dinh dưỡng gây sẹo lồi nhưng theo dân gian vẫn kiêng một số thực phẩm có thể gây sẹo.
Sản phụ cần tuyệt đối không ăn các thức ăn có vị cay, nóng như tỏi, hành tây, ớt…, những thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, cá ngừ…vì nó cũng là nguyên nhân gây sẹo lồi. Không nên ăn quá nhiều trứng (lòng trắng) nhưng sản phụ không cần kiêng tới mức không được ăn trứng vì đây là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, lành tính cho mẹ mới sinh con.
Ăn nhiều rau muống sẽ làm tăng quá trình hình thành tế bào sợi gây sẹo lồi ở vết mổ. Vì vậy, thay vì ăn rau muống sản phụ có thể thay bằng các loại rau khác như rau ngót, rau diếp, các loại củ quả có tính mát khác…
Ám ảnh cảm động những người mẹ mang thai bị ung thư quyết giữ con
TS.BS Nguyễn Hữu Trung - Giảng viên Bộ môn Sản, trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết ông gặp khá nhiều bà mẹ vừa mang thai vừa chiến đấu với bệnh ung thư vô cùng cảm động
Chấp nhận hi sinh vì con
Bác sĩ Trung cho biết mới đây nhất là câu chuyện của cặp vợ chồng tới khám. Người vợ sinh năm 1993 còn rất trẻ. Khi họ đến khám thai lúc này thai nhi đã được 34 tuần. Bác sĩ giật mình khi người chồng hỏi bác sĩ: "Bây giờ muốn sinh con liệu đã nuôi được chưa?"
Với câu hỏi ấy bác sĩ hơi bất ngờ vì đứa trẻ sơ sinh 34 tuần nuôi vẫn nuôi được nhưng tất nhiên việc chăm sóc trẻ sinh non tháng vô cùng khó khăn.
Khi bác sĩ hỏi ra thì người chồng mới tâm sự đứa bé là con đầu tiên của họ sau 2 năm kết hôn. Niềm vui có con chưa được bao lâu thì đến lúc mang thai 9 tuần, vợ phát hiện có khối u vú. Bác sĩ nghi ngờ ác tính nên giới thiệu sinh thiết. Kết quả sinh thiết ung thư vú. Lúc ấy người vợ có hai lựa chọn một là tiếp tục thai kỳ như vậy thì việc điều trị ung thư vú sẽ bị trì hoãn có thể nguy hiểm cho người mẹ. Hai là đình chỉ thai nghén.
Khi đó hai vợ chồng chới với, hoang mang không biết lựa chọn như thế nào. Khi bình tĩnh lại, người vợ đã chọn giữ lại thai và sống cùng ung thư đồng nghĩa trì hoãn thời gian điều trị. Dù lúc đó nhiều người đều khuyên rằng "Tụi con còn trẻ...".
Đến khi thai nhi được 34 tuần, khối u vú từ 2cm đã to lên rất nhiều nên họ muốn sinh con để trị ung thư vú. Bác sĩ đã tư vấn cho vợ chồng trẻ và họ lại chọn thêm 3 tuần nữa để thai nhi ổn định hơn. Đến lúc thai được 37 tuần bác sĩ mới bắt đầu mổ sinh cho người vợ. Lúc này khối u ung thư vú đã to hơn nhưng họ chấp nhận đánh đổi để con mình sinh ra khỏe mạnh.
Hình ảnh bé sơ sinh con của bà mẹ ung thư vú sau khi được bác sĩ thực hiện ca sinh mổ
TS Trung kể ca mổ của em bé này cũng giống như bao ca mổ sinh khác. Bà mẹ được gây tê và nhờ bác sĩ "chụp hình con em lúc sinh" - ước vọng này được thực hiện ngay tại phòng mồ.
Với ca bệnh như này, bác sĩ Trung cho biết khó khăn không phải ở cuộc phẫu thuật mà là những gì diễn ra trước và sau cuộc mổ.
Khi bác sĩ đưa bé ra, cả kíp mổ đều xúc động với tiếng khóc thút thít của người mẹ. "Tiếng khóc của người mẹ này dường như khác hẳn tiếng khóc của những người mẹ khác khi nghe tiếng khóc đầu đời của con mình... Đó không chỉ là sự vui sướng tột cùng của giây phút làm mẹ. Đó là tiếng thổn thức của một trái tim hy sinh đầy nghị lực, dù người mẹ biết rằng mỗi phút giây chậm trễ trong việc điều trị K vú đồng nghĩa với khả năng điều trị khỏi bệnh của họ giảm đi" - TS Trung kể lại.
Sau ca mổ, bà mẹ quay sang chiến đấu với bệnh ung thư vú.
Ung thư khi mang thai có nguy hiểm?
TS Trung cho biết anh gặp rất nhiều trường hợp bà bầu gánh thêm bệnh ung thư. N.T.H - 34 tuổi, ở TP.HCM là bệnh nhân có con lần thứ 2 gần ngày sinh thì phát hiện ung thư gan đa ổ to.
Ca mổ sinh của chị cũng rất đặc biệt các bác sĩ chuyên khoa u gan túc trực bên giường mổ trong lúc ekip phẫu thuật mổ sinh vì lo sợ u gan có vỡ bất kỳ lúc nào.
Bác sĩ Trưởng khoa U gan dù không phải trong giờ trực của mình cũng vào bệnh viện sẵn sàng "chiến đấu". Ekip phẫu thuật phải khéo léo đưa em bé ra khỏi bụng một cách nhẹ nhàng nhất và đặc biệt là không được ấn vùng bụng để đẩy em bé ra vì khối U gan có thể vỡ.
Một thai phụ có thai con đầu lòng hơn 5 tháng thì phát hiện vùng mặt giữa sưng to. Thai phụ đã được điều trị kháng sinh liều cao tại một bệnh viện lớn không giảm rồi chuyển qua bệnh viện tuyến cuối cùng. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng bà mẹ mắc một dạng của ung thư.
Đa số những người phụ nữ mang thai bị ung thư họ đều hy sinh, chấp nhận không can thiệp gì chờ đến khi thai nhi chào đời. Khi đó, có thể ung thư đã di căn và gây nguy hiểm tính mạng nhưng họ đều có chung quyết tâm hy sinh bản thân để đứa con chào đời tốt nhất.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến - trưởng khoa Ngoại phụ khoa, BV Ung bướu TP.HCM cho biết ông cũng gặp rất nhiều ca ung thư khi mang thai. Tuy nhiên, nếu ung thư khi mang thai tinh thần tốt thì hoàn toàn có thể kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư làm chậm hơn quá trình di căn giống như người không mang thai mắc ung thư. Nhưng đa số người mang thai bị ung thư thì tinh thần lo lắng, hoang mang khiến miễn dịch suy giảm dẫn tới quá trình mang thai ảnh hưởng và ung thư cũng tiến triển nhanh hơn.
Với các tiến bộ của y học, đã có các biện pháp điều trị ung thư trong thai kỳ phù hợp nên bệnh nhân không cần quá căng thẳng, lo lắng. Nếu mắc ung thư trong thai kỳ bà mẹ cần chuẩn bị tâm lý và nên tư vấn cả bác sĩ chuyên khoa sản và ung bướu để có được chiến lược điều trị hiệu quả.
Sốt ruột vì con gái dậy thì với chu kỳ dài 'bất tận' Bé gái ở lứa tuổi dậy thì cơ thể đang hoàn thiện và cũng phải đối mặt với những nguy cơ mắc bệnh phụ nữ nhiều hơn vì vậy cha mẹ cần thường xuyên quan tâm tới con. Khổ sở vì rong kinh Chị Nguyễn Thị Xuân - Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết con gái chị học lớp 6 và cháu...