Vì sao nhiều trường đại học tư tổ chức thi riêng?
Tự tổ chức kỳ thi riêng là điều mà các trường ĐH tư thục ấp ủ khi tự chủ tuyển sinh nhưng trong mùa tuyển sinh năm 2021, không phải trường nào cũng chủ động đứng ra tổ chức kỳ thi riêng. Vì sao như vậy?
Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành năm 2019. Năm nay trường này không tổ chức kỳ thi riêng – ẢNH: DUY ANH
Từ năm 2020, trong quy chế tuyển sinh ĐH, Bộ GD-ĐT có quy định chi tiết điều kiện để các trường tổ chức tuyển sinh riêng. Theo đó, cơ sở đào tạo ĐH muốn tổ chức thi riêng cần đáp ứng các điều kiện như: có bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh, bảo đảm nhân lực đáp ứng các yêu cầu về năng lực quản lý và chuyên môn để tổ chức tốt kỳ thi riêng… Đặc biệt yêu cầu các trường tổ chức thi riêng phải có ngân hàng câu hỏi thi…
Quy định chặt chẽ nên số lượng các trường ĐH tư thục muốn tổ chức kỳ thi riêng cũng giảm hơn trước.
Muốn ổn định bằng kỳ thi tốt nghiệp THPT
Năm nay, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cũng không tổ chức thi riêng dù năm 2019 trường cũng đã tổ chức kỳ thi này. Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Truyền thông, việc tổ chức thi riêng đòi hỏi các trường phải đáp ứng những tiêu chí nhất định. Trường cũng sẽ hoàn thiện các tiêu chí tốt nhất trước khi tiến hành thi riêng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả xét tuyển.
Thi để chọn thí sinh cho mục tiêu riêng
Video đang HOT
Năm nay Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng vẫn giữ kỳ thi riêng như 2 năm qua. Ông Nguyễn Việt Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh – Truyền thông nhà trường, cho biết: “Kỳ thi năng lực riêng giúp trường chọn ra được những học sinh chất lượng nhất để đảm bảo chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn riêng. Thêm vào đó, ngoại ngữ cũng là một yêu cầu không thể thiếu đối với các chương trình mà trường đang đào tạo. Kỳ thi này có thi môn ngoại ngữ nên sẽ giúp chúng tôi chọn được những sinh viên có khả năng phù hợp”.
“Hiện nay kỳ thi tốt nghiệp THPT đảm bảo tốt việc phân hóa năng lực học sinh nên vẫn sẽ là phương thức xét tuyển chính của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và nhiều trường khác. Trường đang giữ ổn định 4 phương thức tuyển sinh, điều này phát huy tốt hiệu quả cho cả công tác tuyển sinh của trường lẫn cho thí sinh xét tuyển. Vì vậy, trường vẫn muốn ổn định để không tạo những xáo trộn và thay đổi trong công tác tuyển sinh, thí sinh yên tâm học tập và đạt kết quả tốt theo các phương thức xét tuyển ổn định”, thạc sĩ Dung chia sẻ.Dự định rồi lại hoãn
Trong Đề án tuyển sinh năm 2021, ban đầu Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã đưa vào một phương thức xét tuyển bằng kỳ thi đánh giá năng lực riêng do trường tự tổ chức. Tuy nhiên, chỉ mới vài ngày gần đây, lãnh đạo nhà trường đã quyết định tạm hoãn kỳ thi này.
Giải thích lý do của quyết định này, tiến sĩ Trần Ái Cầm, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết: “Gần đây, khi họp Hội đồng tuyển sinh, sau khi phân tích các điều kiện, các thành viên thống nhất là muốn củng cố, dành thời gian để chuẩn bị cho việc thi riêng chuẩn mực và kỹ càng hơn.
Quan trọng nhất là cần đầu tư nhiều hơn cho ngân hàng đề thi của kỳ thi này. Một lý do khác là, việc xác định chỉ tiêu của trường đào tạo mỗi năm dựa trên quy mô cơ sở vật chất, sinh viên ra trường, sinh viên học tại trường… Sau khi xác định thì chỉ tiêu năm nay của khối sức khỏe bị giảm so với mọi năm. Vì vậy, nếu chia nhỏ chỉ tiêu ra cho kỳ thi riêng thì chưa hợp lý lắm trong khi phương thức xét điểm thi THPT và xét học bạ vẫn thấy đảm bảo chất lượng và đủ nguồn để xét tuyển”.
Tuy nhiên, tiến sĩ Trần Ái Cầm cho biết có thể năm sau trường sẽ tổ chức thi riêng. Đây vẫn luôn là mong muốn của nhà trường bởi thi riêng thì sẽ tự chọn được sinh viên mình mong muốn, có tố chất phù hợp với việc đào tạo ngành nghề cụ thể tại trường.
Năm 2019, nhà trường đã tổ chức kỳ thi riêng và dành 20% chỉ tiêu cho phương thức tuyển sinh này. Thí sinh dự thi tối thiểu 2 môn toán hoặc ngoại ngữ và một trong các môn tự chọn (văn/lý/hóa/sinh) theo đề thi trắc nghiệm. Đề thi do đội ngũ ra đề là giáo viên các môn học này ở TP.HCM. Tuy nhiên, năm 2020, vì nhiều lý do, trường không tiếp tục tổ chức kỳ thi này.
Đua nhau mở ngành sức khỏe
Mùa tuyển sinh năm 2021, nhiều trường đại học tư đã công bố mở hàng loạt ngành thuộc khối ngành sức khỏe. Đây là điều đáng mừng hay đáng lo trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y?
Sinh viên ngành Dược học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong giờ học
Một trường mở 8 ngành sức khỏe
Năm 2021, Trường ĐH Văn Lang dự kiến mở các ngành mới thuộc khối sức khỏe gồm Y đa khoa, Y học cổ truyền. Trước đó, trường này cũng vừa mở ngành Răng hàm mặt, Điều dưỡng, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học.
Tương tự, Trường ĐH Công nghệ TPHCM cũng cho biết sẽ mở 2 ngành mới là Kỹ thuật xét nghiệm y học và Điều dưỡng.
Ngày 30-12-2020, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng công bố đề án tuyển sinh năm 2021, dự kiến tuyển mới 16 ngành. Trong đó, đáng chú ý là mở đến 8 ngành khối sức khỏe. Trước đó, trường này cũng vừa mở các ngành Y đa khoa, Bác sĩ răng hàm mặt. PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho biết, nhà trường quyết định tuyển mới các ngành học thuộc khối ngành sức khỏe là do nhu cầu hiện nay của xã hội rất lớn.
Cách đây một năm, nhiều trường đại học tư ở phía Nam cũng đồng loạt mở ngành sức khỏe. Đáng nói hơn là năm 2019, Bộ GD-ĐT siết đầu vào 12 khối ngành sức khỏe, nhưng các trường thuộc khối đại học tư ở các tỉnh phía Nam cũng đồng loạt được mở thêm nhiều ngành về sức khỏe để thu hút sinh viên.
Năm 2019, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành mở thêm ngành Y khoa. Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai mở ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng. Năm 2018, Bộ GD-ĐT cũng đã cho phép Trường ĐH Nam Cần Thơ đào tạo ngành Y đa khoa. Năm 2020, Trường ĐH VinUni cũng được mở ngành Y đa khoa qua việc hợp tác với Trường ĐH Pennsylvania (Mỹ). Năm 2019, Khoa Y (ĐH Quốc gia TPHCM) cũng mở thêm ngành Dược và Răng hàm mặt hệ chất lượng cao.
Nếu như giai đoạn từ năm 2015 trở về trước, chỉ có chưa tới 20 trường ĐH công lập đào tạo khối ngành sức khỏe thì đến nay khối ngành này được nhiều trường đa ngành và ĐH tư thục mở khá nhiều.
Tăng cường hậu kiểm
TS Hoàng Ngọc Vinh, Thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục đào tạo giai đoạn 2016-2021, cho rằng: "Để siết lại đầu vào, từ năm 2019, Bộ GD-ĐT quy định điểm sàn cho 12 ngành thuộc khối ngành sức khỏe. Việc đưa ra ngưỡng điểm như vậy bước đầu nhận được sự đồng thuận của xã hội, trước thực tế nhiều trường có điểm đầu vào quá thấp. Vì vậy, Bộ Y tế cần phối hợp với Bộ GD-ĐT chọn một số bác sĩ, giáo sư giỏi thực hiện thanh tra chuyên môn một số trường ĐH, nếu đào tạo không có chất lượng thì dừng, không cho phép được đào tạo... Đó mới là kế sách lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế".
PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y dược TPHCM, cho biết: "Việc cho mở nhiều ngành sức khỏe tôi không phản đối, vì như thế sẽ tạo ra sự cạnh tranh và nhiều cơ hội cho người học. Tuy nhiên, mở ngành phải đi đôi với các điều kiện đảm bảo chất lượng như giảng viên, cơ sở vật chất thực hành, thực tập. Cùng với đó, việc kiểm soát đầu vào phải song hành với việc tăng cường hậu kiểm và công tác kiểm định chất lượng đầu ra. Không thể để tồn tại những cơ sở đào tạo kém chất lượng".
Một nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TPHCM cho rằng, nhân lực ngành y tế của Việt Nam nằm trong số 49 nước có số lượng thấp của thế giới. Trước nhu cầu nhân lực ngành y tế rất lớn, một số trường ở VN tăng quy mô đào tạo, có trường tuyển cả ngàn sinh viên ngành y mỗi năm, là việc làm đáng báo động, vì ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên, trong khi trường công lập chưa gánh vác hết nhiệm vụ đào tạo, nếu có đầy đủ tiêu chí để đảm bảo chất lượng, trường tư cũng vào cuộc tham gia đào tạo. Hiện nay, hầu hết trường ĐH có đào tạo ngành y trên thế giới đều là trường đa ngành, thậm chí đa lĩnh vực. Mô hình đúng đắn là đào tạo y dược nằm trong trường ĐH đa ngành, vì sẽ hỗ trợ rất nhiều về chất lượng.
Nhiều chuyên gia nhìn nhận, chúng ta không vì số lượng mà buông chất lượng. Trong bối cảnh hiện nay, việc khuyến khích tư nhân đầu tư vào giáo dục nói chung và khối ngành Y nói riêng là nên làm. Song, về mặt quản lý phải kiểm soát chất lượng chặt chẽ, kiểm định chặt các tiêu chí mở ngành, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; không thể để tình trạng các trường "mượn" tên giảng viên, khai khống, trường không đạt chuẩn vẫn được phép đào tạo.
Trường ĐH ngoài công lập cũng tổ chức thi đánh giá năng lực, phỏng vấn Theo đê án tuyên sinh năm 2021, nhiêu trường ĐH ngoài công lâp có môt sô phương thức xét tuyên khác biêt, trong đó có cả phương thức tô chức thi đánh giá năng lực riêng của trường. Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực - V.T Theo ông Ngô Trí Dũng, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh - Truyền thông,...