Vì sao nhiều thầy cô còn ngại, né khi được phân công làm tổ trưởng chuyên môn?
Việc khống chế xếp loại xuất sắc đối với những thầy cô là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là điều chưa thực sự phù hợp mà sẽ làm nản lòng những giáo viên này.
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã được ngành giáo dục triển khai, thực hiện từ năm học 2020-2021 ở lớp 1, năm học 2021-2022 tới đây là lớp 2, lớp 6 và năm tiếp theo sẽ là lớp 3, lớp 7 và 10….
Những bỡ ngỡ, khó khăn khi tiếp cận chương trình mới sẽ là điều đội ngũ nhà giáo ở các nhà trường sẽ phải đối mặt, tháo gỡ, nhất là đối với những môn học mới như các môn tích hợp ở cấp Trung học cơ sở.
Tuy nhiên, nếu ngành giáo dục mà đặc biệt là các nhà trường phát huy được thế mạnh nguồn lực của nhà trường, quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ trưởng chuyên môn trong đơn vị phát huy được năng lực sẽ là điều kiện tiên quyết giúp cho việc thực hiện chương trình mới được hiệu quả.
Ảnh minh hoạ: Lã Tiến
Nhiều thầy cô đang “né” khi được hiệu trưởng bổ nhiệm làm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn
Năm học vừa qua, một số địa phương đã thực hiện việc khống chế tỉ lệ xuất sắc khi đánh giá viên chức đối với tổ trưởng, tổ phó chuyên môn ở các nhà trường. Vấn đề này có nhiều bài viết đã được đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Một số nơi, họ mặc định tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là quản lý nhà trường vì những người này được nhận phụ cấp chức vụ. Tuy nhiên, chức vụ này chỉ là kiêm nhiệm vì tổ trưởng chuyên môn được giảm 3 tiết dạy/ tuần nên nhiệm vụ giảng dạy vẫn chiếm phần lớn công việc của họ.
Chúng tôi cho rằng việc khống chế xếp loại xuất sắc đối với những thầy cô là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là điều chưa thực sự phù hợp mà sẽ làm nản lòng những giáo viên đang kiêm nhiệm công việc này.
Vẫn biết, mỗi trường mỗi khác, vẫn biết trong nhiều trường học vẫn tồn tại những thầy cô tổ trưởng không đi lên bằng năng lực nhưng chúng tôi cho rằng đây là con số rất nhỏ trong từng đơn vị.
Bởi, nếu không được bổ nhiệm bằng năng lực thì những giáo viên được kiêm nhiệm làm tổ trưởng chuyên môn sẽ không trụ được lâu ở vai trò này. Họ không thể điều hành tổ chuyên môn của mình qua từng năm học, chứ đừng nói nhiều năm bởi bên cạnh họ là những người cùng được đào tạo chuyên ngành giống nhau, có trình độ tương đồng với nhau.
Video đang HOT
Vì thế, phần lớn các thầy cô được hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công làm tổ trưởng chuyên môn phải là người có chuyên môn, có những mặt nổi trội trong tổ mới được tín nhiệm và bổ nhiệm.
Tuy nhiên, từ thực tế của nhiều đơn vị, chúng tôi nhận thấy rằng việc phân công, bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn có những trường chưa được xem trọng. Trong khi, áp lực công việc nhiều nên cũng nhiều thầy cô đảm nhận nhiệm vụ này được 1-2 năm là xin thôi vì nó cực quá.
Cho dù mỗi tháng thì các chức vụ này được hưởng phụ cấp chức vụ và được giảm số tiết thì nhiều thầy cô vẫn không muốn kiêm nhiệm chức vụ này, nhiều người họ muốn dạy đủ tiết quy định rồi về nhà, không phải dự họp hành liên miên, không phải kiểm tra, đôn đốc các tổ viên trong tổ của mình.
Phát huy vai trò của các tổ trưởng chuyên môn khi thực hiện chương trình mới
Việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ được hoàn tất trong 4 năm học tới- đây là quãng thời gian mà các nhà trường, các thầy cô giáo sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vất vả khi phải làm quen với nhiều đơn vị kiến thức mới, nhiều phương pháp dạy học mới.
Vì thế, các nhà trường mà chú trọng xây dựng được bộ phận tham mưu tốt, xông xáo với công việc thì mọi việc sẽ suôn sẻ, ổn thỏa. Trong đó, cần đặc biệt phát huy vai trò, thế mạnh của những thầy cô đang làm tổ trưởng ở các tổ chuyên môn trong đơn vị.
Bởi, từng tổ chuyên môn mạnh hay yếu thì phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người tổ trưởng. Nếu người tổ trưởng có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, có tố chất lãnh đạo sẽ biết tập hợp tổ chuyên môn của mình thành một khối đoàn kết, thống nhất để thúc đẩy chất lượng giáo dục đi lên.
Ngược lại, nếu người tổ trưởng yếu chuyên môn, bè phái, chấp nhặt, soi mói tổ viên thì tổ chuyên môn thường lục đục và mạnh ai nấy làm, mọi người trong tổ luôn phải đề phòng nhau. Tất nhiên, những tổ chuyên môn như vậy rất khó tạo thành một tập thể vững mạnh bởi nội bộ tổ luôn lục đục, nhiều thị phi.
Nhất là khi các nhà trường thực hiện giảng dạy chương trình mới thì vai trò của người tổ trưởng lại càng quan trọng hơn. Nếu người tổ trưởng chịu học hỏi, chịu tìm tòi, đổi mới sẽ xây dựng được những kế hoạch giáo dục tốt và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Chính vì thế, Ban giám hiệu các nhà trường cần lựa chọn những thầy cô tiêu biểu nhất trong từng tổ chuyên môn để đảm nhận vai trò tổ trường và điều quan trọng hơn đó là có sự bồi dưỡng, giúp đỡ để họ hoàn thành tốt các công việc của mình.
Bên cạnh sự chung tay gỡ khó những cái mới, cái khó với đội ngũ cốt cán trong nhà trường thì các thầy cô trong Ban giám hiệu cần có những động viên, khích lệ để đội ngũ tổ trưởng có thể phát huy hết khả năng, nhiệt huyết của mình cho việc phát triển chất lượng giảng dạy của từng tổ chuyên môn.
Trong trường học, Ban giám hiệu nhà trường là những người quản lý, chỉ đạo chung toàn trường, chất lượng chuyên môn của từng tổ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các thành viên trong tổ nhưng vai trò của tổ trưởng chuyên môn sẽ là người tiên phong trong đổi mới và gánh vác trách nhiệm chính.
Vì thế, việc phát huy vai trò tổ trưởng chuyên môn trong từng đơn vị là rất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ chung của toàn ngành Giáo dục trong những năm tới đây.
Thầy cô tự tin dạy chương trình mới
Trong bối cảnh dịch bệnh, cán bộ, giáo viên tham gia bồi dưỡng chương trình mới dưới hình thức trực tuyến và tự bồi dưỡng tại nhà.
Ngành giáo dục tỉnh Kon Tum cũng chủ động hỗ trợ SGK cho học sinh khó khăn.
Học sinh vùng khó huyện Tu Mơ Rông làm quen với chương trình SGK lớp 1.
Đảm bảo 100% học sinh có SGK
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, năm học mới đang đến gần, ngành giáo dục tỉnh Kon Tum đã và đang huy động, hỗ trợ SGK cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo tất cả các em đều có sách đến trường.
Thầy An Văn Sáu, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) cho biết, năm học 2021-2022 thực hiện chương trình mới đối với lớp 2 và lớp 6. Do đó, đơn vị đã chỉ đạo các trường lên danh sách những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để lên phương án hỗ trợ kịp thời.
Qua đó, khối lớp 1, lớp 2 và lớp 6 có khoảng 600 em học sinh hoàn cảnh khó khăn, không thuộc diện được hỗ trợ. Sau khi các trường lập danh sách, đơn vị đã tham mưu UBND huyện để xin kinh phí mua SGK cho các em học sinh.
Theo thầy Sáu, hiện tại UBND huyện đang làm tờ trình xin chủ trương của thường trực Huyện uỷ.
"Mặc dù đơn vị đã tham mưu lên UBND huyện để xin kinh phí mua SGK cho các em học sinh. Tuy nhiên, nếu kinh phí không đủ, đơn vị sẽ kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ. Quan điểm của Phòng là đảm bảo tất cả các em học sinh đều có SGK khi bước vào năm học mới", thầy Sáu chia sẻ.
Cũng theo thầy Sáu, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, 100% cán bộ, giáo viên của các trường được tập huấn, bồi dưỡng chương trình mới bằng hình thức trực tuyến.
"Sau khi kết thúc hè, nếu tình hình dịch bệnh ổn định sẽ tổ chức tập trung để học chuyên đề, chính trị... Còn nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp thì sẽ mượn điểm cầu của các xã để tổ chức", thầy Sáu cho biết.
Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Ngô Quyền tham gia tập huấn, bồi dưỡng chương trình SGK lớp 2.
Kế thừa, rút kinh nghiệm từ chương trình SGK lớp 1
Tương tự, cô Nguyễn Thị Mỹ Huế, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Quyền cho biết, năm học trước, cán bộ, giáo viên của đơn vị đã được tiếp cận chương trình SGK lớp 1. Do đó, năm học 2021-2022 khi đổi mới chương trình SGK lớp 2 thì cán bộ, giáo viên không còn bỡ ngỡ.
Theo cô Huế, toàn trường có khoảng 899 em học sinh. Năm học sắp tới có khoảng 203 em học sinh bước vào lớp 2. Trong đó có 19 em có hoàn cảnh khó khăn. Như năm học trước, các bậc phụ huynh có con học ở trường chủ động, tự nguyện hỗ trợ SGK mới, đồ dùng học tập cho những em có hoàn cảnh khó khăn. Các cán bộ, giáo viên trong trường cũng sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ với học sinh có hoàn cảnh khốn khó. Chính vì vậy, nhà trường không lo lắng về vấn đề thiếu SGK cho học sinh trong năm học mới.
Trước khi vào năm học mới đơn vị cũng đã tuyên truyền cho phụ huynh về việc thay đổi SGK lớp 2. Do đã tìm hiểu từ trước nên các bậc phụ huynh đồng tình ủng hộ và đăng kí mua bộ SGK phù hợp cho năm học mới.
Cũng theo cô Huế, đối với những bộ SGK cũ, học sinh gửi lại cho trường, đơn vị trao tặng cho một số trường vùng ven. Bên cạnh đó, giữ lại một số bộ SGK để hỗ trợ cho những em khó khăn, mồ côi...
Nữ hiệu trưởng cho hay, do trường ở vùng thuận lợi nên cơ sở vật chất, đường truyền Internet thuận lợi. Chính vì vậy, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cán bộ, giáo viên chủ chốt tham gia tập huấn trực tuyến tại trường. Tuy nhiên vẫn đảm bảo đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn.
Để bắt nhịp với chương trình mới, nhà trường khuyến khích các cán bộ, giáo viên tự bồi dưỡng tại nhà. Những phần nào chưa rõ, giáo viên có thể trao đổi, hỗ trợ nhau.
Để đáp ứng chương trình mới, Trường Tiểu học Ngô Quyền cũng chủ động sửa chữa cơ sở vật chất cần thiết, mua sắm thêm thiết bị dạy học. Bên cạnh đó, vừa qua Sở GD&ĐT cũng phân bổ thêm thiết bị: tivi, đàn, tủ đựng sách, bộ đồ dùng...
Rút kinh nghiệm từ chương trình SGK lớp 1, cô Huế cho hay, năm học này đơn vị sẽ chủ động xây dựng chương trình ngay từ đầu năm. Bên cạnh đó, tiếp tục kế thừa, phát huy những thành tích đã đạt được trong năm học cũ. Ngoài ra, giáo viên chủ động chia sẻ kinh nghiệm, linh hoạt thay đổi phương pháo giảng dạy để phù hợp với các em học sinh.
"Cán bộ, giáo viên trong trường đã được tập huấn, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Chính vì vậy, nhà trường sẵn sàng bước vào năm học 2021-2022 với chương trình mới", cô Huế chia sẻ.
Ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ- CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
Bồi dưỡng 2 môn tích hợp mới, Bộ để các trường tự bơi, giáo viên bỏ tiền ra học? Hy vọng, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sớm có những chỉ đạo cụ thể sự việc này để đội ngũ nhà giáo dạy 2 môn tích hợp ở cấp Trung học cơ sở yên tâm công tác. Ngày 12/7/2021, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải bài viết "Trường sư phạm mở lớp chứng chỉ...