Vì sao người mua hàng online thích ‘tiền trao cháo múc’?
Việc thanh toán phi tiền mặt khi mua hàng trên sàn thương mại điện tử dường như vẫn chưa được người tiêu dùng quan tâm hoặc tin tưởng để lựa chọn
Trong 5 năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) tăng trưởng với tốc độ 25-30% mỗi năm với tổng giá trị giao dịch TMĐT năm 2018 đạt 8 tỷ USD. Tuy nhiên có đến 7,76/8 tỉ USD người tiêu dùng sủ dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt (COD). Theo đó việc thanh toán phi tiền mặt dường như vẫn chưa được người tiêu dùng quan tâm hoặc tin tưởng để lựa chọn.
Tiền trao cháo múc
Theo số liệu của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, hiện khoảng 90% người mua hàng qua mạng nhưng lại chọn thanh toán bằng tiền mặt. Chị Nguyễn Thy Hiền (quận Gò Vấp, TP.HCM) cho biết mua sắm online đem lại nhiều tiện lợi tuy nhiên chị vẫn giữ thói quen thanh toán khi nhận hàng bởi “tiền trao- cháo múc” vẫn an toàn hơn.
“Mặc dù có thể thanh toán bằng hình thức thẻ ATM nhưng tôi lo sợ việc họ lấy tiền của mình mà không giao hàng, hoặc giao sai mà không cho đổi. Tôi nghĩ có hàng trả tiền vẫn minh bạch và an toàn hơn” chị Hiền bày tỏ.
Đồng quan điểm với chị Hiền, anh Nguyễn Thành Công ngụ tại quận Bình Tân, TPHCM cho biết ngoài những chỗ tin tưởng, còn lại khi mua hàng trực tuyến anh sẽ lựa chọn phương thức COD.
Anh cho hay: “Tôi đã từng bị lừa khi mua hàng trên mạng xã hội, khi chuyển khoản rồi nhưng mãi người đó không giao hàng. Khi hỏi lại thì bảo hết hàng, hẹn tới hẹn lui và gần 1 năm rồi tôi không nhận được hàng”.
Người dùng vẫn thích “tiền trao cháo múc” khi mua hàng trực tuyến.
Tuy nhiên nếu người tiêu dùng nghĩ rằng việc thanh toán COD là bảo vệ chính mình thì những người kinh doanh bán hàng online trên mạng xã hội và tại 1 sàn TMĐT hơn 4 năm nay, chị Thanh Hằng (ngụ tại quận 12, TP.HCM) cho biết một trong những ác mộng mà giới bán hàng online đối mặt chính là việc khách sử dụng dịch vụ giao hàng thu tiền hộ.
Chị Hằng cho hay: “COD nhiều khi là nguyên nhân của rất nhiều lần khách bùng hàng hoặc nhận hàng chậm trễ. Đôi khi vì không liên hệ được cho khách nên hàng phải hồi lại shop. Rất vất vả cho người bán và người giao”.
Tâm lý người dùng quyết định phương thức thanh toán
Video đang HOT
Không chỉ người bán nhỏ lẻ, những sàn TMĐT lớn ở VN cũng đang đầu tư giải quyết bài toán nâng cao tỉ lệ thanh toán phi tiền mặt để giảm tỷ lệ bỏ hàng, tiết kiệm thời gian giao- nhận, minh bạch tài chính.
Sàn TMĐT Lazada cho hay tỉ lệ thanh toán theo phương thức COD đang chiếm tỉ trọng cao tại sàn, và đây cũng là vấn đề chung của toàn ngành TMĐT. Lý giải nguyên nhân, đại diện sàn cho biết trở ngại chính là sử dụng tiền mặt đã trở thành một thói quen.
Vị này lấy ví dụ tại siêu thị cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhiều người theo thói quen rút tiền từ máy ATM để thanh toán, trong khi máy thanh toán thẻ được đặt ngay trên quầy hàng siêu thị.
“Đối với TMĐT, người tiêu dùng lo lắng việc thanh toán thẻ phức tạp, khó theo dõi, không dễ dàng và trực quan như thanh toán tiền mặt. Thêm vào đó việc thanh toán phi tiền mặt như dùng thẻ hoặc ví điện tử gây tâm lý lo lắng về vấn đề bảo mật, sợ lộ số thẻ thì có thể bị mất tiền. Ngoài ra còn lý do người tiêu dùng chưa tin tưởng chất lượng hàng hóa, muốn thấy hàng mới trả tiền”, Lazada nhận định
Điều này được bà Vũ Thị Nhật Linh, Giám đốc Sàn Giao dịch Tiki đồng tình khi cho rằng lý do chính là sự tin tưởng. Theo bà một khi khách hàng đã tin tưởng thì họ sẽ lựa chọn phương thức thanh toán trước (thay vì COD) vì sự tiện lợi. Bà cũng cho hay hiện nay mức độ thanh toán phi tiền mặt tại Tiki rất khả quan, khi tỉ lệ này chiếm hơn 40%.
Song bà Nhật Linh cũng chỉ ra sự bất tiện khi thanh toán COD: “Hãy cứ tưởng tượng, khi nhận hàng mà không thanh toán trước thì chúng ta phải chuẩn bị sẵn tiền, với tiền nhỏ thì không sao nhưng số tiền lớn thì sẽ rất khác; rồi phải chờ đếm tiền, thối tiền… rất mất thời gian. Trong khi lợi thế của mua hàng trực tuyến là tiết kiệm thời gian”.
Ngoài lý do thói quen, lòng tin của người tiêu dùng, ông Trần Tuấn Anh- Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam còn nhận định do mức độ tiếp cận các phương thức thanh toán mới của người dùng còn nhiều hạn chế.
“Điều này đi cùng tâm lý người mua hàng lo lắng việc thu lại tiền khi muốn đổi, trả hoặc không nhận được hàng sau khi thanh toán trước đó sẽ mất quá nhiều thời gian, khiến thanh toán phi tiền mặt chưa phát triển”, ông Tuấn cho hay.
Trong khi đó, chia sẻ về rào cản của việc thanh toán phi tiền mặt phát triển chậm hơn so với sự tăng trưởng của TMĐT, đại diện Ngân hàng nhà nước Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán phát biểu tại Tại Phiên hiến kế về phát triển Kinh tế số (nằm trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2019- PV) cho rằng một vấn đề đang tồn tại trong TMĐT là lòng tin của khách hàng, dẫn đến việc họ ưa chuộng giao hàng COD.
“Những nền tảng thương mại điện tử bán hàng không đúng quảng cáo, không đúng mẫu mã yêu cầu khiến khách hàng không thực hiện thanh toán trước”, ông Dũng nói.
Thanh toán phi tiền mặt sẽ lên ngôi nếu…
Để giải quyết vấn đề này, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính- ngân hàng độc lập cho biết cần có sự thay đổi từ người tiêu dùng lẫn người cung cấp dịch vụ, mà ở đây không chỉ các sàn TMĐT mà còn là các điểm mua sắm offline.
“Thực tế đầu vào (các cơ sở chấp nhận thanh toán phi tiền mặt-PV) của thanh toán tiền mặt như thẻ ngân hàng, ví điện tử, mã QP Code ở nước ta còn khá hạn chế. Chưa kể việc thanh toán không dùng tiền mặt còn có sự phân hóa ở nông thôn và thành thị, phân hóa giữa độ tuổi, cũng như mức thu nhập. Nếu muốn thay đổi thói quen tiêu dùng, trước hết phải mở rộng sự tiếp cận”.
Thanh toán phi tiền mặt sẽ lên ngôi nếu hình thức này được phổ biến và có mặt rộng rãi trong các loại hình dịch vụ.
Đồng thời ông cũng cho rằng chính phủ cũng cần đưa ra các chính sách cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng thanh toán phi tiền mặt. Chẳng hạn như chính sách thuế cho doanh nghiệp hay quy định về mức tiền lớn phải dùng thanh toán trực tuyến…
TS Trí Hiếu lấy ví dụ tại các nước phát triển như Mỹ, tỉ lệ thanh toán tiền mặt khi mua sắm rất thấp, song chính phủ vẫn tổ chức các chương trình như “Money Smart” (Đồng tiền thông minh-PV) để tuyên truyền về việc vì sao nên thanh toán phi tiền mặt.
“Tôi nghĩ đây cũng là điều mà chúng ta nên học hỏi. Tất nhiên sớm muộn việc thay đổi thói quen thanh toán từ tiền mặt sang phi tiền mặt tại Việt Nam sẽ diễn ra. Để làm được điều phải làm sao để các kênh thanh toán không dùng tiền mặt thật thuận tiện, dễ sử dụng và trở thành thói quen khó bỏ của người dân”
Hiện tại bản thân các sàn TMĐT cũng có các chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán phi tiền mặt. Sàn TMĐT Shopee, Lazada cho biết họ đã và đang kết hợp với các ngân hàng và các tổ chức phát hành thẻ để thực hiện các chương trình khuyến mại kép hấp dẫn cho người tiêu dùng. Tức khuyến mại trên sàn và khuyến mại của ngân hàng khi thanh toán thẻ để thu hút việc thanh toán phi tiền mặt.
Bản thân các nhà đại bản lẻ trực tuyến này cũng tích cực truyền thông cho người tiêu dùng về các lợi ích của thanh toán thẻ như độ an toàn, chính xác và bảo mật cao, không mất phí rút tiền, tra soát dễ dàng. Hay đảm bảo chính sách đổi trả dễ dàng ngay cả khi thanh toán trực tuyến.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến ngày 31-12-2018, cả nước có 4,2 triệu ví tài khoản đã kết nối với tài khoản ngân hàng nhằm phục vụ cho việc thanh toán trực tuyến. Từ đó cho thấy xu hướng thanh toán trực tuyến sẽ trở nên phổ biến hơn trong thời gian tới tại Việt Nam.
Theo PLO
Khốc liệt thương mại điện tử: Mức lỗ của của Lazada, Shopee tăng phi mã lên 2.000 tỷ đồng/năm, tổng lỗ lũy kế gần chục nghìn tỷ
Mức lỗ 760 tỷ đồng năm 2018 của Tiki trở nên quá nhỏ bé khi mà cả Lazada và Shopee cùng đẩy mức lỗ lên "một tầm cao" mới.
Sau một thời gian đầu tư quyết liệt, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã dần định hình được một số tay chơi lớn như Adayroi, Lazada, Tiki, Shopee hay Sendo. Các doanh nghiệp này đều được chống lưng bởi những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh hoặc những tập đoàn thương mại điện tử nước ngoài.
Sức hấp dẫn của thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã được phân tích và mổ xẻ từ lâu nhưng đây là cuộc chơi cực kỳ khốc liệt. Ngành thương mại điện tử vẫn thường được ví von là "cuộc đua nướng tiền" của đại gia khi mà biên lợi nhuận vô cùng thấp trong khi các chi phí liên quan đến bán hàng, logistics, khuyến mãi thu hút người dùng... đều rất lớn và ngày càng lớn hơn.
Vấn đề mấu chốt của các trang thương mại điện tử còn trụ lại gần như chỉ xoay quanh vấn đề tiềm lực tài chính khi mà các doanh nghiệp này đều đang lỗ rất lớn và sẽ tiếp tục lỗ thêm rất nhiều nữa để duy trì vị trí của mình bằng không sẽ phải chấp nhận tay trắng rời cuộc chơi.
Với việc chịu lỗ trên mỗi đơn hàng thì hiện tại khi quy mô giao dịch càng tăng lên thì mức lỗ cùng ngày càng nhiều thêm. Nếu như năm 2015-2016, mức lỗ xấp xỉ 1.000 tỷ đồng/năm của Lazada đã gây kinh ngạc trong ngành thì giờ đây cả Lazada và đối thủ nặng ký nhất là Shopee đều đã đẩy mặt bằng lỗ lên đến hơn 2.000 tỷ đồng/năm.
Gia nhập thị trường thương mại điện tử Việt Nam chưa đầy 3 năm, Shopee đang chi rất mạnh để thu hẹp khoảng cách với Lazada. Chính thức ra mắt vào tháng 8/2016, Shopee lỗ 164 tỷ đồng ngay trong năm 2016. Sang năm 2017, Shopee lỗ hơn 600 tỷ đồng và đến năm 2018, mức lỗ tăng gấp 3 lên 1.900 tỷ đồng.
Dù lỗ lũy kế gần 2.700 tỷ đồng trong 3 năm qua nhưng điểm đáng chú ý là Shopee chưa hề phát sinh doanh thu. Đến tận đầu quý 2/2019, trang thương mại điện tử này mới bắt đầu tính đến việc thu phí của người bán hàng trên nền tảng của mình.
Trong khi doanh thu của Shopee bằng 0 - do không trực tiếp bán hàng - thì cả Lazada và Tiki (thông qua Tiki Trading) đều trực tiếp kinh doanh, qua đó cũng ghi nhận doanh thu đáng kể.
Năm tài chính kết thúc vào 31/3/2018, doanh thu của Lazada tăng vọt từ 1.100 tỷ lên 2.800 tỷ đồng. Tuy vậy, mức lỗ cũng tăng gần gấp đôi từ 1.200 tỷ lên 2.150 tỷ đồng, chủ yếu là do tăng chi phí tài chính cũng như chi phí bán hàng.
Với việc luôn chấp nhận mức lỗ vượt trội so với ngành, tính đến 31/3/2018, lỗ lũy kế của Lazada đã lên đến hơn 5.300 tỷ đồng. Giả sử vẫn duy trì mức lỗ khoảng 500 tỷ đồng/quý thì đến cuối năm 2018, tổng lỗ lũy kế của Lazada và Shopee đã lên đến gần 10.000 tỷ đồng!
Mặc dù lỗ rất lớn, nhưng vốn điều lệ của Lazada từ nhiều năm nay vẫn chỉ giữ nguyên ở mức 15 tỷ đồng. Toàn bộ nguồn vốn hoạt động đều được công ty mẹ - trước đây là Rocket Internet và hiện là Alibaba Group - hỗ trợ.
Với nguồn tài chính eo hẹp hơn so với 2 trang thương mại điện tử nước ngoài, mức lỗ của Tiki cũng "khiêm tốn" hơn rất nhiều với 760 tỷ đồng. Dù vậy, mức lỗ này cũng bằng 2,5 lần so với năm 2017.
Nếu như Lazada hay Shopee đều có công ty mẹ là các tập đoàn công nghệ có nguồn lực tài chính dồi dào luôn sẵn sàng bơm vốn thì Tiki lại đang có khá nhiều cổ đông trong và ngoài nước như VNG, JD.com, Sumitomo...
Với nguồn lực tài chính không dư giả, Tiki luôn phải thực hiện thêm các vòng gọi mới để bổ sung vốn. Năm 2018, Tiki huy động được thêm 920 tỷ đồng nhưng cũng tiêu gần hết do mức lỗ lớn trong năm. Để tiếp tục chạy đua trong năm 2019 thì việc công ty phải gọi thêm vốn là yêu cầu bắt buộc.
Trong số các cổ đông của Tiki thì cái tên đáng chú ý nhất hiện nay là JD.com - đối thủ chính của Alibaba tại thị trường Trung Quốc. Nhiều khả năng JD.com sẽ tiếp bơm thêm vốn vào Tiki để tăng tỷ lệ sở hữu so với mức 25% hiện tại.
Theo GenK
Thương mại điện tử khu vực nông thôn: Sân chơi tiềm năng còn bỏ ngỏ Thời gian qua, với sự phát triển nhanh, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành một công cụ kinh doanh hữu hiệu của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, một thực trạng cần phải nhìn nhận, đó chính là sự chênh lệch lớn về sự phát triển TMĐT giữa các tỉnh thành, giữa Hà Nội và...