Vì sao người hiện đại lại không khỏe mạnh tối ưu như xưa: 5 yếu tố khiến bệnh tật tràn lan
Theo các chuyên gia thì mặc dù đời sống được nâng cao nhưng sức khỏe con người lại không đạt được phong độ tối ưu nhất. Nhiều người trong tình trạng không thực sự khỏe mạnh.
Hiện nay, có một trạng thái sức khỏe mà theo Tiếng Anh – người ta gọi là Suboptimal health – hay tiếng Trung là Á kiện khang, hay sức khỏe dưới mức tối ưu. Đó là tình trạng sức khỏe luôn luôn ở dưới mức tối ưu, hay sức khỏe dưới mức bình thường hoặc sức khỏe kém.
Khái niệm này có thể được định nghĩa là một trạng thái đặc trưng bởi một số rối loạn trong hành vi tâm lý hoặc đặc điểm thể chất, hoặc trong một số chỉ số khám sức khỏe, không có đặc điểm bệnh lý điển hình. Chính xác là ở trình trạng chưa thấy có bệnh tật cụ thể nhưng lại không khỏe mạnh.
Giống như loại sức khỏe hạng 2, là trạng thái không có bệnh tật, nhưng bệnh nhân cảm thấy khó chịu về cả thể chất và tinh thần. Những người ở trạng thái sức khỏe hạng 2, nếu được hướng dẫn kịp thời, họ sẽ bước ra khỏi cái bóng đen của sức khỏe, còn nếu không biết cách can thiệp, cứ để tình trạng phát triển thì lâu dần sẽ tiến triển thành bệnh tật.
Trong số các nhóm nguy cơ cao về sức khỏe hạng hai, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và các bệnh liên quan đến khối u nằm trong nhóm nguy cơ cao. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những lý do giải thích tại sao sức khỏe của người hiện đại không thực sự khỏe, ngay kể cả so với chính cha mẹ mình?
Chúng ta hãy cùng các bác sĩ trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ) tìm hiểu về những nguyên nhân khiến bạn luôn rơi vào tình trạng không có bệnh nặng nhưng lại không khỏe mạnh thật sự.
1. Ăn quá nhiều, quá no
Con người luôn sợ cảm giác bị đói nếu như trong bữa ăn họ không cố ăn cho no. Nhưng ăn no quá mức sẽ khiến cho sức chịu đựng của cơ thể bị ảnh hưởng rất lớn.
Nhiều người ngay từ nhỏ đã có thói quen ham ăn và ăn rất nhiều, ngày này qua ngày khác, dinh dưỡng sẽ tích tụ lại quá nhiều trong cơ thể khiến cho bạn có thể bị thừa cân, béo phì.
Việc béo phì do ăn quá nhiều so với nhu cầu thực sự của cơ thể đã nảy sinh rất nhiều bệnh lý tiềm ẩn.
Thói quen ăn quá nhiều khi còn trẻ đã khiến ngày càng có nhiều người béo phì, dẫn đến sức khỏe kém.
Video đang HOT
2. Ăn uống không đúng giờ, không điều độ, không có nguyên tắc
Người hiện đại không mấy quan tâm đến bữa sáng, không ăn hoặc chỉ ăn vài miếng, ăn tạm bợ, ăn đồ ăn nhanh buổi trưa… và rất nhiều những thói quen ăn uống bất thường khác nên đã không thể duy trì khí và huyết của tỳ vị, dạ dày.
Khi thói quen ăn uống thất thường này kéo dài, tỳ vị hư yếu thì việc lưu thông khí và huyết trong cơ thể sẽ có vấn đề.
Vào ban đêm, mọi người luôn thích ăn quá nhiều, các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, và ham thích duy trì thói quen ăn đêm, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động ở hệ tuần hoàn tự nhiên của cơ thể.
3. Ăn nhiều thực phẩm chứa hormone hoặc thành phần hóa học, chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản…
Các loại cây trồng mà con người hiện đại ăn về cơ bản được trồng bằng nhiều hóa chất hay hormone thực vật như phân bón, thuốc trừ sâu, chất bảo quản, thuốc kích thích tăng trưởng, kích thích hormone động vật, và thậm chí cả thực phẩm biến đổi gen…
Những loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn và có vẻ ngoài tươi sáng có năng lượng dương thấp và độc tố năng lượng âm nhiều. Sử dụng thực phẩm dạng này trong lâu dài được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự thiếu hụt khí của con người.
4. Ảnh hưởng lớn từ nguồn chất độc từ môi trường sống
Ô nhiễm hóa chất đã trở thành vấn đề lớn ở khắp mọi nơi hiện nay. Ô nhiễm trong mọi vấn đề của cuộc sống, ô nhiễm công nghiệp, ô nhiễm nông nghiệp, ô nhiễm ô tô, khói bụi… đã làm cho toàn bộ môi trường sống bị suy thoái, không khí, nước uống và các sản phẩm tẩy rửa sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày đều chứa đầy chất độc hóa học.
Các chất hóa học là cần thiết để duy trì cuộc sống bình thường, nhưng nếu tiếp xúc lâu dài, hoặc bị lạm dụng, sử dụng quá nhiều, chúng sẽ tự nhiên thâm nhiễm vào cơ thể, thiếu cơ chế chuyển hóa và giải độc hiệu quả, có thể gây ra hậu quả cho sức khỏe.
Do đó, tiếp xúc càng nhiều với các chất hóa học, rất dễ bị tồn đọng trong cơ thể con người và gây hại cho sức khỏe con người.
5. Thức khuya thường xuyên
Đằng sau sự thịnh vượng của các ngành công nghiệp truyền hình, Internet và giải trí là nỗi ám ảnh về cuộc sống về đêm, ngày nay rất ít người đi ngủ từ 9 giờ đến 10 giờ tối và hầu hết mọi người chỉ ngủ sau 11 giờ hoặc thậm chí muộn hơn.
Thức khuya thực sự là thủ phạm gây tổn hại sức sống của mỗi người.
Ngủ là phương pháp quan trọng nhất để duy trì sự cân bằng cơ thể và bổ sung sinh lực, nếu chúng ta sử dụng cơ thể không đúng cách sẽ dẫn đến thiếu hụt sinh khí, suy giảm sinh lực hoặc khả năng trao đổi chất và đi vào trạng thái sức khỏe kém.
Ở góc độ giáo dục sức khỏe, sức khỏe dưới mức tối ưu là một kiểu để báo trước cho mọi người, vì nhiều người rõ ràng không thuộc loại khỏe mạnh, nhưng sau khi đến bệnh viện khám, không tìm ra bệnh.
Tuy nhiên, tác dụng cảnh báo của tình trạng sức khỏe dưới mức tối ưu này là để bạn biết được rằng mình đang không có bệnh nhưng cũng thuộc nhóm không khỏe mạnh.
Thực tế, các chuyên gia muốn nhấn mạnh rằng, bệnh tật chắc chắn không phải là chuyện từ trên trời rơi xuống đột ngột vào đêm qua, sau khi rơi vào người thì bệnh tật xuất hiện, bệnh tật là một quá trình tích tụ, cũng giống như quá trình năng lượng trong cơ thể từ dồi dào đến không đủ, trạng thái sức khỏe kém là lời nhắc nhở cho mọi người. Hãy thức tỉnh, nếu bạn bỏ qua, bệnh tật sẽ đến cửa nhà bạn.
Nhưng nếu bạn coi trọng sức khỏe trong tình trạng “không có bệnh nhưng không khỏe” và cố gắng bảo vệ cơ thể của mình, bệnh tật sẽ khó tấn công hoặc sẽ tự nhiên biến mất. Vì vậy, con người hiện đại càng phải quan tâm đến sức khỏe và sớm tránh xa những nguyên nhân gây tổn hại đến sức khỏe như đã nêu trên.
Người bệnh tiểu đường phải làm gì để kiểm soát bệnh, giảm béo và thoát những nguy cơ "chết người"?
Để phòng tránh biến chứng của bệnh tiểu đường, việc đầu tiên cần làm là cân đối nhu cầu năng lượng của cơ thể, nắm được mức năng lượng của các loại thức ăn cũng như vai trò của một số vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.
Nguy cơ chồng chất với người vừa béo phì, vừa tiểu đường
TS.BS Lê Thị Việt Hà, Trưởng khoa Bệnh lý Tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Béo phì là tình trạng tăng trọng lượng cơ thể mạn tính do tăng khối lượng mỡ quá mức và không bình thường, liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa. Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh về rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là các bệnh đái tháo đường (type 2), tăng huyết áp, bệnh tim mạch, sỏi mật, ung thư đường tiêu hóa... Ngoài ra, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân của các bệnh lý khác như: Đau lưng, viêm, thoái khớp, suy giảm khả năng tình dục, bệnh lý tâm thần...
Ngày nay, tình trạng béo phì tng lên với tốc độ báo động, không những ở các quốc gia phát triển mà còn ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Béo phì đang trở thành nỗi lo chung của nhiều người.
Theo đánh giá của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), doanh nhân là nhóm đối tượng có nguy cơ cao đối với một số bệnh tăng cân (béo phì), tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, tâm thần (thường gặp nhất là stress và mất ngủ) - rủi ro với những người này cao hơn hẳn do đặc thù nghề nghiệp như: Áp lực công việc, thức khuya, thường xuyên tiếp khách...
Cùng với doanh nhân, những người làm công việc văn phòng, ngồi một chỗ, ít vận động cũng là nhóm dễ tăng cân và có nguy cơ béo phì cao không kém. Chính điều này cũng khiến họ phải đối mặt với nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường và những biến chứng do bệnh này gây ra.
Các chuyên gia của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh đái tháo đường (type 2) đang có xu hướng trẻ hóa. Thậm chí, có trường hợp mới 22 tuổi đã phải nhập viện điều trị vì mắc đái tháo đường (type 2) trên nền thể trạng béo phì, chế độ ăn giàu glucid, chất béo, ít vận động. Người mắc bệnh một thời gian dài nhưng chỉ khi có những triệu chứng xuất hiện liên tục như khát nước, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều thì mới chịu đi khám và phát hiện ra bệnh.
TS.BS Lê Thị Việt Hà, Trưởng khoa Bệnh lý tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng cho rằng, tình trạng béo phì, kết hợp với một số yếu tố di truyền hoặc ngoại cảnh như stress, thức ăn có nhiều chất oxi hóa, chất bảo quản... sẽ dẫn tới đái tháo đường (type 2) với biểu hiện điển hình là tăng đường huyết, kèm theo nhiều biến chứng khác về tim mạch, gan và thận.
TS.BS. Lê Thị Việt Hà - Trưởng khoa Bệnh lý tuyến giáp, BV Nội tiết Trung ương.
Để điều tra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 liệu có bị ảnh hưởng bởi béo phì và lối sống không lành mạnh hay không, Trung tâm nghiên cứu chuyển hóa cơ bản Novo Nordisk, Hermina Jakupovic và Đại học Copenhagen ở Đan Mạch đã tiến hành khảo sát trên 9.556 đàn ông và phụ nữ (độ tuổi trung bình là 56). Những tình nguyện viên này cũng đồng thời tham gia vào nghiên cứu về chế độ ăn uống, ung thư và sức khỏe. Kết quả, gần một nửa (49,5%) người tham gia mắc bệnh tiểu đường (type 2) trong thời gian theo dõi trung bình là 14,7 năm.
Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy, ở những người béo phì, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường (type 2) tăng 5,8 lần so với những người có cân nặng ở mức bình thường.
Tuy những ảnh hưởng của yếu tố di truyền và lối sống không lành mạnh là không lớn nhưng nguy cơ này vẫn có khả năng làm tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Chính vì thế, theo bác sĩ Việt Hà, để phòng tránh béo phì và đái tháo đường, cũng như các biến chứng chết người do bệnh này gây ra, việc đầu tiên cần làm là cân đối nhu cầu năng lượng của cơ thể, nắm được mức năng lượng của các loại thức ăn cũng như vai trò của một số vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.
Bị béo phì và tiểu đường nên ăn uống thế nào để tránh những biến chứng "chết người"?
Khuyến cáo của ADA 2020 về chế độ ăn, tập luyện và việc thay đổi hành vi ở bệnh nhân Đái tháo đường (type 2) có chỉ số BMI 23 ( với người châu Á và Mỹ) như sau:
Chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và việc thay đổi hành vi cần được thiết kế để đạt được và duy trì việc giảm trên 5% cân nặng được khuyến cáo cho bệnh nhân đái tháo đường (type 2) người thừa cân hoặc béo phì. Những lợi ích với sức khỏe tim mạch và việc kiểm soát đường huyết sẽ vượt trội nếu bệnh nhân giảm được nhiều cân hơn.
Theo đó, người bị tiểu đường (type 2) và mắc bệnh béo phì cần tập trung vào thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và thay đổi hành vi để đạt được việc giảm 500-750 kcal/ngày . Mức tiêu thụ khuyến cáo chỉ khoảng 1200-1500kcal/ngày. Chế độ can thiệp dinh dưỡng này cần được thực hiện ở cường độ cao, đều đặn trong 6 tháng.
Theo một thử nghiệm của Look AHEAD, việc thay đổi chế độ ăn một phần kèm theo thay đổi lối sống như hoạt động thể chất trung bình 175 phút/tuần, kết hợp với cải thiện chất lượng bữa ăn cho hiệu quả duy trì việc giảm 5% cân nặng tốt hơn rất nhiều so với nhóm đối tượng có hoạt động thể chất nhưng không thay đổi chế độ ăn.
Chế độ ăn bạn nên áp dụng một ngày gồm 4 bữa là 2 bữa chính và 2 bữa phụ. Thực đơn của mỗi bữa ăn nên sử dụng thực đơn thay thế một phần vào 2/4 bữa ăn trong ngày. Thực đơn thay thế một phần là chế độ ăn được kiểm soát về mặt calo, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chất khoáng vitamin, chất béo và cholesterol được kiểm soát thích hợp.
Để giảm cân 5% cân nặng trong thời gian ngắn (3 tháng) nên sử dụng chế độ ăn kiêng rất ít calo chỉ khoảng 800 kcal / ngày. Việc thay thế bữa ăn nên được lựa chọn cẩn thận bởi các bác sĩ, đồng thời nên có thiết bị theo dõi chặt chẽ. Để duy trì việc giảm cân cũng như giữ vững cân nặng tiêu chuẩn, bệnh nhân cần được tư vấn dài hạn.
Đối với bệnh nhân đã đạt được mục tiêu giảm cân ngắn hạn (3-6 tháng) hay dài hạn (1 năm) thì một chế độ duy trì cân nặng hiện có cần được thực hiện khi sẵn sàng. Chế độ trên nên thực hiện tối thiểu hàng tháng cũng như khuyến khích theo dõi cân nặng cơ thể liên tục (hàng tuần hoặc thường xuyên hơn), từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống kèm theo hoạt động thể chất cường độ cao 200-300 phút/ 1 tuần .
Thịt cua ghẹ ngon, ít chất béo nhưng có 4 nhóm người nên tránh tuyệt đối Cua ghẹ tuy giàu đạm, ăn ngon miệng, lỡ miệng ăn hơi nhiều cũng không sợ béo nhưng không phải ai cũng ăn được cua. Cua ghẹ có giá trị dinh dưỡng cao, chỉ cần ăn một con nhỏ cũng có thể cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể con người. Cụ thể: 1. Thịt cua giàu protein nhưng lại ít chất...