Vì sao người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn mít?
Rất hiếm khi xảy ra tình trạng dị ứng sau khi ăn quả mít nhưng người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn.
Quả mít là trái cây phổ biến với người dân Việt Nam. Theo Cục An toàn thực phẩm (VFA), Bộ Y tế loại quả này có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ước tính trong 100 g múi mít có 27 g canxi; 38 mg phốt pho; 0,6 mg sắt; 2mg natri; 407 mg kali, cung cấp cho cơ thể 94 calo cùng các vitamin khác.
Theo quan điểm Đông y, quả mít có vị ngọt, mùi thơm, hơi chua, tác dụng kiện tỳ, ích khí, làm đẹp mặt mày, khỏi phiền khát. Người ta ăn quả mít chín để giải rượu. Ngoài quả mít, các bộ phận khác của cây mít như gỗ, nhựa, lá đều có tác dụng làm bài thuốc chữa bệnh.
Vì thế, VFA nhấn mạnh, rất hiếm khi xảy ra dị ứng khi ăn quả mít.
Rất hiếm khi xảy ra dị ứng sau khi ăn quả mít. ẢNH: HẠ QUYÊN
Video đang HOT
Dù vậy, Cục An toàn thực phẩm cho biết, sẽ có một số thể trạng sức khỏe được khuyến nghị là nên hạn chế ăn mít như người mắc bệnh đái tháo đường, người có cơ địa nóng trong và người bị dị ứng phấn hoa.
Cụ thể, với người mắc bệnh đái tháo đường, việc ăn mít có thể làm tăng lượng đường trong máu, do mít chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza. Đây cũng là lý do người bệnh đái tháo đường không nên ăn nhiều. Trong trường hợp muốn ăn, khi ăn quả mít cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu và điều chỉnh liều lượng thuốc trị bệnh nếu cần thiết.
Cùng với đó, vì mít chứa nhiều đường làm tăng chuyển hóa trong cơ thể, nên có thể gây ra tình trạng nóng trong, khó chịu. Với những người vốn có sẵn cơ địa nóng trong, ăn nhiều mít có thể gây mẩn ngứa, mụn nhọt.
Uống nhiều mật ong có tốt không?
Mật ong từ lâu đã được xem là một trong những thực phẩm tự nhiên quý giá, nổi bật với hương vị ngọt ngào và nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Từ việc cung cấp năng lượng nhanh chóng đến các công dụng chống viêm, kháng khuẩn, mật ong thường được sử dụng rộng rãi trong cả ẩm thực và y học. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: uống nhiều mật ong có thực sự tốt không?
Uống nhiều mật ong có tốt không?
Lợi ích của mật ong đối với sức khỏe
Mật ong chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, khoáng chất, và các hợp chất chống oxy hóa. Các lợi ích sức khỏe mà mật ong mang lại bao gồm:
Tăng cường hệ miễn dịch: Mật ong chứa các chất chống viêm và kháng khuẩn, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch.
Cung cấp năng lượng: Với hàm lượng đường tự nhiên cao, mật ong là nguồn cung cấp năng lượng nhanh chóng, lý tưởng cho những người cần hồi phục sau khi tập luyện.
Cải thiện tiêu hóa: Mật ong có thể giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Những rủi ro khi uống quá nhiều mật ong
Mặc dù mật ong có nhiều lợi ích, nhưng việc tiêu thụ quá mức có thể mang lại một số rủi ro cho sức khỏe:
Lượng đường cao: mật ong chứa đường tự nhiên như fructose và glucose. Nếu sử dụng quá nhiều, đặc biệt đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, có thể dẫn đến tăng đường huyết.
Tăng cân: mật ong có hàm lượng calo cao. Việc tiêu thụ quá mức mà không kiểm soát có thể dẫn đến tăng cân và các vấn đề liên quan đến béo phì.
Nguy cơ dị ứng: một số người có thể bị dị ứng với các thành phần trong mật ong, đặc biệt là phấn hoa. Triệu chứng có thể bao gồm phát ban, khó thở, hoặc thậm chí sốc phản vệ.
Liều lượng mật ong hợp lý
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng mật ong nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Đối với người trưởng thành, việc sử dụng khoảng 1-2 thìa cà phê mật ong mỗi ngày là hợp lý. Đây là lượng đủ để hưởng lợi từ các dưỡng chất mà không gây hại cho sức khỏe.
Những món ăn nhẹ thích hợp cho người bị bệnh tiểu đường Những món ăn nhẹ như cá ngừ đóng hộp, đậu rang, các loại hạt... có thời hạn sử dụng lâu dài rất thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường. Ăn vặt rất quan trọng đối với những người bị tiểu đường vì nó giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định giữa các bữa ăn, ngăn ngừa cả tình trạng...