Vì sao ngành “khát” nhân lực vẫn khó tuyển sinh?
Nhiều ngành nghề như y tế công cộng, dịch vụ xã hội, khoa học tự nhiên, thủy sản hay môi trường… rất “khát” nhân lực nhưng lại vô cùng khó tuyển sinh
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học ( Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thu Thủy cho biết xã hội đang rất cần nguồn nhân lực của các ngành nêu trên để phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên trên thực tế những ngành này lại khó tuyển sinh.
Thậm chí, theo ghi nhận trên thực tế, nhiều trường đã phải đóng cửa ngành đó do không có người học.
Nhiều ngành “khát” nhân lực nhưng lại rất khó tuyển sinh do không có nguồn tuyển – Ảnh: Tấn Thạnh
PGS-TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), thừa nhận các ngành toán, cơ, khoa học trái đất như địa chất, kỹ thuật địa chất, khí tượng, thủy văn, hải dương học tuyển sinh rất khó khăn.
“Những ngành này không phải không có cơ hội việc làm, hiện nay nhà nước rất cần những chuyên gia giỏi. Tuy nhiên sau khi ra trường, môi trường làm việc của những ngành này không được thuận lợi như những ngành khác, phần lớn việc làm ở cơ qua nhà nước, lương khởi điểm thấp so với những ngành nghề khác. Trong khi đó thống kê cho thấy những năm gần đây tỉ lệ làm việc trong các doanh nghiệp bên ngoài chiếm đa phần, chỉ trừ một số vẫn muốn theo hướng nghiên cứu “- TS Vũ Hoàng Linh cho hay.
Video đang HOT
Danh sách 5 nhóm ngành rất khát nhân lực theo thống kê của Bộ GD-ĐT
Theo Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, để khắc phục tình trạng này cần đổi mới và tích hợp chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng hơn. Tổ chức các hội thảo hướng nghiệp, kết nối nhà tuyển dụng, xây dựng các chương trình học bổng riêng.
“Trong những năm gần đây, trường đã mở thêm ngành đào tạo mới, mang tính liên ngành có sức hấp dẫn cao: Khoa học dữ liệu (toán tin), kỹ thuật điện tử và tin học (vật lý), Khoa học và công nghệ thực phẩm (hóa – sinh), quản lý đô thi và bất động sản (địa lý); công nghệ giám sát tài nguyên môi trường… Những ngành này đã tuyển sinh rất tốt vì đều mang tính ứng dụng, không phải là khoa học cơ bản thuần túy nữa…
Tại buổi chia sẻ trong khuôn khổ chương trình hội thảo giao lưu với phụ huynh Việt Nam về định hướng nghề nghiệp cho con ngay từ sớm mà trường phổ thông Mỹ trực tuyến Ivy Global School vừa tổ chức, ông Henry Mack – lãnh đạo cấp cao, quản lý bộ phận Hướng nghiệp, Kỹ thuật và giáo dục đào tạo – Sở Giáo dục bang Florida (Chancellor at the Florida Department of Education), Mỹ nhấn mạnh học sinh được học chương trình giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật từ sớm có tỷ lệ lựa chọn được công việc tốt cao hơn.
Theo ông Henry, tại Mỹ, chương trình giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật (Career and Technical Education – CTE, chương trình dạy các kỹ năng nghề nghiệp cụ thể cho học sinh ở các cơ sở giáo dục THCS, THPT và sau THCS) được đánh giá cao về tầm quan trọng. Thống kê cho thấy, những học sinh được học CTE từ sớm có tỷ lệ lựa chọn được công việc tốt cao hơn. Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội để các em hiểu rõ đam mê, sở thích nghề nghiệp trong tương lai của mình, có tư duy phản biện và mong muốn đóng góp cho xã hội.
Để các con có những lựa chọn chính xác theo sở thích, ông Henry nhấn mạnh, phụ huynh nên thử trải nghiệm các chương trình định hướng nghề nghiệp bài bản hoặc làm thực tập tại các công ty, tổ chức trong thời gian ngắn hạn để học hỏi kinh nghiệm. Việc này bắt đầu càng sớm càng tốt.
Trả lời câu hỏi làm sao có thể định hướng nghề nghiệp cho con trong khi đa số cha mẹ và con cái ít có thể chia sẻ cùng nhau, ông Henry cho hay các phụ huynh cần quan sát sở thích của các con, khuyến khích con tham gia hay khám phá những sở thích của mình. “Những trải nghiệm thực tế sẽ giúp ích cho các con lựa chọn được nghề phù hợp” – ông Henry nhấn mạnh.
Ông David Armstrong, Chủ tịch Ivy Global School, chia sẻ trong quá trình hơn 33 năm làm việc trong lĩnh vực giáo dục đại học, ông nhận thấy còn nhiều học sinh vẫn băn khoăn về định hướng tương lai ngay cả khi các em đã bước vào cổng trường đại học. Điều đó thực sự đáng tiếc và có thể lãng phí cả thời gian, tiền bạc cho các em và gia đình. “Bởi vậy, tôi mong muốn học sinh tại Việt Nam được tiếp cận càng sớm càng tốt những khái niệm về nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp” – ông David Armstrong nhấn mạnh.
PGS trẻ thành công nhờ tình yêu môn Hóa
Với tình yêu sâu sắc dành cho môn Hóa, thầy Phạm Chiến Thắng (33 tuổi, giảng viên khoa Hóa học, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) đã gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu.
Thầy Phạm Chiến Thắng là một trong bốn PGS trẻ nhất năm 2020 được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận. Thầy vốn là học sinh chuyên Hóa, trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp THPT, thầy theo học trường ĐH Khoa học Tự nhiên, khoa Hóa học, hệ Cử nhân tài năng.
Chia sẻ về cơ duyên đến với chuyên ngành Hóa học, thầy Thắng cho biết bản thân yêu thích môn Hóa từ năm lớp 8. Chứng kiến những phản ứng hóa học cho thấy sự biến đổi màu sắc, cậu học trò Thắng khi đó như bị "thôi miên" lúc nào không hay. Hơn nữa, ứng dụng của môn Hóa học giúp ích rất nhiều cho đời sống của con người.
Trong những năm học THPT, tình yêu với môn Hóa của thầy Thắng lớn dần thêm nhờ được sự cổ vũ và phong cách dạy ấn tượng của các thầy cô. Năm 2009, sau khi tốt nghiệp ĐH, thầy Thắng công tác tại khoa Hóa học, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, đồng thời theo học sau ĐH tại đây.
Thầy Phạm Chiến Thắng là một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2020
Hoàn thành bậc học thạc sĩ năm 2012, thầy Thắng tiếp tục làm nghiên cứu sinh tại CHLB Đức, bảo vệ luận án tiến sĩ thành công tại ĐH Freie và được ngôi trường này cấp bằng Tiến sĩ vào năm 2016.
Trở về nước, thầy Thắng tiếp tục công việc giảng dạy, nghiên cứu tại khoa Hóa học, trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Bên cạnh những giờ lên giảng đường truyền đạt kiến thức cho sinh viên, thầy tiếp tục cuộc hành trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Tính đến nay, thầy Thắng đã có 42 bài báo khoa học được công bố trong và ngoài nước. Trong năm học 2019 - 2020, thầy đã hướng dẫn 05 khóa luận tốt nghiệp và 02 luận văn Thạc sĩ.
Trong năm học 2019 - 2020, thầy Thắng chủ trì thành công 01 công trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp ĐHQG Hà Nội (tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc, tính chất hoá lý và khả năng trao đổi ion của phức hợp kim loại) với kết quả nghiệm thu xuất sắc, và hiện đang chủ trì 01 đề tài nghiên cứu cơ bản của Quỹ NAFOSTED - quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.
Năm 2020, thầy Thắng có 12 bài báo khoa học với 06 bài báo Quốc tế có uy tín thuộc hệ thống SCI và 06 bài báo trên tạp chí Khoa học chuyên ngành Quốc gia.
Danh hiệu PGS khi tuổi đời còn rất trẻ chính là sự ghi nhận cho những cố gắng không ngừng nghỉ của thầy Thắng. Thành công ngày hôm nay của thầy, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn là sự cổ vũ, hỗ trợ nhiệt tình từ các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và sinh viên của mình.
Từng là học trò được các thầy cô ân cần, dìu dắt nên thầy Thắng luôn muốn được cống hiến cho sự nghiệp "trồng người", vun đắp tài năng cho các thế hệ sau.
Với những thành tích xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu, thầy Thắng vinh dự trở thành 1 trong 10 tấm gương trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2020. Chia sẻ về bí quyết thành công, PGS.TS Phạm Chiến Thắng cho biết học gì, làm gì cũng phải có đam mê. Khi có đam mê, mọi thứ đều có thể. Đó cũng là điều thầy muốn nhắn nhủ đến những học trò của mình nói chung và thế hệ trẻ nói riêng.
Tuyển sinh đại học năm 2021: Nhiều lo lắng quanh việc thí sinh được thay đổi nguyện vọng 3 lần Kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021, mỗi thí sinh sẽ được thay đổi nguyện vọng xét tuyển trực tiếp tối đa là 3 lần. Quy định mới tạo điều kiện cho các thí sinh, tuy nhiên vẫn còn nhiều băn khoăn về phương thức mới này. Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021 sẽ có nhiều điểm mới. Ảnh...