Vì sao Nga tích cực tìm kiếm máy bay AirAsia QZ8501?
Nga là một trong những quốc gia tích cực nhất trong chiến dịch cứu hộ chuyến bay QZ8501 trong ngày gần đây, trái ngược hẳn thái độ “lạnh nhạt” trong vụ MH370.
Lực lượng thuộc quân đội Indonesia vạch kế hoạch cứu hộ máy bay AirAsia QZ8501 – Ảnh: Reuters
Trong nỗ lực quốc tế nhằm tìm kiếm và trục vớt máy bay AirAsia QZ8501 mất tích ngày 28.12.2014, phía Nga đã gửi một lực lượng hỗ trợ hùng hậu gồm 5.000 người, 20 máy bay, 60 tàu, 40 phương tiện cấp cứu và 95 thợ lặn, một động thái được Bloomberg đánh giá khá bất ngờ, trái ngược hẳn với thái độ lạnh nhạt của Moscow trong vụ MH370 hồi tháng 3.2014.
Gần đây nhất, Nga đã điều động 2 phi cơ và 22 thợ lặn chuyên nghiệp vào ngày 2.1 theo yêu cầu của chính phủ Indonesia, Bloomberg dẫn lời ông Eduard Chiziykov, người đứng đầu lực lượng cứu hộ của Nga ngày 6.1.
Trước đó, hôm 29.12, Moscow từng chủ động đề nghị trợ giúp Indonesia về vấn đề thiết bị và chuyên gia nhằm phục vụ chiến dịch tìm kiếm, cứu nạn cho chuyến bay QZ8501. Đáng chú ý trong số đó là chiếc tàu lặn điều khiển từ xa nặng khoảng 500 kg, có thể vận hành ở độ sâu 300 mét với hệ thống định vị siêu âm giúp xác định vị trí của hộp đen máy bay.
Đây được xem là động thái của Nga nhằm chứng tỏ sức mạnh quân sự với các nước thuộc khu vực Động Nam Á, trong hoàn cảnh cả Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc đều ra sức tăng cường ảnh hưởng của mình trong các vấn đề hàng hải thời gian gần đây, đặc biệt tại khu vực tranh chấp ở biển Đông, Bloomberg nhận định.
Video đang HOT
Lực lượng cứu hộ Nga tham gia chiến dịch tại Indonesia – Ảnh: AFP
Mặt khác, Nga tích cực tham gia chiến dịch tìm kiếm, cứu nạn lần này được cho nhằm “chuộc lỗi”, vì trước đó Moscow bị cáo buộc đã cung cấp tên lửa cho lực lượng bắn hạ máy bay MH17 tại Ukraine hồi tháng 7.2014 khiến 298 người, trong đó có 12 công dân Indonesia, thiệt mạng.
Phó giáo sư Malcolm Davis thuộc trường đại học Bond (Úc) đánh giá sự kiện MH17 đã gây ảnh hưởng lớn đến Nga, khiến Moscow đánh mất lòng tin từ nhiều quốc gia, đồng thời biến một số mối quan hệ từ đối tác chiến lược trở thành kẻ thù. Ông đồng thời nhận định Nga sẽ phải mất rất nhiều thời gian và nỗ lực để cứu vãn tình trạng hiện nay.
“Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ cho tới chừng nào những người bạn Indonesia cần”, Bloomberg dẫn phát biểu từ phó lãnh đạo lực lượng cứu hộ Nga, ông Alexander Shilin. Ngoài ra, ông này còn cho biết thêm, Nga từng trợ giúp Indonesia trong chiến dịch tái xây dựng tỉnh Aceh sau cơn sóng thần tháng 12.2004 và quá trình khắc phục cháy rừng trên đảo Sumatra hồi năm 2009.
“Đây là cơ hội tốt để Nga chứng tỏ sức mạnh quân sự. Mặt khác, Moscow có thể xây dựng mối quan hệ với Indonesia nhằm phục vụ các mục tiêu quân sự và chính trị”, Bloomberg trích lời ông Collin Coh thuộc Viện Nghiên cứu quốc phòng và Chiến lược Singapore.
Hôm 5.1, thủy phi cơ BE-200 của Nga đã tìm thấy 30 vật thể nổi trên mặt nước, được cho là từ chuyến bay QZ8501 mất tích, ông Chiziykov cho hay. Đến nay, ít nhất 39 thi thể nạn nhân chuyến bay QZ8501 đã được tìm thấy, dù thời tiết xấu đang gây nhiều ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm, theo Bloomberg.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết đã đề ra mục tiêu để ngân sách quốc phòng chiếm 1,5% GDP vào năm nay. Năm 2013, ngân sách chi cho quốc phòng của Indonesia là 6,8 tỉ USD, tức khoảng 0,9% GDP, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm.
Hữu Đạt
Theo Thanhnien
Vì sao Nhật Bản tích cực can dự vào tình hình Biển Đông?
Theo các nhà phân tích, sự can dự tích cực của Tokyo vào diễn biến tình hình Biển Đông xuất phát từ lo ngại về an ninh của tuyến đường hàng hải "có ý nghĩa sống còn" đối với nền kinh tế Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng Nhật Bản sẽ không bao giờ chấp nhận việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép
Hôm 27/5, không lâu sau khi có tin tàu đánh cá Việt Nam bị tàu đánh cá Trung Quốc đâm chìm gần giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, hai quan chức cấp cao của chính phủ Nhật Bản đã lên tiếng chỉ trích điều mà họ gọi là "hành động cực kỳ nguy hiểm" của Trung Quốc.
Theo VOA, Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo rằng "Đây là một hành động cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tới sinh mạng con người"." Ông nói thêm rằng các nước liên hệ cần phải tránh thực hiện những hành động đơn phương làm cho căng thẳng gia tăng, phải tuân thủ luật pháp quốc tế, và xử lý các vấn đề một cách bình tĩnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera nói với báo chí rằng "vụ việc nghiêm trọng" này làm cho mọi người cảm thấy bất an. Ông cũng yêu cầu cộng đồng quốc tế làm rõ những sự việc liên quan tới vụ tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 23/5 dành cho tờ Wall Street Journal, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã một lần nữa chỉ trích việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ông nói rằng "những hoạt động khoan dầu đơn phương"của Trung Quốc làm cho căng thẳng leo thang và Nhật Bản "sẽ không bao giờ chấp nhận việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép".
Ông Abe nói với tờ Wall Street Journal rằng ông đã gặp Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam một ngày trước đó và được thông báo là Việt Nam "muốn được cung cấp các tàu tuần duyên càng sớm càng tốt". Nhà lãnh đạo Nhật cho biết ông cũng muốn thúc đẩy nhanh tiến trình này.
Theo các nhà phân tích, sự can dự nhiều hơn của Nhật Bản vào tình hình Biển Đông phát xuất từ mối lo ngại đối với an ninh của tuyến đường hàng hải vô cùng quan trọng cho nền kinh tế Nhật, giữa lúc Trung Quốc không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự và thực hiện những hành động ngày càng hung hãn trong những vụ tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng ở Châu Á.
Nhật Bản phải dựa vào nhập khẩu để thỏa mãn 95% nhu cầu nhiên liệu trong nước và hầu hết số dầu nhập khẩu là được vận chuyển ngang qua Biển Đông. Ngoài ra, 99% hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu của Nhật cũng dựa vào đường biển, trong đó các loại hàng hóa bán sang các thị trường Châu Âu, Đông Nam Á... được vận chuyển qua Biển Đông. Theo ước tính của các chuyên gia, trong trường hợp phải đi đường vòng sang phía đông Philippines, giá thành của các sản phẩm chế tạo của Nhật Bản sẽ tăng 25%. Do đó, Nhật Bản xem Biển Đông là "tuyến đường huyết mạch" và tìm đủ mọi cách để bảo vệ.
Theo tường thuật của báo chí Nhật Bản và Trung Quốc, tại một cuộc hội thảo ở Tokyo hôm 22/ 5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng có thể xảy ra chiến tranh Trung-Nhật trong vòng 20 năm tới. Ông Lý Hiển Long nói thêm rằng trong trường hợp ban lãnh đạo ở Bắc Kinh không chịu hợp tác với Nhật Bản và các nước khác trong vùng, có thể xảy ra chiến tranh vì tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hay với các nước Châu Á khác vì tranh chấp Biển Đông, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Ông Lý Hiển Long cho rằng chính vì lý do đó mà Mỹ nên tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực.
Theo Đời sống pháp luật
Thời tiết xấu cản trở tìm kiếm thi thể hành khách QZ8501 Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ Indonesia hôm nay cho biết đã phát hiện thêm một thi thể nạn nhân và mảnh vỡ lớn thứ 5 từ phi cơ Airbus 320 của AirAsia, tuy nhiên tình hình thời tiết vẫn đang cản trở công việc của các nhóm thợ lặn. Lực lượng tìm kiếm của Indonesia cầu nguyện trước cuộc tìm kiếm...