Vì sao nam giới nên thường xuyên ăn chuối?
Chuối không chỉ là trái cây giàu dinh dưỡng, nhiều chất chống ôxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do mà còn đặc biệt tốt cho sức khỏe nam giới.
Chuối chứa nhiều vitamin tốt cho sức khoẻVì sao nam giới nên thường xuyên ăn chuối?
Chuối có hàm lượng vitamin rất cao, đặc biệt là provitamin A, beta caroten (ước khoảng 45mg/100gram trọng lượng khô), trong khi ở táo chỉ khoảng 15mg. Chuối còn chứa các vitamin nhóm B, cụ thể là thiamin, riboflavin, niacin và vitamin B6 (piridoxin).
Ảnh minh họa
Vitamin B6 có rất nhiều trong chuối cũng đóng một vai trò trong quá trình chuyển hóa năng lượng từ carbohydrate. Vitamin B6 hỗ trợ năng lượng sẵn có trong chuối cho não bộ để đáp ứng tốt các hoạt động hàng ngày. Hàm lượng vitamin B6 trong chuối khá cao ở liều 0,5mg/100gram. Ngoài chức năng như một coenzym cho một số phản ứng trong quá trình trao đổi chất, vitamin B6 còn đóng vai trò trong quá trình tổng hợp và chuyển hóa protein, đặc biệt là serotonin. Serotonin được cho là có vai trò như một chất dẫn truyền thần kinh trong hoạt động trơn tru của não bộ.
Chuối có nhiều chất khoáng như kali, magiê, phốt pho, canxi và sắt. Giá trị năng lượng của chuối khoảng 136 calo cho mỗi 100gram và hoàn toàn bắt nguồn từ carbohydrate. Chuối có giá trị năng lượng gấp hơn 2 lần so với táo. Ở cùng trọng lượng 100gram táo chỉ chứa 54 calo.
Chuối tốt cho sức khỏe sinh sản
Chuối cung cấp nhiều loại vitamin như A, B (B6-B12), D, E và các khoáng chất như magie, kali, sắt, photpho, iot, kẽm… Các khoáng chất như magie, kẽm, magie hỗ trợ cải thiện chất lượng tinh trùng. Do đó ăn chuối rất có lợi cho sức khỏe sinh lý của nam giới.
Thúc đẩy tâm trạng
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu, cùi chuối và vỏ chuối có chứa serotonin. Vì vậy, tiêu thụ chuối có thể giúp cải thiện mức serotonin trong não, từ đó có thể giúp cải thiện tâm trạng.
Tốt cho tim mạch
Nhiều nghiên cứu nói rằng bệnh tim mạch vành thường phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới, có thể nguyên nhân là do nam giới thường hút thuốc và uống nhiều rượu nhiều hơn.
Trong chuối có nhiều kali, đây là một chất dinh dưỡng tốt cho tim, chúng có thể giúp duy trì các chức năng tim ổn định, lưu lượng máu, sức mạnh cơ tim và các chức năng thần kinh, do đó có thể giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
Giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
Theo CDC, nam giới có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với phụ nữ, có thể do tích trữ nhiều chất béo hơn ở vùng dạ dày và thói quen sống của họ như hút thuốc.
Ảnh minh họa
Các nghiên cứu nói rằng tiêu thụ chuối có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, độ chín của chuối rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường nên tiêu thụ chuối chưa chín vì chúng có chỉ số đường huyết thấp đến trung bình so với chuối chín hoặc quá chín.
Ngăn ngừa các vấn đề về thận
Chuối là một nguồn giàu magiê, kali và vitamin B6, là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe tốt của thận. Tiêu thụ chuối có thể giúp duy trì các chức năng của thận và ngăn ngừa sự phát triển của sỏi thận.
Không hút thuốc, uống rượu vì sao vẫn mắc ung thư phổi?
Ung thư phổi là một trong những ung thư đứng hàng đầu và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư ở nam giới.
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20.000 trường hợp tử vong vì bệnh ung thư phổi, đây thực sự là con số đáng báo động.
Hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra ung thư phổi. Khoảng 90% bệnh nhân ung thư phổi nam giới là người hút thuốc. Những người hút thuốc thụ động trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn gấp đôi so với những người không hút thuốc lá.
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20.000 trường hợp tử vong vì bệnh ung thư phổi (Ảnh minh họa: Getty).
Tuy nhiên, có những người không thuốc lá, không rượu bia, thường xuyên tập thể dục nhưng vẫn mắc bệnh ung thư phổi.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về căn bệnh này:
Nguyên nhân của bệnh ung thư phổi là gì?
Ngoài việc hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc, hít phải một số khí phóng xạ, chất hóa học, tiếp xúc với bức xạ và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi, thói quen sinh hoạt kém, khả năng miễn dịch suy yếu và các lý do khác sẽ làm tăng khả năng phát triển ung thư phổi. Vì vậy, ngay cả những người không hút thuốc cũng nên chú ý đến môi trường sống và thói quen của mình.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi là gì?
Ho dai dẳng không hết là một trong các dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi. Hãy chú ý đến kiểu ho, nếu kiểu ho thay đổi, chẳng hạn từ ho khan sang ho ra chất nhầy hoặc máu, bạn nên đi khám bác sĩ. Một số dấu hiệu khác có thể kể đến như khó thở, đau ngực ngay cả khi bạn không tập luyện gắng sức.
Khi bệnh ở giai đoạn nặng, bệnh nhân thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sưng hạch bạch huyết ở cổ, sưng cổ, mặt và tay, chướng bụng, đau xương, nhức đầu...
Các giai đoạn của bệnh ung thư phổi
Có 4 giai đoạn của bệnh ung thư phổi, và các giai đoạn khác nhau có các triệu chứng khác nhau:
Giai đoạn một: Khối u trong phổi.
Giai đoạn 2: Khối u di căn đến hạch bạch huyết.
Giai đoạn thứ ba: khối u đã di căn đến bạch huyết trung thất, có thể chia thành 3A, 3B, 3C.
Giai đoạn 4: Khối u đã di căn đến các cơ quan khác của cơ thể.
Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao như thế nào?
Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 20 lần so với người không hút thuốc. 1/10 người hút thuốc bị ung thư phổi. Hút thuốc lá thụ động thường xuyên sẽ làm tăng rất nhiều khả năng mắc bệnh ung thư phổi, cao gấp 2 đến 3 lần so với người bình thường. Vì vậy, những người hút thuốc lá nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt.
Hôi miệng có thể cảnh báo ung thư phổi?
Ung thư phổi đôi khi có thể được đánh giá bằng cách phân tích mùi hơi thở. Bởi vì bệnh nhân ung thư phổi có các hóa chất bay hơi khác người khỏe mạnh khi họ hít thở, và những hóa chất này là nguồn gốc của hơi thở có mùi hôi, hiện nay tình trạng này có thể được phát hiện bằng công nghệ mũi điện tử.
Phòng ngừa ung thư phổi như thế nào?
Để phòng ung thư phổi hãy tránh xa thuốc lá, thực hiện khám sức khỏe định kỳ, khám tầm soát phát hiện sớm căn bệnh này. Ngoài ra việc giữ thói quen sinh hoạt khoa học, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp vận động, tập luyện thể thao đều đặn, cải thiện vệ sinh môi trường nhất là khu công nghiệp và tránh tiếp xúc với khói bụi cũng là biện pháp ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của ung thư Đau, giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, sốt không hạ, vết loét lâu lành... đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở cả nam giới và nữ giới. Bất kể tuổi tác hay sức khỏe của bạn, việc biết các dấu hiệu ung thư có thể xảy ra là điều cần thiết. Đó có thể là manh...