Vì sao Mỹ bất ngờ nới lỏng lệnh ‘cấm cửa’ Huawei?
Ngày 17/5, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố có thể thu nhỏ phạm vi hạn chế đối với các đối tác của Huawei nằm trong ‘danh sách đen’.
Ảnh minh họa: Reuters
Theo phát ngôn viên Bộ Thương mại Mỹ, cơ quan này đang cân nhắc cấp phép tạm thời cho các đối tác nằm trong chuỗi cung ứng của Huawei. Quyết định được đưa ra nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới hoạt động của các nhà mạng Mỹ. Được biết, giấy phép tạm thời sẽ có hiệu lực trong vòng 90 ngày.
Đối tượng cụ thể được sẽ được Bộ Thương mại Mỹ xem xét cấp phép tạm thời bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ mạng và dịch vụ viễn thông tại những khu vực đông dân cư ở bang Utah và miền đông Oregon đã mua thiết bị mạng Huawei trong vài năm gần đây.
Reuter cho biết Bộ Thương mại sẽ cho phép Huawei mua hàng hóa từ Mỹ để duy trì khả năng vận hành mạng và thiết bị mạng cho khách hàng Mỹ. Tuy nhiên, công ty Trung Quốc vẫn bị cấm giao dịch liên quan đến các bộ phận và linh kiện sản xuất các sản phẩm mới.
Theo Reuters, động thái bất ngờ của các nhà chức trách Mỹ cho thấy hậu quả tức thời và khôn lường đối với chuỗi cung ứng của Huawei trên toàn cầu.
Video đang HOT
Đầu tuần qua, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố một bản “danh sách đen” hạn chế xuất khẩu đối 68 chi nhánh của Huawei tại 26 quốc gia. Đây là một trong hai nỗ lực của chính quyền Trump nhằm ngăn chặn rủi ro an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, Tổng thống Donald Trump cũng ban hành mệnh lệnh hành pháp, cấm tất cả công ty Mỹ sử dụng thiết bị mạng của Huawei.
Chính quyền Trump tin rằng Bắc Kinh có thể sử dụng thiết bị mạng và smartphone của Huawei để do thám người dùng Mỹ.
Lệnh cấm của Mỹ được được ra trong bối cảnh Bắc Kinh đã có những hành động đáp trả quyết định nâng mức thuế với 200 tỷ hàng hóa từ Trung Quốc từ 10 lên 25%, đồng thời bổ sung rào cản thuế quan 25% với 300 tỷ hàng hóa còn lại của Trung Quốc.
Các nhà quan sát nhận định rằng cuộc đàm phán giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ trở nên vô nghĩa nếu Washington không thay đổi hướng đi.
Theo thống kê trong số 70 tỷ USD mà Huawei đã chi để nhập linh kiện trong năm 2018, khoảng 11 tỷ USD đã chuyển tới các công ty Mỹ bao gồm Qualcomm, Intel và Micron Technology. Trong trường hợp Bộ Thương mại nới lỏng lệnh cấm, các công ty nói trên sẽ vẫn phải xin phép trước khi tiến hành giao dịch mới với Huawei.
Hiện tại, Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc đang vướng vào vụ án hình sự đang chờ xử lý tại Brooklyn, New York. Các công tố viên đã tiết lộ cáo trạng vào tháng 1, cáo buộc Huawei phạm tội lừa đảo qua đường dây hữu tuyến và vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ với Iran.
Các nhà phân tích cho rằng quá trình dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu về Mỹ có thể kéo dài từ vài tháng tới vài năm.
Vụ án có liên quan tới Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu, con gái nhà sáng lập Nhậm Chính Phi, bị Canada bắt giữ vào tháng 12/2018. Hiện tại, bà Mạnh đang được tại ngoại tại nhà riêng ở Vancouver trong khi chờ thủ tục dẫn độ về Mỹ.
Tổng thống Mỹ, Donald Trump tuyên bố ông sẽ trực tiếp can thiệp vào vụ án của bà Mạnh Vãn Châu, nếu điều này giúp Mỹ đạt lợi thế trước Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại.
Theo viet times
Bộ Thương mại Mỹ bất ngờ tạm hoãn 'cấm cửa' Tập đoàn Huawei của Trung Quốc
Hôm 17/5, phát ngôn viên Bộ Thương mại Mỹ cho biết cơ quan này có thể ban hành quyết định tạm hoãn lệnh giới hạn hoạt động thương mại đối với Tập đoàn Công nghệ Huawei của Trung Quốc.
Hồi đầu tuần này, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh cấm sử dụng các thiết bị từ những công ty "gây nguy cơ không thể chấp nhận cho an ninh quốc gia Mỹ hay an ninh và an toàn của người Mỹ".
Bộ Thương mại Mỹ bất ngờ tạm hoãn "cấm cửa" Tập đoàn Huawei của Trung Quốc.
Sắc lệnh này không đề cập cụ thể tới tên của bất kỳ công ty hay quốc gia nào, nhưng truyền thông và giới chuyên gia đều cho rằng là nhằm vào Huawei. Bởi lâu nay, giới chức Mỹ coi Huawei là "mối đe dọa" và liên tục vận động các đồng minh không sử dụng thiết bị của tập đoàn này trong mạng lưới 5G.
Vài giờ sau khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh mới, Bộ Thương mại Mỹ thông báo đã đưa Huawei và 70 chi nhánh của tập đoàn này vào danh sách đen. Động thái này sẽ khiến Huawei gặp khó khăn hơn trong việc sử dụng những linh kiện và công nghệ quan trọng của Mỹ cho sản phẩm của tập đoàn.
Chia sẻ với Reuters, phát ngôn viên Bộ Thương mại Mỹ cho hay, Huawei sẽ nhận được một giấy phép hoạt động tạm thời có thời hạn 90 ngày để loại bỏ giao dịch khỏi "Danh sách Đối tượng" của Cục Công nghiệp và An ninh (BIS), vốn yêu cầu các công ty phải nhận được giấy phép trước khi bán sản phẩm cho những công ty nước ngoài nằm trong "Danh sách Đối tượng".
Cũng theo phát ngôn viên Bộ Thương mại Mỹ, giấy phép tạm thời cấp cho Huawei thực chất là có lợi cho các công ty của Mỹ chứ không phải Huawei để họ có thể "duy trì độ tin cậy của các mạng lưới và thiết bị truyền thông".
Huawei hiện là nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai trên thế giới và "tay chơi lớn" trên thị trường mạng 5G nhằm đưa internet tốc độ cao tới những khu vực xa xôi hẻo lánh và vùng nông thôn.
Theo infonet
Mỹ thúc đẩy cấm cửa Huawei và ZTE Mỹ đang đẩy mạnh kêu gọi các đồng minh châu Âu cùng 'cấm cửa' thiết bị mạng 5G được cung cấp bởi các tập đoàn Trung Quốc là Huawei và ZTE do lo ngại vấn đề bảo mật. AFP Ngày 9.4, Bloomberg dẫn lời ông Rob Strayer, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề an ninh mạng, cho rằng một...