Vì sao máy tính Apple có tên ‘Mac’
Dòng máy tính Apple Macintosh hay “Mac” ra mắt lần đầu năm 1984, nhưng sau gần 40 năm, không phải ai cũng biết nguồn gốc của cái tên này.
“Con trai của thủ lĩnh”
Mọi chuyện bắt đầu khi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ron Wayne thành lập Công ty máy tính Apple vào ngày 1.4.1976. Jobs là người quyết định đặt tên “Apple” sau chuyến thăm tới một nông trại táo vào giai đoạn theo chế độ ăn kiêng trái cây. Ông cũng muốn chữ “Apple” xuất hiện trước “Atari” trong bảng chữ cái ở danh bạ điện thoại.
Ít ai biết tên gọi máy tính của Apple thực sự gắn liền với táo.
Tới năm 1979, một nhân viên Apple có tên Jef Raskin bắt đầu triển khai dự án liên quan tới máy tính tại Apple. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2003, Raskin tiết lộ nguồn gốc cái tên ông chọn cho dự án này. “Tôi gọi chương trình là Macintosh bởi McIntosh là tên giống táo bản thân rất thích ăn. Và tôi nhận ra nếu mình có một trái táo, thì đó phải là loại ngon lành”, Jef nói.
McIntosh Đỏ, giống táo sở hữu vỏ màu kết hợp giữa đỏ và xanh lá cây là loại táo đặc thù của Canada, rất phổ biến tại New England. Giống táo này được đặt theo tên của John McIntosh – người nông dân Canada đã phát hiện ra loại táo tại trang trại của mình năm 1811. Trong tiếng Gaelic (ngôn ngữ phổ biến tại vùng Tây Scotland khoảng thế kỷ 5, 6), McInstosh có nghĩa “Con trai của thủ lĩnh”.
Sau khi chọn được cái tên phù hợp với sở thích, Jef quyết định thêm chữ “a” vào để tạo thành “Macintosh” nhằm tránh rủi ro bị kiện bản quyền với hãng âm thanh có tên McIntosh Laboratory tại New York (Mỹ), nơi anh lớn lên.
Steve Jobs tiếp quản dự án Macintosh vào tháng 1.1981. Không lâu sau đó, ông muốn đặt tên chiếc máy tính sắp ra đời là “Bicycle” ( xe đạp), liên quan tới một trong những câu nói yêu thích của mình: “A computer is a bicycle for the mind” (tạm dịch: “Máy tính là chiếc xe đạp cho tâm trí”).
Tuy nhiên, các lập trình viên của Macintosh vẫn muốn sử dụng tên mã này và chẳng ai thích cái tên “Bicycle”. Cuối cùng, Macintosh giành chiến thắng. Nhằm tránh các vấn đề kiện tụng, năm 1982 Steve Jobs đã viết một lá thư gửi công ty McIntosh Laboratory đề nghị được sử dụng tên “Macintosh”. Sau một vài cuộc thương thảo, Apple đã được phép sử dụng tên từ năm 1983, sau đó mua bản quyền vào năm 1986.
Video đang HOT
Từ “Macintosh” tới “Mac”
Kể từ khi bắt đầu thương hiệu Apple Macintosh năm 1984, các nhân viên Apple, giới truyền thông lẫn khách hàng đều thích gọi tắt thành “Mac” cho tiện. Từ này ngắn, dễ phát âm hơn và dần trở thành phần không thể thiếu. Các ứng dụng ra mắt sau đó cũng gắn với tiền tố Mac như MacPaint, MacWrite…
Về hệ điều hành, nền tảng được thiết kế chỉ dành riêng cho một loại máy tính là Macintosh nên ban đầu Apple gọi các phiên bản đầu tiên với tên chung chung như System 1, sau đó chuyển thành Macintosh System Software hay System Software. Năm 1997, công ty quyết định đổi tên hệ điều hành thành Mac OS với phiên bản đầu tiên là Mac OS 7.6.
Năm 1998, iMac ra đời, đánh dấu bước chuyển biến khi Apple quyết định đưa từ rút gọn “Mac” chính thức gắn với mọi máy tính do công ty sản xuất. Cái tên này được sử dụng trên nhiều sản phẩm khác được biết tới tận ngày nay như Power Mac G4, MacBook Pro.
Ngày nay, Apple chỉ đơn giản gọi hệ sinh thái máy tính của mình là Mac và ít ai còn thấy hãng nhắc tới từ Macintosh ở bất kỳ đâu khi làm marketing.
Kỷ niệm sinh nhật thứ 67 của Steve Jobs, kể chuyện thuở thiếu thời
Vào ngày 24/2 vừa qua, giới công nghệ lại có dịp tưởng nhớ ngày sinh của một huyền thoại - Steve Jobs.
Hoàn cảnh ra đời của Steve Jobs và những quyết định của ông về giáo dục đã góp phần hình thành nên cuộc đời ông - và sau đó là toàn bộ thế giới công nghệ thông qua việc tạo ra Apple và máy tính Macintosh.
Huyền thoại công nghệ Steve Jobs.
Người đồng sáng lập Apple, Steve Jobs sinh ngày 24/2/1955 và được nuôi dưỡng bởi cha mẹ nuôi, Paul và Clara Jobs. Tuy nhiên, ông luôn bác bỏ quan điểm cho rằng hoàn cảnh này gây ảnh hưởng tới tính cách của mình, đặc biệt là điểm mạnh và điểm yếu.
Trì hoãn việc nhận con nuôi
Mẹ ruột của Steve Jobs - Joanne Schieble ban đầu mong muốn con trai mình được nhận nuôi bởi một cặp vợ chồng có trình độ đại học, nhưng điều đó đã không xảy ra. Bà và cha ruột Jobs - Abdulfattah "John" Jandali đã rời nhà của họ ở Wisconsin để sinh Jobs tại San Francisco.
Trục trặc đã xảy ra khi Steve Jobs là một cậu bé. Trong khi đó, vị luật sư và vợ của anh ta - người được sắp xếp nhận nuôi lại muốn có một bé gái nên đã rút khỏi thỏa thuận. Vị bác sĩ tốt bụng đã tìm được một cặp vợ chồng khác nhận nuôi cậu bé Jobs. Sau khi sinh cả tuần trời, mẹ của Jobs vẫn từ chối ký vào các thủ tục giấy tờ cần thiết. Một phần vì Paul và Clara Jobs không được học đại học, nhưng có một lý do khác.
Trụ sở Apple Park.
Trên thực tế, Schieble và Jandali không thực sự muốn từ bỏ con trai của mình. Gia đình Wisconsin của Schieble đã phản đối việc kết hôn của đôi trẻ. Tuy nhiên, do cha bị ốm nặng nên bà Schieble đã cố gắng trì hoãn để sau khi ông mất, bà có thể kết hôn với Jandali.
Sau khi cha mất, quả thực bà đã kết hôn với Jandali nhưng lại là sau khi cô ký giấy gửi con nuôi. Schieble đưa ra điều kiện, yêu cầu Paul và Clara Jobs phải mở một quỹ đại học cho cậu bé.
Trong cuộc sống sau này, cả bạn bè và đồng nghiệp của Steve Jobs đều coi những hành vi khó tính của ông đều là do ông được nhận làm con nuôi, và điều này khiến ông cảm thấy bị bỏ rơi. Andy Hertzfeld, đồng phát triển của Mac là một trong những người cho rằng đôi khi Jobs còn tỏ ra rất tàn nhẫn. Theo ông, "điều đó xuất phát từ việc ông bị bỏ rơi từ khi mới sinh."
Bạn gái cũ Chrisann Brennan cũng đưa ra lý do tương tự cho việc Steve Jobs phủ nhận việc làm cha của cô con gái Lisa Brennan-Jobs: "Người bị bỏ rơi lại là người bỏ rơi người khác". Bản thân Jobs đã kịch liệt phủ nhận điều này trong suốt cuộc đời mình, ông gọi Paul và Clara Jobs là "bố mẹ tôi 1.000%".
Áp lực gia đình
Thực tế, Steve Jobs không hề gây áp lực cho cha mẹ nuôi của mình. Cha mẹ nuôi của ông vẫn tiết kiệm cho quỹ học đại học của ông và cũng chuyển nhà để đưa ông vào một trường học tốt hơn.
Do đó, Steve Jobs lớn lên trong một ngôi nhà trang trại một tầng ở 2066 Crist Drive ở Los Altos, California, gần trường học Cupertino. Và nơi này chỉ cách nơi ông tìm thấy Apple Park bốn dặm.
Steve Wozniak và Steve Jobs là 2 nhà đồng sáng lập Apple.
Tại trường trung học Homestead, Jobs đã gặp Steve Wozniak và bắt đầu kết nối nhiều hơn trong Thung lũng Silicon. Tuy nhiên, lựa chọn ông lại là một trường học đắt tiền - Đại học Reed ở Portland, Oregon, khiến gia đình phải chật vật để đóng học phí. Điều bất ngờ sau đó là ông lại nhất quyết bỏ học.
Sau này, ông chia sẻ, nguyên nhân của việc bỏ học một phần là do gia đình ông gặp phải căng thẳng về tài chính. Một nguyên nhân khác là ông không thích các lớp học tại đây.
Và khả năng khiến mọi người làm theo ý mình đã được bộc lộ khi Jobs đã thuyết phục trường Đại học Reed để ông tiếp tục việc học. Ông không có lớp học bắt buộc nào nhưng lại được phép tiếp tục sống trong khuôn viên trường, và được theo học bất kỳ lớp học nào.
Thiên nhiên và nuôi dưỡng
Chính vì có thể tham gia bất kỳ lớp học nào mình muốn nên Steve Jobs đã ngồi vào các lớp học về thư pháp và kiểu chữ. Và đến giai đoạn này, ông đã đắm mình trong cả máy tính và nghệ thuật tự do.
CEO Apple đương nhiệm - Tim Cook và Steve Jobs.
Hành trình về cuộc đời của huyền thoại công nghệ này đã được các tác giả nổi tiếng viết lên nhiều tựa sách. Chiếc máy tính cá nhân đầu tiên - Macintosh và toàn bộ Apple chính là thành quả của sự kết hợp giữa thiên nhiên và sự nuôi dưỡng mà Steve Jobs đã tiếp xúc trong những năm đầu đời.
Tấm séc có chữ ký của Steve Jobs và đồng sáng lập Apple được bán đấu giá với số tiền khổng lồ Với mức khởi điểm 25.000 USD, tấm séc có chữ ký của Steve Jobs và Steve Wozniak đang nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng. Tấm séc là một phần của bộ sưu tập "Cuộc cách mạng Steve Jobs", và mới đây RR Auction đã tuyên bố trong tuần này sẽ bán bớt nhiều đồ vật quý hiếm liên quan...