Vì sao lớp 1, lớp 2, bé học giỏi xuất sắc, lên lớp 3 kết quả học tập lại sụt giảm như vậy?
Thực ra đến lớp 3, khả năng học tập của trẻ mới được phân hoá rõ.
Sau khi con bắt đầu đi học, nhiều phụ huynh phàn nàn rằng hồi con học lớp 1, lớp 2, thành tích học tập của con luôn xuất sắc. Nhưng khi học lớp 3, thành tích học tập của con sụt giảm chóng mặt. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Có lẽ, nhiều phụ huynh đều biết rằng phần lớn kiến thức của lớp 1 và lớp 2 ở bậc tiểu học thường rất đơn giản. Giáo viên chủ yếu chỉ dạy trẻ biết đọc, viết, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Trẻ em không cần tư duy phức tạp và có thể nắm vững hầu hết kiến thức bằng cách học thuộc lòng, đặc biệt là một số trẻ đã tham gia lớp học thêm trước khi học tiểu học nên có thể đạt điểm cao dễ dàng.
Tuy nhiên, kiến thức sau lớp 3 đã là kiến thức nâng cao hơn rất nhiều. Dù là đọc, viết hay làm toán thì trẻ cần có tư duy học tập và phương pháp học nhất định. Những đứa trẻ học tập chỉ dựa vào phương pháp học thuộc lòng sẽ có kết quả học tập sa sút nghiêm trọng.
Bé học giỏi hay kém, liệu có triển vọng trong tương lai hay không, mẹ hãy nhìn kết quả học tập lớp 3 của bé để xác định. Dưới đây là 3 nguyên nhân cơ bản khiến kết quả học tập của trẻ giảm sút nhanh chóng đến vậy.
Điểm số môn toán học của trẻ thường giảm sút rõ ràng nhất khi bé lên lớp 3. Toán học sau lớp 3 là môn học hỗn hợp và trẻ em cần có tư duy logic và toán học vững vàng, có khả năng tìm ra các vấn đề trong toán học và kết hợp nhiều kiến thức để giải toán. Nếu trẻ chỉ ghi nhớ các công thức theo cách học vẹt, hoặc sử dụng các phương pháp máy móc thì không thể đạt điểm cao. Trẻ có tư duy toán học vững vàng có thể nhìn một vấn đề toán học từ nhiều khía cạnh, tích hợp kiến thức, giải quyết vấn đề dễ dàng hơn và học toán tương đối dễ dàng.
2. Thói quen học tập
Sau khi lớp 3, phương thức học tập của trẻ chuyển đổi từ “bố mẹ học hộ” sang tự học. Nếu không có sự giám sát, hướng dẫn của bố mẹ, trẻ sẽ bị choáng ngợp và gặp khó khăn trong khi làm các bài tập. Khi trẻ học lớp 1, lớp 2, các em cần rèn luyện thói quen suy nghĩ độc lập, nghiêm túc thì lên lớp 3, bé mới có thể đạt kết quả tốt.
Video đang HOT
Khả năng tập trung là điều kiện tiên quyết để giúp trẻ có thể học tập tốt. Nhiều em bé lên lớp 3 học tập sa sút nhanh chóng do hồi con học lớp 1, lớp 2 trẻ không tập trung nghe giảng và thường chủ quan, nghĩ rằng bài tập quá dễ. Việc mất tập trung trong giờ học khiến trẻ không bắt kịp với các bạn.
Khả năng tập trung của trẻ phát triển nhanh chóng từ độ tuổi 4, 5 cho đến lớp 1 và lớp 2 của trường tiểu học. Trẻ có thể tập trung hay không quyết định kết quả học tập của trẻ. Muốn con học tốt, mẹ cần hướng dẫn trẻ trau dồi khả năng tập trung.
Người khởi xướng ngôi trường truyền cảm hứng
Cách đây 11 năm, cô Lê Thị Bích Dung đã khởi xướng xây dựng trường Newton, một trong những ngôi trường hiện đại hàng đầu Thủ đô.
Thế giới có danh ngôn nổi tiếng: " Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất sắc biết minh họa. Và người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng".
Dạy học là một công việc mà hiệu quả của một tiết dạy, của một người thầy trực tiếp tạo ra hiệu quả của cả trăm ngàn, thậm chí hàng triệu... giờ học chất lượng của bao thế hệ học trò. Với định hướng và chương trình học:
"Mỗi học sinh là một nhà lãnh đạo tương lai"
Ngôi trường Phổ thông liên cấp Newton được thành lập từ niềm khát khao cháy bỏng về một thế hệ công dân toàn cầu với đầy đủ phẩm chất và kỹ năng sống và thành công trong thời đại mới.
Những người sáng lập đã hướng tới mục tiêu đào tạo: Mỗi học sinh là một nhà lãnh đạo tương lai. Thấm nhuần những nguyên lý giáo dục cốt tử, ấp ủ và không ngừng trăn trở về một môi trường giáo dục ưu việt nhất cho học trò, nhân đợt hội giảng chào mừng 20/11 năm nay, các thầy cô Trường Newton đăng ký tiết dạy Truyền cảm hứng.
Tất cả các thầy cô đều ở trong không khí của cả trường hướng tới xây dựng một Ngôi trường truyền cảm hứng ; để ở đó, mỗi giáo viên sẽ là những người thầy vĩ đại, dẫn dắt và trao truyền ngọn lửa đam mê cho các học trò.
Học trò sẽ được sống và học tập bằng tất cả những năng lượng tích cực được khai phóng bởi nguồn cảm hứng tuyệt vời lan tỏa bởi các thầy cô. Sự vĩ đại ấy có thể đến từ những điều vô cùng giản dị, thân thương.
Tôi muốn nói đến một tiết học đặc biệt - Tiết học Truyền cảm hứng của chính Nhà giáo Lê Thị Bích Dung, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị với các học sinh lớp 6G0.
Nhà giáo Lê Thị Bích Dung đang say sưa với tiết dạy học truyền cảm hứng.
Là một giảng viên đại học, chuyên ngành Toán học, là người sáng lập và trực tiếp điều hành Hệ thống Giáo dục Newton - Pascal suốt hơn 10 năm qua với biết bao thăng trầm, thử thách cùng biết bao thành tích đáng tự hào, không ai nghĩ rằng, cô Lê Thị Bích Dung trên bục giảng lại giản dị, gần gũi mà say sưa với khoa học, với trẻ thơ như thế.
Nhà giáo Lê Thị Bích Dung đang truyền lửa niềm đam mê, tìm tòi tư duy toán học.
Giờ học toán bắt đầu với một câu chuyện mà đứa trẻ nào cũng hào hứng, quan tâm; Người con được mười điểm tốt. Và mẹ cho lựa chọn 3 hình thức thưởng: 1. Mỗi điểm tốt 30K. 2. Điểm tốt đầu tiên đươc 20K, rồi tăng dần với các điểm sau đó: 25K, 30K, 35K,... 3. Điểm tốt đầu tiên đươc 1K, điểm tốt thứ 2 là 2K, các điểm tốt sau cứ tăng thưởng gấp đôi của thưởng điểm trước.
Chưa bao giờ, các tờ phiếu học tập lại ý nghĩa và quý giá như thế với các con. Chúng làm phiếu như thể ngay chiều nay về nhà là có thưởng vậy. Và một phần lý thuyết về các dãy số đặc biệt (cấp số cộng và cấp số nhân) - của chương trình toán lớp 11 được các học sinh lớp 6 khám phá, hình thành một cách chủ động, tự giác, tự nhiên, vui vẻ như vậy.
Sau khi giúp các con tự hình thành kiến thức lý thuyết, cô Lê Thị Bích Dung lại dẫn dắt những đôi mắt trong veo, những tâm hồn thơ ngây bước vào thế giới của những câu chuyện cổ mà thực chất là những bài toán cổ đầy thông thái và thú vị; câu chuyện thưởng thóc với bàn cờ vua...
Học sinh say sưa như tham gia một cuộc chơi mà càng chơi, càng hấp dẫn; hấp dẫn bởi phát hiện ra những kiến thức khoa học tuyệt vời, hấp dẫn bởi phát hiện ra bản thân mình thông minh đến thế!
Học sinh say sưa như tham gia tiết học truyền cảm hứng như một trò chơi.
Giờ học bất ngờ bước sang một trạng thái cảm xúc khác với video bom nguyên tử Mĩ ném xuống hai thành phố của Nhật Bản năm 1945.
Với cách đặt vấn đề rất thực tế: Vì sao 2 quả bom nguyên tử có kích thước như 2 quả bom thường nhưng sức công phá lại gấp hàng trăm nghìn lần?
Chỉ với hai trái bom nguyên tử đã làm nhà cửa, vật chất, tính mạng con người của 2 thành phố Hirosima và Nagasaki đã bị phá hủy một cách thảm khốc.
Và đặc tính tăng dần sức công phá theo cấp số nhân của phản ứng hạt nhân- một ứng dụng từ lý thuyết cấp số đặc biệt - cấp số nhân đã được học sinh nhận thức và hình dung không chỉ bằng trí tuệ mà còn với thật nhiều cảm xúc.
Và chắc chắn ở đây, học trò cũng sẽ có cho mình những lựa chọn thái độ sống, trách nhiệm trước khoa học chân chính và cuộc sống tươi đẹp.
45 phút của một tiết học trở nên ngắn ngủi đã trôi qua trong sự tiếc nuối của học trò và người dự, thời lượng kết thúc mà dư âm và cảm xúc còn ám ảnh và đọng mãi trong tâm hồn mỗi người.
Các con có một tiết học hay mà còn cho các con 45 phút sống thật sâu và vô cùng ý nghĩa.
Cô Lê Thị Bích Dung đã cùng học sinh đem kiến thức khoa học gắn vào thực tế cuộc sống. Cô đã đặt nhiệm vụ khám phá, phát hiện tri thức khoa học vào bàn tay và khối óc học trò. Cô đã truyền cảm hứng để khơi dậy những khả năng trí tuệ tuyệt vời nơi người học.
Cô đã đem đến cho các con những cảm xúc; lúc kìm nén, lúc trào dâng. Cô đã không chỉ cho các con một tiết học hay mà còn cho các con 45 phút học thật ngắn ngủi, thật tiếc, muốn cùng nhau học tập lâu hơn và thấy bài học vô cùng thiết thực, ý nghĩa.
Cách đây 11 năm, cô Lê Thị Bích Dung đã khởi xướng xây dựng ngôi trường Newton, một trong những ngôi trường hiện đại bậc nhất Thủ đô.
Và trong những ngày của tháng 11 vinh danh nghề dạy học này, chính cô lại giản dị bước lên bục giảng khởi xướng một điều vĩ đại: đem đến cho học trò những tiết học truyền cảm hứng, để xây dựng ngôi trường truyền cảm hứng Newton.
Ngôi trường hiện đại bậc nhất Thủ đô là niềm tự hào của nhiều thế hệ học sinh tài năng.
Ngôi trường truyền cảm hứng, khích lệ học sinh nỗ lực sáng tạo và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
Cơ sở vật chất hay những hoạt động giáo dục là những yếu tố có thể nhìn thấy để nhận diện chất lượng một môi trường giáo dục hiện đại.
Những cảm hứng sáng tạo vì học trò của tập thể giáo viên trường Newton được khơi nguồn từ người thuyền trưởng tài tâm Lê Thị Bích Dung thì chỉ có thể cảm nhận bằng những trái tim cùng nhịp đập thương yêu và khát khao tận hiến vì những thế hệ học trò để nhận diện một ngôi trường hạnh phúc.
4 ưu điểm ngành thiết kế sáng tạo tại BUV Chương trình học chuẩn Anh, cá nhân hóa, cơ sở vật chất tốt, nhiều cơ hội thực tập là ưu điểm của ngành Ứng dụng Sáng tạo Đương đại, BUV. Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) ra mắt ngành Ứng dụng Sáng tạo Đương đại (Contemporary Creative Practice - CCP) năm 2018, cấp bằng trực tiếp từ Đại học Staffordshire, Anh...