Vì sao kiếm tiền bằng game NFT lại phổ biến ở các nền kinh tế mới nổi?
Với sức hút khủng cùng cách tiếp cận nhanh chóng, linh hoạt, bất kì ai cũng có thể kiếm tiền từ thị trường này.
NFT trở thành cơn sốt trên toàn cầu từ tháng 3/2021, khi tấm ảnh ghép kỹ thuật số Everydays: The First 5000 Days của nghệ sĩ Beeple (Mỹ) được mua với mức giá kỷ lục 69 triệu USD. Theo dữ liệu từ Google Trends, số lượt tìm kiếm NFT thậm chí còn vượt qua các chủ đề hot như tiền ảo, metaverse. Cuối năm 2021, Từ điển Collins còn tuyên bố NFT là Từ của năm 2021, cho thấy sự bùng nổ của xu hướng này trong ngành tiền tệ, công nghệ và nghệ thuật.
Vậy NFT là gì mà có sức hút lớn đến thế? NFT ( Non Fungible Token) là một loại tài sản ảo không thể thay thế hay sao chép, thường được gắn với một tài sản thật. Thay vì mua một tác phẩm nghệ thuật ngoài đời, người dùng có thể sở hữu chúng trên Internet. Nhờ công nghệ blockchain, mỗi vật phẩm NFT được gán một mã xác thực duy nhất, không thể được sửa đổi và đảm bảo rằng chỉ có một chủ sở hữu tại một thời điểm.
Không giống như hệ thống tiền số, người dùng không thể đổi một NFT này lấy một NFT khác. Giá trị của NFT dựa vào sự hiếm có và độ độc đáo. Không chỉ hình ảnh, NFT còn có thể đại diện cho âm thanh, GIF hay video.
Về mặt công nghệ, việc tạo ra NFT khá đơn giản. Những người có kinh nghiệm chỉ mất vài phút để “đúc” vật phẩm NFT, tức là đưa vật phẩm này vào mạng lưới blockchain.
Cụ thể, ngoài các vật phẩm như đoạn âm thanh, phim hay ảnh, người tạo cũng cần chuẩn bị ví tiền số đi kèm một khoản phí nhỏ để đúc và chọn chuỗi khối để tạo token không thể thay thế. Trên một vài sàn giao dịch, các thao tác để tạo một token không thể thay thế chỉ tương tự như việc đăng tải hình ảnh, một đoạn phim hay tệp âm thanh lên mạng xã hội.
Ông Noah Davis, người đứng đầu bộ phận bán hàng kỹ thuật số tại Christies, lạc quan về tương lai của NFT, đặc biệt là với các nghệ sĩ, nhà sáng tạo trẻ đang bước vào không gian NFT. “Đây là một không gian thực sự coi trọng cộng đồng và bản sắc của nghệ sĩ đứng sau dự án, điều mà trước đây gần như không được quan tâm”, ông nói, “Tương lai là đây”.
Video đang HOT
Một tác phẩm NFT
Với sức hút khủng cùng cách tiếp cận linh hoạt, thị trường tiền số từng xuất hiện nhiều bộ sưu tập NFT trị giá hàng triệu USD. Bored Ape Yacht Club (BAYC) hiện là bộ sưu tập thu hút nhiều sự chú ý và đắt giá nhất hiện nay với bức ảnh rẻ nhất có giá 280.000 USD. Tổng vốn hóa thị trường của bộ sưu tập đạt hơn 2,8 tỷ USD.
Bất kỳ ai từ bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể kiếm tiền từ thị trường NFT. Trong số đó có ông Cam Rackam, một nghệ sĩ 42 tuổi đến từ California. Nếu 11.000 USD là số tiền lớn nhất mà ông kiếm được từ một tác phẩm truyền thống thì ở thị trường số, con số này là hơn 738.000 USD thu về từ 10.000 NFT bán hết chỉ trong 32 phút kể từ khi ra mắt.
Ông Rackham không phải cá nhân duy nhất thành công. Benyamin Ahmed, một cậu bé 12 tuổi, thậm chí còn chưa có tài khoản ngân hàng, đã bán bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật số có tên “Weird Whales” với giá gần 400.000 USD. Tính đến hết năm 2021, doanh số bán tài sản kỹ thuật số đã đạt 17,6 tỷ USD.
Ngoài việc tạo ra tác phẩm NFT, các nhà đầu tư còn kiếm tiền bằng cách mua bán NFT. Một báo cáo của Cointelegraph tiết lộ rằng, doanh số bán NFT trên Ethereum – blockchain hỗ trợ các hợp đồng thông minh – đã vượt qua 9 tỷ USD vào năm 2021, tăng 2.500% so với năm 2020.
Người chơi các tựa game NFT cũng có thể kiếm hàng triệu USD nhờ xây dựng nhân vật, công trình ảo hoặc giao dịch các vật phẩm có tính duy nhất. Bởi với sự xuất hiện của blockchain và GameFi, doanh thu của ngành game sẽ không còn chảy về tay của nhà sản xuất. Thay vào đó, người chơi có thể tự tạo thu nhập cho mình thông qua NFT.
Sau thành công từ các bộ sưu tập triệu USD, trào lưu NFT đã lan sang các quốc gia Đông Nam Á, dù thị trường này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo nhận định của Nikkei, dù bị nhiều đánh giá tiêu cực nhưng NFT cũng đang góp phần thay đổi cuộc sống của nhiều người dân Đông Nam Á. Nhiều người lao động cũng như các nghệ sĩ đã có thêm thu nhập nhờ loại tài sản mới này.
Cụ thể, theo ông Gabby Dizon, nhà sáng lập nhóm Yield Guild Games chuyên chơi game NFT kiếm tiền, có hơn 80% người chơi Axie Infinity đến từ các nền kinh tế mới nổi.
“Đó là những nơi có tỷ lệ lạm phát cao hoặc khó kiếm việc làm. Nhiều người chuyển sang chơi những game này như một cách để có thêm thu nhập hay thậm chí thay cho công việc chính”, ông Dizon nói.
Theo ông Nguyễn Thành Trung, nhà phát triển tựa game tỷ đô Axie Infinity, NFT còn có thể ứng dụng cho các nhân vật và tài sản trong game.
Dù nhiều người kiếm được tiền, giới chuyên gia vẫn cảnh báo người chơi cần thận trọng khi tham gia thị trường này.
“Tính thanh khoản của NFT là một rủi ro tiềm ẩn. Nếu mua với mục đích sưu tầm, bạn sẽ không gặp quá nhiều vấn đề. Tuy nhiên, nếu mua NFT với mục đích đầu tư, thanh khoản thị trường thấp sẽ khiến bạn không thể bán được chúng khi cần”, đại diện công ty Digital Entertainment Asset cho biết.
Ngay cả một nhà sáng lập dự án game NFT cũng bị lừa bởi cách thức vô cùng đơn giản, để mất số tài sản trị giá gần 1 triệu USD
Không chỉ những người mới tham gia vào thị trường, mà ngay cả một nhà sáng lập nhiều kiến thức và kinh nghiệm cũng có thể bị lừa một cách dễ dàng.
Stas Zlobinski, hay còn được gọi là Stazie, là nhà sáng lập kiêm CEO của dự án game NFT Hedgie, một tựa game play to earn mới nổi theo xu hướng gần đây. Như một cơn ác mộng, Stazie đã để cho những kẻ lừa đảo lấy đi số tài sản NFT trị giá gần 1 triệu USD, cùng với một lượng ETH, bởi một cách thức vô cùng đơn giản.
Stazie đã tweet trên trang cá nhân của mình vào ngày hôm qua: "Tôi đang nằm trên giường vào buổi tối hôm qua, và duyệt web. Toàn bộ sự việc xảy ra như một giấc mơ tồi tệ, gần như tôi cảm thấy như bị thôi miên".
Sự việc diễn ra khi có một kẻ lừa đảo lấy tên là "cryptopunksbot", một cái tên có thể gây nhầm lẫn với cơn sốt NFT CryptoPunk thời gian gần đây, khi mà mỗi một NFT này có thể được bán với giá hàng chục nghìn USD.
Cryptopunksbot đã đăng một bài viết trong Discord của CryptoPunk, hứa hẹn sẽ tặng cho các nhà đầu tư 10 NFT CryptoPunk rất có giá trị, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật 4 năm của dự án. Tất nhiên, dự án CryptoPunk không hề có chương trình tặng quà nào như vậy.
Nhưng Stazie bằng một cách nào đó đã tin rằng nó là thật và bấm vào đường link, dẫn đến trang web LarvaLabs.io, một trang web giả mạo LarvaLabs.com (dự án đằng sau CryptoPunk). Thậm chí trang web giả mạo này còn có cửa sổ pop-up trông giống như ví Metamask, một loại ví điện tử tích hợp vào trình duyệt được sử dụng rất rộng rãi.
Cửa sổ hiện lên thông báo rằng bảo mật của ví Metamask đang bị ai đó xâm phạm và yêu cầu cụm từ khóa để khôi phục. Và bất kỳ ai có được cụm từ khóa gồm 12 chữ cái này đều có thể rút tiền từ ví Metamask.
Không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà Stazie lại cung cấp cụm từ khóa của mình cho những kẻ lừa đảo một cách dễ dàng như vậy. Và bùm, 16 NFT CryptoPunk của ông đã biến mất, với giá trị khoảng gần 1 triệu USD.
Ví của kẻ lừa đảo trên LarvaLabs.com hiện vẫn đang giữ 10 NFT CryptoPunk, còn 5 NFT CryptoPunk đã được bán với giá 149 ETH (khoảng 385.000 USD), và 1 NFT CryptoPunk đang được chuyển đi.
Stazie đã tham gia vào thị trường tiền mã hóa từ năm 2017 và tự coi mình là người có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là ông biết rất nhiều cách thức lừa đảo trong thị trường này. Thế nhưng chỉ trong một phút bất cẩn, ngay cả một nhà sáng lập đầy kinh nghiệm cũng có thể mắc sai lầm.
Những tỷ phú NFT đầu tiên trên thế giới Cơn sốt NFT đã tạo ra những tỷ phú USD đầu tiên trên thế giới. Những người sáng lập công ty khởi nghiệp blockchain nổi tiếng OpenSea đã chính thức gia nhập câu lạc bộ những người sở hữu khối tài sản lên tới 9 chữ số, sau vòng gọi vốn mới hôm 4/1, giúp nâng mức định giá công ty từ con...