Vì sao hơn 3.400 sinh viên ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bị buộc thôi học?
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ra quyết định buộc thôi học hơn 3.400 sinh viên liên thông đại học hệ chính quy với lý do nợ môn, không đủ điều kiện học.
Theo đó, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ra 7 quyết định buộc thôi học 3.439 hệ liên thông từ trình độ cao đẳng và trung cấp lên đại học. Số sinh viên này thuộc các khoá 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15.
Riêng với khóa 9, con số bị buộc thôi học lên đến 1.776 sinh viên (trong đó trình độ cao đẳng lên đại học 1.086 sinh viên, trình độ trung cấp lên đại học 690 sinh viên). Hầu hết các sinh viên hệ liên thông này đều được đào tạo tại trường.
Đại diện Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, những sinh viên bị buộc thôi học vì nợ nhiều môn học. Dù nhà trường đã tổ chức cho các em thi lại nhiều lần nhưng đều không qua được môn hoặc một số trường hợp sinh viên nợ môn, không đến học sẽ buộc phải cho thôi học. “Không phải riêng năm nay mà những năm gần đây năm nào con số nhà trường cho thôi học vào khoảng trên dưới một ngàn sinh viên”.
Tuy nhiên, Đại học Kinh doanh và Công nghệ cũng sẽ có phương án linh động, tạo điều kiện cho học sinh được học tiếp nếu vẫn có nguyện vọng và cam kết trả nợ được các môn học trong thời gian nhất định.
Năm học 2019-2020, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh hệ liên thông đại học với 6 chuyên ngành tổng 510 chỉ tiêu gồm Kế toán (120 chỉ tiêu); Tài chính ngân hàng (60 chỉ tiêu); Quản trị kinh doanh (120 chỉ tiêu); Công nghệ thông tin (120 chỉ tiêu); Luật kinh tế (40 chỉ tiêu); Quản lý nhà nước (50 chỉ tiêu).
Video đang HOT
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Liên quan tới công tác tuyển sinh đầu vào, đầu tháng 7/2020, Thanh tra Bộ GD&ĐT kết luận nhiều sai phạm trong quá trình tuyển sinh, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ các năm 2017, 2018 và 2019 của trường này.
Trong công tác tuyển sinh trình độ thạc sĩ năm 2017, trường tuyển vượt chỉ tiêu được thông báo. Ở khối ngành III (Kinh doanh và quản lý, Pháp luật) vượt 79%; khối ngành V (Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông- Lâm và Thủy sản, Thú y) vượt 35%.
Năm 2018, trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh ở một số ngành/chuyên ngành, gồm: Tài chính – ngân hàng vượt 36%; ngành Quản lý kinh tế vượt 96,6%; ngành Quản lý công vượt 98%.
Năm 2019, trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ thạc sĩ 9/10 ngành/chuyên ngành vượt năng lực đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đặc biệt, ngành Quản lý công vượt 236%.
Trong thông báo tuyển sinh trình độ thạc sĩ năm 2018, 2019 chỉ tiêu tuyển vào cao hơn chỉ tiêu trường tự xác định. Đồng thời, trường thực hiện việc ra đề thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ chưa đúng quy định.
Với tuyển sinh trình độ đại học chính quy, năm 2018 trường vượt 30,7% và năm 2019 vượt 46,3% so với chỉ tiêu trường tự xác định.
Về tuyển sinh văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh, dù không có chỉ tiêu tuyển nhưng trường vẫn tuyển và đào tạo 342 sinh viên (năm 2018) và 138 sinh viên (năm 2017). Trường tuyển 10 ngành trình độ đại học, 3 ngành trình độ tiến sĩ không đảm bảo điều kiện duy trì ngành theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Từ các sai phạm trên, Bộ GD&ĐT yêu cầu Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chấn chỉnh lại việc đào tạo đúng theo quy định và xử lý nghiêm các trường hợp để xảy ra sai phạm.
ĐH Thương mại xét tuyển thí sinh đạt từ 18 điểm trở lên
Trường ĐH Thương mại vừa công bố đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2020, trong đó nêu rõ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn xét tuyển) ĐH hệ chính quy, áp dụng đối với tất cả các tổ hợp xét tuyển là 18 điểm.
Cụ thể, năm 2020, Trường ĐH Thương mại tuyển sinh phạm vi trong cả nước với 3 phương thức:
- Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT và quy định của trường.
- Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo từng tổ hợp bài thi/môn thi.
- Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế còn hiệu lực đến ngày 4/9/2020 hoặc giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ hoặc giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020, theo quy định của trường.
Chỉ tiêu đối với từng ngành/nhóm ngành theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo như sau:
Năm 2020, Trường ĐH Thương mại đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn xét tuyển) đại học hệ chính quy, áp dụng đối với tất cả các tổ hợp xét tuyển là 18 điểm (bao gồm tổng điểm 3 bài thi/môn thi theo từng tổ hợp xét tuyển và điểm ưu tiên đối tượng, khu vực).
Trong đó, điểm ưu tiên đối tượng, khu vực tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT. Cụ thể, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 điểm tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10, không nhân hệ số.
Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 bài thi/môn thi theo tổ hợp xét tuyển Điểm ưu tiên theo khu vực Điểm ưu tiên theo đối tượng.
Năm học 2020-2021, Trường ĐH Thương mại không tăng học phí so với học phí năm học 2019-2020 theo quy định về lộ trình tăng học phí của Chính phủ.
Cụ thể, học phí chương trình đại trà là 15,75 triệu đồng/năm; Chương trình chất lượng cao 30,45 triệu đồng/năm; Chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù 18,9 triệu đồng/năm.
Mức tăng học phí từng năm so với năm học trước liền kề theo quy định hiện hành của Chính phủ.
Từ học lực yếu, nam sinh trường Bách khoa tốt nghiệp loại giỏi Phùng Đức Minh từng nợ 4 môn học, điểm trung bình năm thứ nhất chỉ đạt 0.98. Cậu quyết tâm thay đổi, trở thành người tốt nghiệp loại giỏi của ĐH Bách khoa Hà Nội. Bảng điểm của Phùng Đức Minh được chia sẻ trên diễn đàn học đường nhận được quan tâm của nhiều người. Đức Minh (sinh năm 1997), học chuyên...