Vì sao học sinh “bí” giao tiếp tiếng Anh?
Vì sao sau học tiếng Anh ở phổ thông, nhiều học sinh vẫn không giao tiếp được bằng tiếng Anh? Thầy cô dạy tiếng Anh không tự tin giao tiếp tiếng Anh?
Từ năm học này, học sinh lớp Một bắt đầu học tiếng Anh như môn học bắt buộc trong chương trình mới. Tuy nhiên, ngay cả với những cuốn sách mới, cộng thêm tình hình dạy và thi không thay đổi, các nhà giáo dục lo ngại lứa học sinh này rồi sẽ đi vào vết xe đổ như các thế hệ trước là không giao tiếp được tiếng Anh.
Vì sao sau những năm tháng học tiếng Anh ở phổ thông, nhiều học sinh vẫn không giao tiếp được bằng tiếng Anh? Các thầy cô dạy tiếng Anh, ngoài những năm học tiếng Anh phổ thông cộng thêm bốn năm học tiếng Anh chuyên ngành, vẫn không tự tin giao tiếp tiếng Anh?
Học sinh cần môi trường giao tiếp tiếng Anh để thuần thục kỹ năng nghe – nói
Xin kể ba câu chuyện sau phần nào giải đáp các câu hỏi trên.
Chuyện thứ nhất: Trong thời gian làm chuyên viên tiếng Anh tiểu học của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, tôi được cấp trên yêu cầu đi dự giờ tiếng Anh lớp Sáu tại một trường trung học cơ sở của thành phố.
Lý do: cấp trên nhận được phàn nàn từ hiệu trưởng của ngôi trường ấy rằng “chẳng biết năm năm ở tiểu học dạy tiếng Anh kiểu gì, mà lên lớp Sáu, hỏi gì cũng không biết”.
Tôi đến dự cùng với chị S., chuyên viên tiếng Anh của phòng giáo dục và đào tạo quận nơi quản lý ngôi trường ấy. Sau buổi dự giờ, tôi báo cáo cấp trên, học sinh tiểu học từ lớp Năm lên lớp Sáu, được dạy tiếng Anh như thế thì hỏi gì không biết là chính xác. Thầy giáo đó đã dạy tiếng Anh theo hướng tiếp cận: đưa công thức, rồi ghép từ vào và dịch theo công thức. Trong khi đó, học sinh từ lớp Một đến lớp Năm học tiếng Anh tăng cường những năm ấy được dạy theo hướng tiếp cận ngữ cảnh, và từ đó rút ra cách sử dụng.
Chuyện thứ hai: Những năm tháng đầu tiên khi đến Mỹ học, tôi đã từng rơi vào tình cảnh: nói tiếng Anh nhưng tiếng Anh của tôi không tự nhiên. Các bạn Mỹ nói với tôi rằng: “Tôi hiểu bạn nói gì nhưng chúng tôi không nói như thế”.
Video đang HOT
Đó là lý do vừa rồi cộng đồng mạng cãi nhau về một câu chào hỏi: “Hello, I am Miss Hiền” trong sách Tiếng Anh 1 của tác giả Hoàng Văn Vân. Vì nếu có “Miss”, thì theo cách nói của người Mỹ, sau chữ “Miss” phải là một tên họ (last name).
Chuyện thứ ba: Quan sát các bạn nhỏ trong xóm học tiếng Anh, tôi thấy các bạn ấy học theo kiểu học thuộc lòng một bảng cửu chương. Ví dụ, các bạn ấy đọc ra rả: những từ tận cùng bằng “t” và “d” khi thêm “ed” sẽ đọc thành “it” (/id/).
Với những câu chuyện trên ta thấy: đặc trưng bộ môn tiếng Anh đã không được xem trọng. Đặc trưng của việc dạy và học môn tiếng Anh trong nhà trường, theo tôi, theo nghĩa hẹp là: hình thành khả năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh.
Thế thì tại sao ta lại dạy học sinh theo cách ta dạy hóa, dạy toán: học thuộc lòng công thức, tìm những dấu hiệu rồi ráp công thức, chia thì quá khứ, hiện tại hay tương lai… Và thế là học sinh học vẹt, làm bài tập ngữ pháp nhoay nhoáy, nhưng vẫn không thể hiểu được khi nào, ở đâu, với ai, ta cần chia thì gì… Mà cuộc sống thì muôn màu, không phải lúc nào có “yesterday” cũng chia ở thì quá khứ!
Đặc trưng của môn tiếng Anh là trang bị cho học sinh kỹ năng giao tiếp tiếng Anh với ai? Chắc chắn không phải với người Việt mà phải là bạn bè trên thế giới. Trang bị kỹ năng tiếng Anh để học sinh tiếp cận với kho tàng tri thức phong phú được lưu giữ bằng tiếng Anh… Thế nhưng, chúng ta lại chỉ cho phép học sinh Việt Nam được học sách tiếng Anh do người Việt biên soạn. Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù không thể tách rời. Học sinh cần học tiếng Anh theo cái cách người Anh nói, người Anh suy nghĩ.
Khi chúng ta học tiếng Anh theo sách người Việt biên soạn, chúng ta tước đi quyền được hiểu về văn hóa của một nước khác. Chúng ta tước đi quyền được khám phá, được học những cách nói mà chỉ có những ai sinh ra, lớn lên ở xứ sở ấy, uống nước của dòng sông ấy mới nói thế thôi. Cuối cùng, chúng ta tước đi quyền được sử dụng một thứ tiếng Anh hoàn hảo để giới thiệu về Việt Nam của học sinh chúng ta.
Bốn mẹo giao tiếp tiếng Anh như người bản ngữ
Đừng chỉ sử dụng từ 'good' hay 'not' mà hãy tìm kiếm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa để câu nói của bạn trở nên thú vị hơn.
1. Sử dụng từ đồng nghĩa
Bạn có một ngày làm việc tuyệt vời. Nếu ai đó hỏi cảm nhận, bạn sẽ nói gì? Câu trả lời có thể là "I feel good", "I feel great", "I am so happy", "I am fanstatic" (Tôi cảm thấy tốt/hạnh phúc/tuyệt vời). Tất cả đều đúng. Mỗi câu trả lời sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc có nghĩa tương tự trong tiếng Anh.
Học từ đồng nghĩa là cần thiết để phát triển từ vựng. Chúng cho phép bạn thể hiện bản thân theo cách đa dạng và thú vị hơn. Từ đồng nghĩa cũng giúp người nói tiếng Anh bản ngữ dễ hiểu vì họ thường sử dụng các từ tương tự thay thế cho nhau khi nói hoặc viết.
Chỉ cần lưu ý rằng có một số cặp từ mang nghĩa tương tự nhưng không phải lúc nào cũng có thể thay thế cho nhau. Ví dụ, từ đồng nghĩa với "commute" là "travel". Cả hai đều đúng trong bối cảnh đi làm vào buổi sáng. Bạn có thể nói "I commute to work by bus" hay "I travel to work by bus" đều được.
Tuy nhiên, sử dụng từ "commute" trong tình huống khác lại không đúng vì từ "commute" được sử dụng khi bạn đang đi làm. Sử dụng nó trong bất kỳ tình huống nào khác như "I commute to the beach for a holiday" là không chính xác.
Dù vậy, không cần quá lo lắng về điều này vì bạn có thể dễ dàng biến việc luyện tập từ đồng nghĩa trở thành một phần trong thói quen hàng ngày tại nhà. Chẳng hạn, bạn có thể dán một số giấy nhớ lên cửa sổ. Mỗi khi đi qua, hãy dừng lại và quan sát thời tiết, viết một từ mô tả vào giấy nhớ sao cho các từ mô tả thời tiết xấu và tốt ở hai tờ khác nhau.
Mỗi ngày, bạn lại viết thêm một từ đồng nghĩa mô tả thời tiết vào những tờ giấy đó. Khi đã có ngân hàng lớn từ đồng nghĩa về thời tiết, hãy chuyển sang một hoạt động với đồ vật và chủ đề khác xung quanh nhà.
Tuy nhiên, đừng cố gắng nhớ quá nhiều từ đồng nghĩa cùng một lúc mà chỉ dừng lại ở 1-2 từ để nhớ từng từ và hiểu rõ hơn về nghĩa của chúng.
Ảnh: Shutterstock.
2. Bỏ từ 'Not', tìm các từ trái nghĩa
Bạn có lạm dụng từ "not" để mô tả điều gì đó ngược lại không, ví dụ "not good" (không tốt), "not happy" (không vui)? Tại sao bạn không dùng từ "bad" (tồi tệ), "sad" (buồn bã) thay thế?
Từ trái nghĩa làm nổi bật những đặc điểm khác nhau của sự vật. Chúng so sánh các đối tượng, hành động và cảm giác, cho phép bạn mô tả chính xác hơn thay vì dựa vào từ "not" mọi lúc.
Một số cặp từ trái nghĩa phổ biến mà bạn có thể đã quen thuộc bao gồm: "happy - sad" (vui - buồn), "confident - nervous" ( tự tin - hồi hộp) hay "hot - cold" (nóng - lạnh), "light - dark" (sáng - tối).
Tuy nhiên, vẫn có nhóm từ trái nghĩa nhưng không rõ ràng, ví dụ từ "overwhelmed" (choáng ngợp). Bạn có thể sử dụng một số từ đối lập, chẳng hạn "calm" (bình tĩnh) nhưng không có từ nào có thể tạo nên một cặp từ trái nghĩa rõ ràng với "overwhelmed".
Vì vậy, điều quan trọng cần nhớ là các từ trái nghĩa đôi khi có thể mang tính chủ quan (dựa trên ý kiến cá nhân). Cũng như các từ đồng nghĩa, hãy luyện tập sử dụng từ trái nghĩa bất cứ khi nào có thể và đừng quá khắt khe với bản thân nếu gặp khó khăn trong thời gian đầu.
3. Sử dụng phép so sánh, ví von
Thỉnh thoảng bạn sẽ nghe thấy những câu như "She eats like a bird" (Cô ấy ăn như chim, mô tả cô ấy ăn không nhiều) hoặc "He snores like a chainsaw" (Anh ấy ngáy như cưa máy, tức ngáy to). Anh ấy thực sự không ngáy to như vậy. Chỉ là người nói đang sử dụng một cách nói ví von hoặc so sánh hai khái niệm bằng cách sử dụng "like" hay "as".
Thoải mái với những sự ví von sẽ ngay lập tức giúp bạn nói trôi chảy hơn. Chúng cho thấy bạn có sự hiểu biết nâng cao về các phép so sánh trong tiếng Anh cũng như từ vựng liên quan. Chúng đặc biệt hữu ích nếu bạn dự định học trong môi trường nói tiếng Anh vì các ví von như vậy được tìm thấy trong văn học Anh và thậm chí ở các văn bản phi hư cấu.
Có rất nhiều ví von được sử dụng phổ biến bởi người bản ngữ như "Light as a feather" (Nhẹ như lông, tức rất nhẹ), "Fits like a glove" (Vừa vặn như một chiếc găng tay, chỉ sự vừa vặn đến hoàn hảo), "Eats like a pig" (Ăn như một con lợn, tức ăn nhiều), "Hot as the sun" (Nóng như mặt trời, tức rất nóng), "Clear as crystal" (Rõ như pha lê, ý chỉ sự hiển nhiên, dễ hiểu).
4. Nhân hóa danh từ tiếng Anh
"That slice of cake is calling my name" (Miếng bánh đó đang gọi tên tôi). Miếng bánh không hề biết gọi nhưng người nói đã nhân hóa, biến miếng bánh có khả năng như con người. Cách nói này giúp tiếng Anh trở nên sống động hơn.
Nhân hóa nghĩa là miêu tả những danh từ không phải con người với những phẩm chất, hành động giống con người. Các cụm từ được nhân hóa có lẽ phổ biến hơn bạn nghĩ trong tiếng Anh bởi người bản ngữ sử dụng phép nhân hóa ở mọi nơi. Nhận biết các cụm từ được nhân cách hóa là cần thiết để loại bỏ thông tin sai lệch khi đọc, viết và trò chuyện bằng tiếng Anh.
Một số câu nói tiếng Anh phổ biến sử dụng nhân hóa như "The wind is howling" (Gió hú, chỉ gió thổi rất mạnh, gây ồn ào), "The plants are thirsty" (Cây bị khát, tức cây cần được tưới nước). Nhân hóa sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của mọi người.
Phương án điền vào "ô trống" giáo viên khi cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh "Trường mầm non có thể tìm giáo viên hợp đồng" là ý kiến của ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) về thắc mắc nếu các trường triển khai cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh thì lấy giáo viên ở đâu. Những ngày qua, dự thảo về việc cho trẻ mầm non từ 3...