Vì sao học qua trải nghiệm thu hút học sinh THPT FPT Cần Thơ
Học sinh THPT Cần Thơ cùng xem phim, hóa thân thành nhân vật, tổ chức sự kiện, trò chơi… để tiết học trở nên sinh động, gần gũi, thêm tiếng cười.
Đại diện THPT FPT Cần Thơ cho biết, nhà trường hiểu rằng để phát triển tư duy và định hướng phù hợp, giúp học sinh tiếp cận thực tế, tất cả giác quan của các em đều được trải nghiệm trọn vẹn.
Học thông qua trải nghiệm giúp học sinh tiếp thu kiến thức từ thực hành, hoạt động thực tế, vì thế lý thuyết hàn lâm trở nên gần gũi hơn. Lợi thế của cách học này là các em được khám phá, thử nghiệm, đưa ra phân tích và kết luận, từ đó ghi nhớ bài học cặn kẽ, chi tiết hơn.
Phương pháp này còn tạo cơ hội cho các em được rèn luyện và hình thành nhóm kỹ năng 4C của thế kỷ 21 như kỹ năng sáng tạo (creativity), tư duy phản biện (critical thinking), kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm (collaboration), kỹ năng giao tiếp (communication). Các em hào hứng hòa mình vào nhiều hoạt động thực tiễn, chủ động thay đổi nối kết với bạn bè. Đây cũng là cơ hội tương tác hai chiều giữa thầy và trò.
Dưới đây là một số hình thức học tập trải nghiệm được nhiều học sinh ở ngôi trường này yêu thích.
Hóa thân thành nhân vật: để việc học tập không còn một chiều thầy giảng, trò chép bài. Học sinh được trải nghiệm cách sống, ứng xử và câu chuyện xung quanh nhân vật với cái nhìn đa chiều. Ví dụ trong môn Ngữ văn, học sinh vừa kể chuyện, vừa đóng vai, có cơ hội thể hiện khả năng diễn xuất của bản thân, thể hiện khả năng phản biện các câu hỏi của nhóm khác và thầy cô. Cách học thực tế tạo cơ hội cho các em ghi nhớ lâu kiến thức.
Video đang HOT
Học tại rạp chiếu phim: Nhằm khéo léo giáo dục về giới tính, tình cảm gia đình…, giáo viên FPT Cần Thơ tạo cơ hội cho các em đến rạp chiếu phim vừa xem vừa học. Thông qua lời thoại dẫn dắt, bối cảnh, kịch bản… cộng hưởng thêm diễn xuất của diễn viên của bộ môn nghệ thuật thứ 7 giúp các em tiếp thu kiến thức sinh động, giải trí, giảm căng thẳng.
Câu lạc bộ: sân chơi này không chỉ giải trí mà còn mang đến cơ hội khám phá bản thân và rèn luyện kỹ năng mềm, cũng như góp phần định hướng tương lai sau này cho học sinh. Hoạt động câu lạc bộ tại FPT Cần Thơ diễn ra sôi nổi, trong đó, nổi bật với câu lạc bộ Event (sự kiện) – nơi các em được phụ trách tổ chức, sáng tạo kịch bản cho nhiều chương trình tại trường.
Hướng nghiệp: được nhà truờng quan tâm ngay thời điểm học sinh bước vào lớp 10. Thông qua trắc nghiệm tính cách MBTI, các em đầu cấp nhìn rõ hơn về điểm mạnh, yếu của bản thân. Lớp 11, tour tham quan thực tế được tổ chức theo nhiều ngành nghề học sinh mong muốn trải nghiệm thực tế. Học sinh có định hướng học ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn có thể tìm hiểu về môi trường này tại khách sạn 6 sao.
Nhóm ngành nghệ thuật, các bạn được tham quan trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ hay ngành Công nghệ Thông tin là cơ hội trải nghiệm trường Đại học FPT… Lớp 12, chương trình hướng nghiệp tạo cơ hội cho các em định hướng tương lai phù hợp với năng lực, sở thích, thế mạnh của bản thân.
Trò chơi: Các hoạt động team building, trò chơi trên lớp… khơi gợi hứng thú cho các bạn trẻ. Mỗi trò chơi, đều có thể lệ, mục đích hướng đến khác nhau. Ví dụ như team building, cá nhân kết hợp với tập thể tham gia các thử thách của ban tổ chức để thắt chặt tình đồng đội, trau dồi thêm khả năng giao tiếp và làm việc nhóm. Các trò chơi trên lớp không yêu cầu về thể lực nhưng mang tính giải trí cao.
Đại diện trường FPT Cần Thơ chia sẻ thêm, học tập thông qua trải nghiệm là xu hướng hiện nay, học sinh có thể tiếp cận kiến thức lý thuyết thông qua nhiều hình thức khác nhau, không còn khô khan hay hàn lâm. Học sinh học thêm kỹ năng mềm, bài học cá nhân và xây dựng tư duy tích cực.
Giáo dục STEM - Từ lớp học đến thực tiễn cuộc sống
Ngày 2-10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP Hồ Chí Minh phối hợp Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) tổ chức hội thảo "Giáo dục STEM - Từ lớp học đến thực tiễn cuộc sống".
Hơn 200 đại biểu là lãnh đạo các Phòng GD-ĐT các quận, huyện; lãnh đạo các trường tiên tiến hiện đại, chuẩn quốc gia, trường điểm thuộc bậc học THCS, THPT... đến dự.
Đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh và Công viên Phầm mềm Quang Trung ký thỏa thuận hợp tác.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, hiện nay, giáo dục theo phương pháp STEM đang ngày càng phổ biến và mang lại những hiệu quả tích cực. Mô hình "Giáo dục trải nghiệm sáng tạo STEM" bao gồm liên kết các khối kiến thức về các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, sản xuất, Toán học đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ.
Các hoạt động trải nghiệm STEM chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực công nghệ thông tin. Giáo dục STEM còn giúp các học sinh hình thành và phát triển bốn kỹ năng: tư duy phản biện, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp. Chính vì thế, việc triển khai phương pháp giáo dục STEM là hướng đi cần thiết và phù hợp.
Học sinh tham quan và trải nghiệm tại Trung tâm đào tạo STEAMZONE
Dịp này, QTSC và Sở GD-ĐT thành phố ký thỏa thuận hợp tác thúc đẩy các hoạt động trao đổi và đồng hành phát triển mô hình giáo dục STEM trên địa bàn thành phố. QTSC là nơi có nhiều sản phẩm công nghệ liên quan đến giáo dục và thông qua thỏa thuận lần này, QTSC hy vọng thúc đẩy các sản phẩm công nghệ của các doanh nghiệp vào các hoạt động giáo dục STEM, góp phần định hướng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng dạy học.
Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã đến tham quan Trung tâm đào tạo STEAMZone có quy mô lớn nhất tại TP Hồ Chí Minh. Trung tâm này cho chức năng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó áp dụng phương pháp giáo dục STEM vào trong trường học.
Cùng với đó, Trung tâm đào tạo STEAMZone cũng xây dựng thư viện bài học STEM. Mỗi giáo viên khi soạn bài giảng sẽ vào thư viện bài học STEM để xây dựng bài học, xây dựng hoạt động trải nghiệm phù hợp với từng môn học. Ngoài ra, thư viện bài học STEM còn hỗ trợ các giáo viên, học sinh làm các đề tài nghiên cứu khoa học tại các trường phổ thông.
Mang dự án giáo dục về quê hương Kiến tạo những chương trình ngoại khóa chất lượng mang tính giáo dục để làm mới tư duy cho thanh thiếu niên đã trở thành "kim chỉ nam" mà Trần Thu Thảo (năm thứ nhất, ĐH Fulbright Việt Nam) hướng đến khi cống hiến cho địa phương mình là TX. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Từ việc gieo hạt cho dự án "gõ...