Vì sao Hàn Quốc chọn thái độ trung lập ở Biển Đông?
Vì sao chính phủ Hàn Quốc chọn thái độ trung lập ở Biển Đông trước những thúc giục buộc Seoul phải có quan điểm rõ ràng đối với Bắc Kinh, trong khi các đồng minh khác đứng về phe Mỹ và chống lại các hành vi quyết đoán của Trung Quốc?
Tàu vận tải đổ bộ 996 của Trung Quốc bảo vệ công trình xây phi pháp ở Đá Xu Bi – Ảnh: Mai Thanh Hải
Cựu Thử trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, ông William Burns cho rằng quan điểm của chính phủ Hàn Quốc ở Biển Đông là khá rõ ràng và điều đó nằm trong thỏa thuận giữa Mỹ và Hàn Quốc, Yonhap cho hay ngày 27.6.
Ông Burns cho rằng Washington và Seoul cùng chia sẻ một tầm nhin được gọi là “rules of the road” hiểu là “qui tắc đi đường”, và chính tầm nhìn này đã định hướng cho Hàn Quốc lựa chọn cách ứng xử ở Biển Đông, hay nói cách khác là cách ứng xử với Trung Quốc.
Theo ông Burns, lọi ích của Hàn Quốc nằm ở việc làm sao cho tự do hàng hải và đi lại toàn cầu phải được bảo đảm và chắc chắn; và những gì có thể dự đoán được phải có lợi ích hơn hiện tại. “Tôi luôn nghĩ chính phủ Hàn Quốc khá rõ ràng về lợi ích khi có quan điểm này bất kể ở Biển Đông hay ở nơi đâu khác”, ông trả lời Yonhap trong một cuộc phỏng vấn tại Washington.
Video đang HOT
Mỹ luôn mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Washington lôi kéo thế giới vào cuộc và gây sức ép lên Bắc Kinh.
Hồi đầu tháng 6, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel thúc giục Hàn Quốc cần tỏ thái độ chống lại các hành vi hung hăng của Trung Quốc, vì theo ông Hàn Quốc là nước có mối liên hệ mật thiết và lớn lao trong trật tự thế giới mà nhờ đó Seoul phát triển mạnh như hiện nay.
“Lịch sử cho thấy nhiều ví dụ siêu cường đang lên bao giờ cũng va chạm với siêu cường hiện hữu”, ông Burns chia sẻ. Theo ông, đối đầu với Trung Quốc không phải là điều được sắp đặt trước, cũng không phải là mục tiêu và ý đồ của Mỹ nhằm kiềm chế Bắc Kinh hay tạo ra khoảng cách giữa Trung Quốc với đối tác hoặc đồng minh trong khu vực, kể cả Hàn Quốc.
Ông nhấn mạnh đến một &’Trung Quốc trỗi dậy’ có lợi cho không chỉ cho Trung Quốc mà cả Mỹ và Hàn Quốc.
Cựu quan chức ngoại giao Mỹ kêu gọi cải thiện quan hệ Nhật – Hàn đang bị vấn đề tranh chấp lãnh thổ và quá khứ kềm hãm. Dù vậy, theo ông 2 đồng minh của Mỹ này đang “hợp tác với nhau nhiều hơn bất đồng”. Ông cho rằng Mỹ luôn gắn kết Nhật, Hàn Quốc và cố gắng tạo cho cả hai có mối quan hệ mạnh mẽ nhất có thể.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Philippines tố Trung Quốc vẫn dồn dập xây dựng ở Biển Đông
Quan chức Philippines nói rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động xây đảo nhân tạo tại ít nhất hai bãi đá ở Biển Đông, mặc dù Bắc Kinh trước đó tuyên bố sẽ sớm kết thúc cải tạo.
Quan chức Philippines Eugenio Bito-onon. Ảnh: Interaksyon
"Hoạt động xây dựng đang diễn ra hết công suất, đồ sộ và đáng kinh ngạc",AP dẫn lời quan chức Philippines, Eugenio Bito-onon nói. Ông nhìn thấy nhiều tàu nạo vét và cần cẩu khổng lồ của Trung Quốc khi bay gần đá Subi ở quần đảo Trường Sa vào tuần trước.
Tại giữa đảo nhân tạo, dải đất được bồi đắp dài 3 km có hình dạng như một đường băng, ông nói. Bito-onon cho rằng phải vài tháng nữa Bắc Kinh mới hoàn thành xây dựng.
Bình luận của ông tương tự như phát hiện của quân đội Mỹ và các nhà phân tích quốc phòng độc lập. Hai quan chức quân sự cấp cao Philippines giấu tên cho biết, ngoài đá Subi, Bắc Kinh cũng tiếp tục xây dựng trên đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila hiện chưa đưa ra bình luận về việc này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 16/6 tuyên bố sẽ hoàn thành hoạt động cải tạo các bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam "trong vài ngày tới". Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng nói rằng sẽ chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tìm kiếm cứu nạn, bảo tồn môi trường và nghiên cứu khoa học tại những nơi này.
Khi được hỏi về thời gian hoàn thành xây đảo nhân tạo, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua trả lời mơ hồ rằng "phụ thuộc vào tiến độ thực địa".
Ảnh chụp đá Subi hôm 5/6. Ảnh: Sina
Phương Vũ
Theo VNE
Trung Quốc diệt san hô ở Biển Đông với tốc độ 'nhanh nhất lịch sử' Trung Quốc đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho một trong những hệ thống san hô quan trọng nhất ở Đông Nam Á, tiêu diệt san hô với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử nhân loại, Reuters dẫn nhận định của một chuyên gia tại đại học Miami (Mỹ). Các tàu nạo vét của Trung Quốc quanh Đá Vành Khăn thuộc quần...