Vì sao giá trung bình smartphone tăng lên bất chấp đại dịch Covid-19?
Một báo cáo mới từ Counterpoint Research cung cấp cái nhìn sâu sắc về giá bán trung bình (ASP) smartphone ở từng thị trường chính.
Các thị trường chính được đề cập ở đây gồm Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi, Châu Á – Thái Bình Dương và Trung Quốc. Theo báo cáo, ASP của mỗi thị trường đều tăng ở ngoại trừ Mỹ Latinh.
Mức tăng ASP cao nhất được ghi nhận ở Trung Quốc, nơi giá bán smartphone trung bình hiện là 310 USD. Trong khi đó, Bắc Mỹ chứng kiến giá bán bình quân tăng 7% so với cùng kỳ năm, ở mức 471 USD. Thị trường smartphone Bắc Mỹ có ASP cao nhất so với bất kỳ thị trường nào khác.
Video đang HOT
Việc tăng giá ASP này rất đáng chú ý trong bối cảnh doanh số smartphone toàn cầu đang giảm trên toàn thế giới do đại dịch Covid-19. Nguyên nhân của vấn đề bắt nguồn từ việc doanh số smartphone cao cấp vẫn bán rất chạy, chỉ giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, doanh số smartphone toàn cầu nói chung giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Smartphone cao cấp không giảm nhiều vì sự phụ thuộc vào giải trí, năng suất và giao tiếp tăng vọt trong thời gian giãn cách xã hội. iPhone vẫn có nhu cầu mạnh khi sự phụ thuộc vào smartphone tăng lên trong thời gian giãn cách xã hội.
Sự ra đời của smartphone 5G cũng được cho là giúp phục hồi phân khúc cao cấp. Trong quý 2, 10% doanh số smartphone toàn cầu là thiết bị được trang bị kết nối 5G, đóng góp 20% tổng doanh thu. 72% doanh số smartphone tại Trung Quốc chiếm 72% tổng doanh thu trong quý nhờ sự thúc đẩy lớn từ Huawei. Trong khi các quốc gia khác đang chịu tác động từ Covid-19, Trung Quốc đã phục hồi dẫn đến thị trường đóng góp 34% doanh thu smartphone toàn cầu trong quý, cao nhất so với bất kỳ quý nào kể từ năm 2016.
Apple chiếm phần lớn doanh số bán smartphone trong quý 2 với 34% doanh thu. Trong khi đó, Huawei đứng thứ hai với 20% doanh thu và Samsung đứng ngay sau với 17% doanh thu trong cùng quý. Vivo và OPPO lần lượt chiếm 7% và 6% doanh thu.
Đây là lần đầu tiên Huawei (bao gồm cả Honor) vượt qua Samsung cả về doanh số và doanh thu. Điều này bất chấp những tác động nghiêm trọng mà lệnh cấm của Mỹ đã gây ra đối với công ty tại các thị trường bên ngoài Trung Quốc.
iPhone SE là smartphone bán chạy nhất quý 2 tại sân nhà của Samsung
Thị phần của Apple ở Hàn Quốc đang là 19%, tăng lên 1% so với quý 1 năm 2020. Trong khi đó, LG tiếp tục giữ vị trí thứ 3 khi chiếm giữ 13% thị phần.
iPhone SE màu đen
iPhone SE được ra mắt vào tháng 4 và Apple hiy vọng nó sẽ thu hút được lượng người dùng có túi tiền vừa phải. Chiến lược của CEO Tim Cook dường như đã hiệu quả khi thiết bị này có doanh số tốt ở hầu hết thị trường.
Theo PhoneArena, báo cáo Patently Apple của Counterpoint Research chỉ ra rằng phiên bản iPhone SE 2020 là sản phẩm phổ biến nhất tại Hàn Quốc trong quý 2 năm nay.
Dẫu vậy, Samsung vẫn tiếp tục thống trị thị trường sân nhà với 67% thị phần, tăng 3% so với quý 1. Lợi thế của Samsung dường như đến từ dòng sản phẩm Galaxy S20, cho thấy flagship của hãng vẫn "thể hiện" tốt hơn ở Hàn Quốc so với phần còn lại của thế giới.
Năm trong số mười smartphone bán chạy nhất ở xứ sở kim chi là các mẫu Galaxy A, gợi ý rằng nhu cầu sử dụng smartphone giá phải chăng đã tăng lên vì dịch Covid-19. Theo ước tính, những điện thoại có giá dưới 400 USD chiếm đến 45% tổng số thiết bị được bán ra, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019.
Nhìn chung, doanh số smartphone tại Hàn Quốc đã tăng hơn quý đầu 9%, nhưng giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Quý II/2020: Cứ 3 smartphone bán ra tại Trung Quốc lại có 1 chiếc điện thoại 5G Và Huawei chiếm đến 60% thị phần thị trường smartphone 5G của nước này. Doanh số smartphone tại Trung Quốc trong Quý II/2020 đã giảm 17% so với cùng kỳ năm trước - theo một thống kê từ Counterpoint. Tuy nhiên, nếu so với quý trước, thì doanh số lại tăng 9%, cho thấy những dấu hiệu hồi phục sau đợt bùng phát...