Vì sao gấu trúc chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc?
Chắc hẳn ai trong chúng ta đã từng một lần được nghe tới cái tên gấu trúc. Một loài động vật đáng yêu được coi như ‘ quốc bảo’ của Trung Quốc.
Trong quá khứ, gấu trúc từng có mặt trên khắp châu Á và châu Âu.
Những chiếc răng gấu bí ẩn ở Bulgaria
Gấu trúc hay còn gọi là gấu trúc khổng lồ (tên gọi khác là Ailuropoda melanoleuca, nghĩa: “con vật chân mèo màu đen pha trắng”) là một loài gấu có nguồn gốc ở Trung Quốc. Nó dễ dàng được nhận ra bởi các mảnh màu đen, lớn xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi nó. Tuy thuộc về bộ Carnivora (bộ Ăn Thịt), nhưng chế độ ăn của gấu trúc gồm hơn 99% là tre, trúc.
Tuy thuộc bộ ăn thịt nhưng chế độ ăn của gấu trúc gồm hơn 99% là tre, trúc. (Ảnh: NatGeo)
Ở thời cổ đại, gấu trúc được coi là một loài thú hiếm và kỳ lạ, chúng được mệnh danh là “quái thú”. Chúng được mô tả trong các truyền thuyết dân gian là loại quái thú chuyên ăn sắt, báo và bọ cạp. Trong cuốn “Lịch sử của Tư Mã Thiên: Năm hoàng đế Ban Ji” từng ghi lại rằng gấu trúc được sử dụng để chiến đấu. Điều này đã cho thấy gấu trúc không phải là một loài vật hiền lành, dễ thương, yếu ớt như vẻ ngoài của chúng.
Gấu trúc thường được tìm thấy ở những dãy núi thuộc Tứ Xuyên và Thiểm Tây, Trung Quốc. Mặc dù, gấu trúc được coi là loài đặc hữu của Trung Quốc, nhưng ít ai biết rằng, trước đây, những con gấu trúc từng lang thang khắp châu Á và thậm chí là cả châu Âu. Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng về những loài gấu trúc có họ hàng với gấu trúc khổng lồ Trung Quốc ở Hungary, Tây Ban Nha và Bulgaria.
Những chiếc răng hóa thạch được tìm thấy ở Bulgaria. (Ảnh: NatGeo)
Sự thật này đã được “tìm thấy” kể từ cuối thập niên 1970. Một công nhân làm việc ở mỏ than phía Tây Bắc Bulgaria tình cờ phát hiện ra hai chiếc răng đã hóa thạch. Sau đó, anh ta đã mang chúng tới Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia để nhờ các chuyên gia thẩm định. Đáng tiếc, sau đó những chiếc răng này đã bị lãng quên trong hàng thập kỷ.
Mãi tới khi, Nikolai Spassov, một nhà cổ sinh vật học đang làm việc đúng tại vị trí mà Nikolov đã để lại sau khi ông nghỉ hưu và mất quyết định đem những chiếc răng đi kiểm định. Spassov cho biết, những chiếc răng này đã thuộc về một con vật đã chết cách đây ít nhất 5-7 triệu năm, thuộc vào kỷ địa chất Messinian.
Sự trùng khớp giữa răng hóa thạch được tìm thấy ở Bulgaria và răng của gấu trúc hiện đại. (Ảnh: NatGeo)
Nghi ngờ con vật đã chết ấy chính là gấu, Spassov đã đem nó so sánh với hóa thạch của những loài gấu nâu xuất hiện ở vùng này. Kết quả không như mong đợi, ông thấy hai mẫu vật không có sự trùng khớp đặc biệt.
Bất ngờ thay trong một lần tình cờ nhìn thấy những mẫu răng của gấu trúc khổng lồ Trung Quốc, Spassov chợt nhận ra sao nó giống với mẫu răng mình đang nghiên cứu đến vậy. Ông đã lật lại các hồ sơ để khẳng định đây phải là những mẫu răng của gấu trúc.
Hình ảnh hoàn chỉnh của gấu trúc cổ đại ở châu Âu được dựng lại từ hóa thạch được tìm thấy. (Ảnh: NatGeo)
Từ những hóa thạch được tìm thấy, các nhà khảo cổ đã mô phỏng lại cấu trúc xương của chúng và tạo ra hình ảnh hoàn chỉnh của loài gấu trúc ở châu Âu. Tuy nhiên, sau khi trải qua một biến cố khí hậu, được gọi là Cuộc khủng hoảng độ mặn Messinian xảy ra ở cuối kỷ Miocen đã khiến nước biển rút đi tới 70 mét. Những hồ nước ngọt trên cạn vì thế cũng bốc hơi. Điều này tiếp tục dẫn tới sự tuyệt chủng của hàng loạt loài thực vật và cả các loài động vật sống phụ thuộc vào nó, trong đó có gấu trúc châu Âu. Do đó, chỉ còn những con gấu trúc ở Trung Quốc tồn tại tới ngày nay.
Hành trình trở thành quốc bảo của Trung Quốc
Gấu trúc là bảo vật quốc gia của Trung Quốc. (Ảnh: NatGeo)
Gấu trúc được chỉ định là bảo vật quốc gia hoàn toàn là nhờ một người nước ngoài – cha Armand David. Năm 1862, cha David đã phát hiện ở Trung Quốc một “tấm da gấu đen trắng rất đặc biệt”. Ông cho rằng gấu trúc “sẽ trở thành một loài động vật mới rất thú vị “.
Vào thời điểm đó, Trung Quốc chưa quan tâm và bảo vệ gấu trúc, David rất yêu quý loài vật này nên đã săn lùng khắp nơi, tìm cách đưa loài vật này ra khỏi Trung Quốc. Kể từ đó, một tình yêu dành cho gấu trúc đã được hình thành trong những người nước ngoài, và để có được gấu trúc, các quốc gia đã cử người đến Trung Quốc để tìm kiếm chúng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến số lượng gấu trúc khổng lồ giảm mạnh, ở thời điểm đó, ít nhất 200 con gấu trúc còn sống đã được gửi ra nước ngoài, còn số con bị chết trong quá trình vận chuyển.
Do bị săn bắt quá nhiều, gấu trúc từng rơi vào cảnh suýt bị tuyệt chủng. (Ảnh: NatGeo)
Mãi cho đến những năm 1940, Trung Quốc mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề, chính phủ nước này đã bắt đầu tích cực bảo tồn gấu trúc. Vào năm 1988, Trung Quốc chính thức xác định gấu trúc là loài động vật cần bảo vệ cấp 1 quốc gia. Đây cũng là thời điểm mà gấu trúc chính thức trở thành “quốc bảo” của Trung Quốc, sau hàng chục năm đối diện với nguy cơ sinh tồn từ nạn săn bắn.
Ngày nay, gấu trúc được coi như một món quà vô cùng quý giá mà Trung Quốc dành tặng cho nhiều quốc gia. (Ảnh: NatGeo)
Kể từ đó, gấu trúc được coi như một món quà vô cùng quý giá, được gọi là: “Ngoại giao gấu trúc”. Trung Quốc đã tặng gấu trúc như một món quà ngoại giao cho nhiều quốc gia như Nga, Triều Tiên, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản…
*Bài viết được tổng hợp từ Quora, NatGeo, The Times of India.
Nguyệt Phạm
Gấu trúc Ya Ya trở về Trung Quốc từ sở thú ở Mỹ trong tình trạng 'gầy ốm', hành trang là xác người bạn gấu trúc Le Le đã mất
Gấu trúc Ya Ya trở về nhà sau 20 năm sống tại sở thú Memphis (Mỹ).
Nhìn thấy video và hình ảnh của Ya Ya (Nha Nha) ở sở thú Memphis, phía Trung Quốc rất lo lắng khi khi cô gấu trúc này xuất hiện với bộ lông bẩn thỉu và cơ thể gầy gò. Tổ chức bảo vệ động vật và Tổ chức Tiếng nói của Gấu trúc đã kêu gọi đưa Yaya về nước "trước khi sức khỏe xấu đi". Phía Trung Quốc cũng chĩa mũi nhọn đến sở thú Memphis đối với cái chết của gấu trúc Le Le (Lạc Lạc) vào tháng 2 vừa rồi.
Tuy nhiên, phía sở thú đã kịch liệt phủ nhận việc thiếu trách nhiệm cũng như ngược đãi hai con gấu trúc và đưa ra lời giải thích các vấn đề sức khỏe của Ya Ya. Nhưng vụ việc đã gây ra phản ứng dữ dội từ phía dư luận Trung Quốc, thậm chí còn dấy lên tranh cãi về cách Trung Quốc đã sử dụng gấu trúc như một công cụ ngoại giao trong nhiều thập kỷ.
Hugo Trương, một du học sinh Trung Quốc tại New York, cho biết anh rất lo lắng về sự an toàn của Ya Ya, vì vậy trong kỳ nghỉ năm mới, anh đã bay đến Memphis để thăm gấu trúc.
"Tình trạng sức khỏe của Ya Ya rất kém, hình như đang bị bệnh ngoài da nghiêm trọng", Trương nói chia sẻ với tờ The New York Times. Chàng du học sinh cũng nói rằng những cây tre mà Ya Ya ăn dường như không đủ tươi.
Trung Quốc bắt đầu chiến dịch "Ngoại giao gấu trúc" từ năm 1972. Hiện tại có 18 quốc gia sở hữu gấu trúc được "mượn" từ Trung Quốc. Gấu trúc đi ngoại giao theo cặp (gồm 1 con đực và 1 con cái). Các nhà phân tích nói rằng Trung Quốc đã sử dụng chúng để xây dựng hình ảnh thân thiện và tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Hôm 11/4 vừa qua, truyền thông Pháp và Trung Quốc đưa tin thời gian hai con gấu trúc Huanhuan (Hoan Hoan) và Yuanzi (Viên Tử) sinh sống tại sở thú Beauval sẽ được gia hạn đến năm 2027.
Hình ảnh Ya Ya và Le Le đến Mỹ vào năm 2003.
Ya Ya bước sang tuổi 24 trong tháng này và sắp kết thúc "thời hạn 10 năm làm ngoại giao" lần thứ hai tại sở thú Memphis. Năm 2003, Ya Ya đến đây với Le Le. Hôm 11/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Uông Văn Bân cho biết một chuyên gia Trung Quốc và hai nhân viên tại sở thú Bắc Kinh đang làm việc với sở thú Memphis để chuẩn bị cho việc đưa "quốc bảo" trở về nước.
"Ngoại trừ các bệnh ngoài da gây rụng rông, tình trạng tổng thể của Yaya tương đối ổn định. Phía Trung Quốc hiện đã sẵn sàng đón gấu trúc về nước", Uông Văn Bân nói.
Rebecca Winchester, phát ngôn viên của sở thú Memphis, cho biết sở thú luôn cung cấp dữ liệu sức khỏe cho phía Trung Quốc. Cô nói rằng bệnh di truyền của gấu trúc Ya Ya ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm cho lông của nó trở nên trông xấu xí hơn, cân nặng hiện tại là 86kg, khá là gầy hơn so với bình thường.
Hình ảnh Ya Ya đi loanh quanh hàng rào là một chi tiết khác thu hút sự chú ý của truyền thông, Winchester nói, vào thời điểm đó có thể là Ya Ya bị ảnh hưởng bởi hormone của thời kỳ động dục, và gấu trúc cái trải qua giai đoạn kích thích này mỗi năm một lần.
Winchester nói khi được hỏi về những lời chỉ trích: "Đầu tiên, thật khó để kiểm soát những luồng ý kiến về vấn đề của Ya Ya. Sự khác biệt ngôn ngữ và không thể tiếp cận sở thú Memphis để tận mắt chứng kiến là hạn chế rất lớn".
Năm ngoái, Hiệp hội Sở thú Trung Quốc đã công bố một báo cáo về những lo ngại trên truyền thông, nói rằng khi Ya Ya đến sở thú Memphis, các chuyên gia nghi ngờ rằng nó có bọ ve, mẹ của nó cũng bị bệnh da do bọ ve, vì vậy Ya Ya đã được điều trị.
Vào tháng 12/2022, sở thú Memphis và Hiệp hội Sở thú Trung Quốc thông báo rằng Ya Ya và Le Le sẽ trở về nước vào mùa xuân. Nhưng Le Le qua đời hai tháng sau đó ở tuổi 24. Một thông cáo khác thể hiện Le Le đã chết vì vấn đề tim mạch (Tuổi thọ của gấu trúc hoang dã là 15 đến 20 năm, trong khi gấu trúc nuôi nhốt thường khoảng 30 năm).
Trước đó, Le Le dự kiến được đưa trở về Trung Quốc sau khi kết thúc hợp đồng cho mượn 20 năm. Sau khi Le Le qua đời, Hiệp hội Sở thú Trung Quốc cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng để Ya Ya trở về nhà. Dư luận Trung Quốc thể hiện sự vui mừng vì Ya Ya có thể quay về nơi nó được sinh ra.
Chiếc máy bay hộ tống Ya Ya trở về Trung Quốc.
Theo đoạn video quay lại sở thủ Memphis chuẩn bị cho Ya Ya lên máy bay về nước, hành trang bao gồm: Một khoang oxy dành cho Ya Ya, một khoang cho người hộ tống cùng Ya Ya và một khoang là "chiếc tủ lạnh" cấp đông cơ thể của Le Le. Sở thú Bắc Kinh đã tổ chức một buổi lễ chào mừng cho Ya Ya khi về đến quê hương.
Peru phát hiện phòng tắm Inca 500 năm tuổi Đây là phòng tắm thứ 2 được tìm thấy ở khu khảo cổ Huanuco Pampa, có độ phức tạp và kích thước lớn hơn so với những gì được biết trước đây. Các nhà khảo cổ Peru đã phát hiện ra phần còn lại của một phòng tắm Inca 500 năm tuổi ở miền trung nước này. Đây là phòng tắm thứ 2...