Vì sao EU kiện AstraZeneca liên quan tới vaccine COVID-19
Ủy ban châu Âu (EC) đã khởi kiện AstraZeneca, với lý do liên danh dược phẩm Anh-Thụy Điển này không giữ đúng cam kết về cung ứng vaccine ngừa COVID-19 theo hợp đồng ký kết.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 26/4, phát ngôn viên EC cho biết việc khởi kiện được thực hiện vào thứ 6 tuần trước và quyết định này nhận được sự ủng hộ của toàn bộ 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). “AstraZeneca đã không tôn trọng một số điều khoản có trong hợp đồng và không đủ khả năng để đưa ra một chiến lược đáng tin cậy về giao vaccine đúng hẹn”, phát ngôn viên EC nói.
Thông báo này được đưa ra sau khi Chủ tịch EC, bà Ursula von der Leyen mới đây tuyên bố rằng EU sẽ không có bất kỳ hợp tác nào với AstraZeneca trong các chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 tới đây của khối. Theo bà, EU sẽ chỉ mua vaccine sử dụng công nghệ mRNA, như Pfizer hay Moderna, cho các vòng tiêm chủng tới.
Trong hợp đồng ký với EU, AstraZeneca cam kết chuyển giao cho EU 180 triệu liều vaccine tính đến cuối tháng 6 năm nay, nâng tổng số lượng vaccine cung cấp cho khối này từ tháng 12/2020-6/2021 lên 300 triệu liều. Tuy nhiên, đến tháng 3 vừa qua, hãng dược này nói rằng chỉ có thể đáp ứng được khoảng 1/3 con số này. Điều khiến EU không hài lòng nhất chính là việc vaccine AstraZeneca cung ứng cho Anh không bì thiếu hụt, dù Anh và EU cùng kỳ hợp đồng mua vaccine vào tháng 8/2020.
Phản ứng trước quyết định trên, đại diện của AstraZeneca cùng ngày cho biết việc khởi kiện của EU là không có cơ sở pháp lý, liên danh này lấy làm tiếc trước hành động của EC. Cùng lúc, AstraZeneca vẫn tuyên bố mong muốn tiếp tục hợp tác với EC với mục tiêu tiêm chủng vaccine cho tối đa dân số trong EU. Công ty dự kiến sẽ chuyển giao 50 triệu liều vaccine cho các nước trong khối vào cuối tháng này.
EMA khẳng định lợi ích của vaccine AstraZeneca tăng theo độ tuổi người tiêm
Ngày 23/4, Cơ quan quản lý dược phẩm Liên minh châu Âu (EMA) dẫn kết quả đánh giá vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca cho thấy những người càng lớn tuổi càng có hiệu quả phòng bệnh cao và lợi ích của việc tiêm vaccine này ở người trưởng thành vẫn lớn hơn so với rủi ro.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dươc phâm AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết quả đánh giá trên được EMA công bố sau khi Ủy ban châu Âu (EC) yêu cầu cơ quan này xem xét những lo ngại về vấn đề an toàn của vaccine của AstraZeneca, nguyên nhân khiến một loạt quốc gia hạn chế sử dụng vaccine này ở người cao tuổi.
Trong tuyên bố, EMA nêu rõ độ tuổi của người tiêm vaccine của AstraZeneca và tỷ lệ lây nhiễm càng cao thì lợi ích của việc tiêm vaccine này càng cao. Tuyên bố nhấn mạnh các lợi ích của vaccine AstraZeneca ở người trưởng thành lớn hơn những rủi ro và việc xuất hiện huyết khối sau tiêm chỉ là phản ứng phụ rất hiếm gặp.
Trước đó, cùng ngày, nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về miễn dịch (SAGE) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố khẳng định: "WHO tiếp tục cho rằng lợi ích của việc tiêm phòng vẫn lớn hơn nguy cơ". SAGE cho biết hầu hết các trường hợp huyết khối được ghi nhận tại Anh và Liên minh châu Âu (EU), rất hiếm có trường hợp ở các nước khác dù nhiều nước sử dụng vaccine này.
Hiện vaccine của AstraZeneca đang được triển khai tiêm ở 157 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 145,6 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 23/4 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 145.613.231 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.089.088 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 123.554.374 người. Người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Quốc gia chịu ảnh hưởng...