Vì sao động vật có “giác quan thứ 6″?
Mới đây, một nhà nghiên cứu của Đại học Central Florida cho biết có thể đã tìm ra câu trả lời về việc tại sao một số loài động vật có giác quan thứ sáu.
Câu hỏi này lâu nay là một trong những vấn đề khiến các nhà khoa học đau đầu đi tìm hướng giải quyết.
Robert Fitak, trợ lý giáo sư tại Khoa Sinh học của Đại học Central Florida cùng các nhà nghiên cứu ở Vương quốc Anh và Israel đã đề xuất giả thuyết cho rằng giác quan thứ 6 từ tính xuất phát từ mối quan hệ cộng sinh với vi khuẩn từ tính.
Vi khuẩn nam châm là một loại vi khuẩn đặc biệt, trong đó sự di chuyển của chúng bị ảnh hưởng bởi từ trường của Trái đất. Động vật cảm nhận được từ trường của Trái đất bao gồm rùa biển, chim, cá và tôm hùm.
Trên thực tế, học cách sinh vật tương tác với từ trường có thể nâng cao hiểu biết của con người về cách sử dụng từ trường của Trái đất cho mục đích điều hướng. Nó cũng có thể cung cấp thông tin nghiên cứu sinh thái về tác động của việc con người điều chỉnh môi trường từ tính, chẳng hạn như xây dựng đường dây điện đối với đa dạng sinh học. Nghiên cứu về sự tương tác của động vật với từ trường cũng có thể hỗ trợ việc phát triển các liệu pháp sử dụng từ tính để phân phối thuốc.
Bằng chứng mới đến từ Fitak, người đã khai thác một trong những cơ sở dữ liệu di truyền lớn nhất của vi khuẩn, được gọi là Cơ sở dữ liệu Metagenomic Rapid Annotations liên quan đến sự hiện diện của vi khuẩn từ tính đã được tìm thấy trong các mẫu động vật.
Fitak cho biết các nghiên cứu về đa dạng vi sinh vật trước đây thường tập trung vào các mô hình lớn về sự hiện diện hoặc vắng mặt của vi khuẩn phyla ở động vật hơn là các loài cụ thể.
“Sự hiện diện của những vi khuẩn từ tính này phần lớn bị bỏ qua hoặc chìm đi trong quy mô khổng lồ của các bộ dữ liệu này”, Fitak cho biết.
Lần đầu tiên Fitak phát hiện ra rằng vi khuẩn từ tính có liên quan đến nhiều loài động vật, bao gồm loài chim cánh cụt, rùa biển, dơi và cá voi trơn Đại Tây Dương.
Video đang HOT
Đơn cử như nấm Candidatus Magnetobacterium bavaricum thường xuyên xuất hiện ở chim cánh cụt và rùa biển, trong khi Magnetospirillum và Magnetococcus thường xuất hiện ở các loài dơi nâu và cá voi trơn Đại Tây Dương.
Fitak cho biết hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết vi khuẩn từ tính sẽ sống ở đâu trên động vật, nhưng có thể là chúng sẽ liên kết với các mô thần kinh, như mắt hoặc não.
“Tôi đang làm việc với các tác giả khác để phát triển một thử nghiệm di truyền cho những vi khuẩn này, sau đó chúng tôi dự định sàng lọc các loài động vật khác nhau và các mô cụ thể, chẳng hạn như ở rùa biển, cá, tôm hùm gai và chim”, Fitak nói.
Trước khi đến Đại học Central Florida vào năm 2019, Fitak đã làm việc hơn bốn năm với tư cách là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Duke, thực hiện các thí nghiệm để xác định các gene liên quan đến cảm giác từ tính ở cá và tôm hùm bằng các kỹ thuật gene hiện đại.
Fitak cho biết thêm, giả thuyết động vật sử dụng vi khuẩn từ tính theo cách cộng sinh để có được cảm giác từ tính cần có thêm bằng chứng trước khi có thể đưa ra kết luận chính thức cuối cùng.
Kỳ lạ cách gắn 'camera hành trình' lên động vật hoang dã
Có nhiều cách để ngụy trang, gắn camera lên cơ thể động vật hoang dã. Đây là những cách mà các chuyên gia ở National Geographic đã làm cách đây nhiều năm để ghi hình, quay phim tài liệu về chúng.
Trong số báo phát hành tháng 7/1906, National Geographic đã ghi lại được nhiều khoảnh khắc thú vị về loài gấu trúc hay nai nhờ hệ thống "bẫy camera" được phát minh bởi nhiếp ảnh gia George Shiras.
Các kỹ sư ở Phòng Thí nghiệm công nghệ thám hiểm của National Geographic vẫn đang không ngừng mày mò để tìm ra những giải pháp ghi hình động vật ngay trong quần thể của chúng.
Đây là hệ thống cụm camera ghi hình chất lượng cao đầu tiên đặt trên vây của một con cá mập.
Với sự hỗ trợ của công nghệ, ngày nay, các nhà khoa học đã có thể ghi lại được những hình ảnh đặc sắc về đời sống hoang dã với những camera đặt trên lưng của động vật.
Một chú chim cánh cụt với chiếc camera trên lưng đang tiếp cận tới một hố băng ở Nam Cực. Thiết bị này không chỉ có khả năng ghi hình mà còn giúp thu thập dữ liệu môi trường, giúp các nhà khoa học nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với thế giới của chim cánh cụt.
Camera được đặt trên lưng của một con cá sấu thuộc khu vực Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy ở Florida. Đây được cho là vị trí thuận lợi cho phép các nhà khoa học theo dõi thói quen săn mồi, kỹ thuật và nhu cầu của cá sấu.
Chiếc camera nhỏ được gắn trên vây cá mập này sẽ giúp cho nhiếp ảnh gia Brian Skerry có được những khoảnh khắc mà hiếm người ào có được
Chiếc Crittercam đặt trên lưng chú hải cầu này mang một trọng trách lớn, đó là điều tra sự sụt giảm bất thường của loài này ở Hawaii, với con số thấp hơn gần 1/2 trong vòng 40 năm qua.
Chiếc camera trên lưng con con cá đuối khổng lồ này sẽ giúp các nhà khoa học có thêm dữ liệu về hành vi và môi trường sống của loài ở vùng biển ngoài khơi Mexico.
Camera hành trình được đặt trên lưng một chú đại bàng tại Dubai.
Cụm camera siêu nhỏ đặt trên lưng của côn trùng để ghi lại nhiều hình ảnh về tập tính và quần thể của côn trùng.
Các nhà khoa học đang gắn camera quan sát lên lưng của cá mập hổ.
Quái thú ăn thịt khổng lồ thời cổ đại đang sống bên con người Không ngờ những con vật nhỏ bé và nổi tiếng hiền lành như vẹt, lười,...ở hiện tại đã có tổ tiên là những 'quái thú' khổng lồ gây kinh hoàng trong thế giới cổ đại. Tháng 8/2019, Đại học Flinders (Úc) đã công bố nghiên cứu gây ngạc nhiên về hóa thạch 19 triệu năm của một loài chim ăn thịt khổng lồ...