Vì sao ĐH Bách khoa HN không còn tuyển sinh mã ngành Công nghệ thông tin IT3?
Từ tháng 2 đến nay, phòng Tuyển sinh của trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhận được khoảng 16.000 lượt hỏi liên quan về ngành Công nghệ thông tin.
Trong đó, gần 5.000 lượt hỏi về việc tại sao trường không tiếp tục đào tạo ngành Công nghệ thông tin ( IT3), khoảng 4500 lượt hỏi về việc so sánh các ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính với Công nghệ thông tin.
Trả lời phỏng vấn của báo điện tử Người Đưa Tin, PGS TS Tạ Hải Tùng – Viện trưởng viện Công nghệ thông tin và Truyền thông ( Đại học Bách khoa Hà Nội) lý giải: “Hiện tại ở Việt Nam, cụm từ “Công nghệ thông tin” quá nổi bật, làm “che mờ” đi các khái niệm về Khoa học máy tính – Computer science và Kỹ thuật máy tính – Computer Engineering.
Ở nước ngoài, đặc biệt là các trường ở Mỹ, Canada hay Anh, Úc rất khó tìm được một khoa (viện) mang tên “công nghệ thông tin” – School of Information Technology hay Department of Information mà chỉ có khoa (viện) khoa học máy tính hoặc là khoa (viện) tính toán – School of Computing.
Như vậy, rất nhiều sinh viên Việt Nam khi đi du học lại khá lạ lẫm vì không phải là “công nghệ thông tin”, mà là “khoa học máy tính” hay “kỹ thuật máy tính”".
Viện Công nghệ thông tin & Truyền thông – (Đại học Bách khoa Hà Nội)
Xuất phát từ việc cố gắng chuẩn hoá theo tiêu chuẩn của quốc tế, để làm sao khi các em sinh viên tốt nghiệp Bách khoa Hà Nội trở thành kỹ sư có chuyên môn cao – PGS TS Tạ Hải Tùng nhấn mạnh “có thể gọi là tầng lớp tinh hoa trong giới về công nghệ” – trường đại học Bách khoa mong muốn các kỹ sư, cử nhân tương lai không chỉ bó hẹp ở thị trường lao động trong nước, mà còn là thị trường lao động rộng mở, toàn cầu.
Video đang HOT
“Thậm chí, chúng tôi có những chương trình mà gần 70% các em sau khi tốt nghiệp đi ra nước ngoài làm việc và rất nhiều em đi du học”, ông Tùng thông tin.
Theo đó, viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông – đại học Bách khoa Hà Nội năm nay chỉ đào tạo 3 ngành gồm: CNTT-Khoa học máy tính (IT1), CNTT-Kỹ thuật máy tính (IT2), CNTT-Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10).
“Chúng tôi sẽ không đào tạo ngành mang tên “công nghệ thông tin” nữa. Năm nay, khi thí sinh nhìn vào mã ngành tuyển sinh của Bách khoa Hà Nội sẽ không còn thấy mã ngành IT3 – “Công nghệ thông tin” như năm 2018 nữa mà là 3 ngành kể trên”, PGS.TS Tùng cho biết.
Để rõ hơn, ông Tạ Hải Tùng chia sẻ: “Không phải chúng tôi không đào tạo “công nghệ thông tin” nữa, mà chỉ là không dùng cái tên đó nữa. Chúng tôi muốn cập nhật đúng với bản chất phổ quát trên thế giới, nghĩa là ngành Khoa học máy tính, ngành Kỹ thuật máy tính và ngành Khoa học dữ liệu”.
Bên cạnh đó, vị Viện trưởng viện Công nghệ thông tin và Truyền thông ( Đại học Bách khoa Hà Nội) cũng cho biết: “Các nội dung đào tạo sẽ không thay đổi quá nhiều so với trước, nhưng đặt tên ngành chuẩn để sau này các em dễ dàng liên thông ra nước ngoài, dễ dàng làm việc với thị trường lao động nước ngoài.
Ở nước ngoài, nói về “công nghệ thông tin”, đôi khi người ta lại nghĩ là đấy là những kỹ thuật viên và chỉ mang tính chất vận hành, bảo trì, bảo dưỡng. Như vậy, tự nhiên mình lại giảm giá trị của mình xuống chỉ vì cái tên, nên chúng tôi muốn chuẩn hóa lại.”
Theo nguoiduatin
Tuyển sinh đại học 2019: Điểm chuẩn trúng tuyển các ngành CNTT có thể tăng 1-2 điểm
Với các trường khối công nghệ, thậm chí là một số trường không chuyên về ICT, điểm chuẩn ngành CNTT vẫn ở nhóm cao nhất. Năm nay, do phổ điểm thi tốt nghiệp THPT tăng so với năm ngoái nên nhiều khả năng điểm chuẩn trúng tuyển các ngành CNTT sẽ tăng 1-2 điểm.
Dự báo nêu trên được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Từ Minh Phương, Trưởng khoa CNTT 1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) chia sẻ với ICTnews khi đánh giá về sức hút của nhóm ngành CNTT những năm gần đây.
Các thí sinh trên cả nước chỉ còn hơn 4 ngày để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học chính quy năm nay (Trong ảnh: các thí sinh tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh 2019 tại Đại học Bách khoa Hà Nội vào ngày 21/7 vừa qua)
Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ còn hơn 4 ngày nữa để các thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào các trường, các ngành đào tạo hệ đại học chính quy năm nay. Cụ thể, theo lịch của Bộ GD&ĐT, thời hạn chót để thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo phương thức trực tuyến trên website https://thisinh.thithptquocgia.edu.vnlà 17h ngày 29/7/2019 và đến 17h ngày 31/7/2019 với các thí sinh chọn điều chỉnh nguyện vọng bằng Phiếu đăng ký xét tuyển.
Đánh giá về sức hút của nhóm ngành CNTT những năm gần đây và đặc biệt là ở mùa tuyển sinh năm nay, Phó Giám sư, Tiến sĩ Từ Minh Phương cho rằng, không cần phải là chuyên gia cũng có thể nhận thấy sức hút rất lớn của ngành CNTT, An toàn thông tin trong vài năm gần đây. Do nhu cầu chuyển đổi số đang trở thành xu hướng toàn cầu; sự dịch chuyển nhu cầu outsourcing phần mềm của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc; và sự chuyển hướng sang mảng công nghệ của một số doanh nghiệp lớn trong nước đã khiến cho nhu cầu nhân lực CNTT tăng đáng kể.
"Có thể quan sát thấy xu hướng này qua mấy chỉ số như số việc làm về CNTT trên các trang tuyển dụng; chỉ tiêu tuyển sinh CNTT của các trường, kể cả các trường vốn không chuyên về ICT; điểm chuẩn ngành CNTT so với các ngành khác cũng số sinh viên CNTT ra trường có việc làm ngay đều tăng trong gần đây", ông Từ Minh Phương cho hay.
Ông Từ Minh Phương cũng chia sẻ thêm: "Sức hút của các ngành CNTT, An toàn thông tin vẫn ở mức cao không chỉ năm nay mà sẽ tiếp tục trong vài năm tới. Các yếu tố được nhắc tới ở trên vẫn tiếp tục duy trì ít nhất là trong 3-5 năm tiếp theo. Sinh viên CNTT ra trường vẫn thiếu hụt so với nhu cầu sẽ là động lực để thí sinh dành ưu tiên cho nhóm ngành này".
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện tỉ lệ các trường đại học, cao đẳng đào tạo CNTT ở nước ta chiếm 37,5%, mỗi năm có khoảng 50.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp. Thống kê của Bộ TT&TT cho thấy, số lượng việc làm ngành phần mềm và dịch vụ CNTT cả nước hàng năm tăng khoảng 30.000 lao động CNTT. Theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp là 1 triệu nhân lực CNTT. Dự báo của Vietnamworks cũng cho thấy, tới năm 2020, nước ta còn thiếu 400.000 lao động CNTT và mỗi năm cần cung ứng mới tới 78.000 lao động.
Theo Phó giáo sư Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh của Đại học Bách khoa Hà Nội, thống kê số lượng nguyện vọng đăng ký năm nay vào trường cho thấy các nhóm ngành CNTT hiện vẫn có sức hút rất lớn, không hề giảm nhiệt so với các năm trước (Ảnh minh họa: hust.edu.vn)
Từ thực tế công tác tuyển sinh các năm gần đây, trong trao đổi với ICTnews, Phó Giáo sư Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng nhấn mạnh, sự thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực CNTT đã tác động đến chiến lược cũng như định hướng đào tạo của các trường đại học. Hiện nay, không những khối các trường kỹ thuật có các ngành đào tạo liên quan đến CNTT mà cả các trường khối kinh tế, xã hội.
Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, theo ông Trần Trung Kiên, từ nhiều năm nay, nhóm ngành CNTT, Điện - Điều khiển và Tự động hóa, Cơ điện tử, Điện tử viễn thông, Toán tin Ứng dụng của trường đã được rất nhiều thí sinh quan tâm, lựa chọn theo học. Đây là những ngành đào tạo có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực CNTT. Tỷ lệ nguyện vọng/ chỉ tiêu, nguyện vọng 1/chỉ tiêu của các ngành này đều rất cao, đồng thời những thông tin về tuyển dụng, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường, mức lương khởi điểm ... đã làm cho các ngành này có sức hút rất lớn.
Với mùa tuyển sinh năm nay, vị Trưởng phòng Tuyển sinh của Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết thống kê số lượng nguyện vọng đăng ký năm nay vào trường cho thấy rằng các nhóm ngành CNTT hiện vẫn có sức hút rất lớn, không hề giảm nhiệt so với các năm trước. Đặc biệt, chương trình đào tạo về Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, Hệ thống nhúng thông minh và IoT của trường dù mới bắt đầu tuyển sinh năm nay nhưng đã có số lượng đăng ký ngoài mong đợi. "Thông thường các ngành đào tạo mới thường khó khăn trong khâu tuyển sinh ở những năm đầu tiên, nhưng chắc chắn sẽ không xảy ra với 2 ngành trên của Đại học Bách khoa Hà Nội", ông Trần Trung Kiên khẳng định.
Lý giải việc điểm chuẩn dự bảo năm nay của các ngành, chương trình đào tạo nhóm ngành CNTT tại Đại học Bách khoa Hà Nội khá cao, có ngành lên tới 28 điểm, Trưởng phòng Tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, điểm chuẩn của một ngành/chương trình đào tạo phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có tỷ lệ nguyện vọng/chỉ tiêu.
"Để đưa ra điểm chuẩn dự báo, chúng tôi đã căn cứ trên số liệu đăng ký ban đầu, kết hợp với dữ liệu tuyển sinh của các năm trước. Trong dự báo năm nay, các ngành/chương trình liên quan đến CNTT có điểm chuẩn dự báo khá cao, có ngành từ 27-28 điểm, một số ngành khác từ 25 điểm trở lên. Điều này một mặt là do số lượng thí sinh đăng ký vào các nành này rất cao, mặt khác phổ điểm của các tổ hợp A00, A01 năm nay cũng nhỉnh hơn so với năm trước", ông Trần Trung Kiên phân tích.
Theo itcnews
Cha là đôi chân của con Căn bệnh hiếm gặp về gen đã khiến cơ thể nữ sinh Trần Hoàng Thương (21 tuổi, TP Nam Định) ngày càng teo nhỏ. Thương mất khả năng đi lại và không thể sinh hoạt như người bình thường. 15 năm đèn sách trên lưng cha Căn nhà nhỏ 30m2 nằm gọn lỏn bên trong ngõ Chợ Kênh (TP Nam Định) là nơi...