Vì sao con gái út chủ tịch Huawei tốt nghiệp Harvard lại theo đuổi ước mơ showbiz?
Sở hữu trong tay tấm bằng về khoa học máy tính và thống kê tại trường đại học danh giá nhất thế giới, thế nhưng cô công chúa nhỏ của Huawei lại không muốn trở về phụng sự cho đế chế của cha mình Nhậm Chính Phi.
Ngày 14/1 vừa qua là sinh nhật lần thứ 23 của Annabel Yao, con gái út của chủ tịch kiêm người đồng sáng lập tập đoàn công nghệ Huawei Nhậm Chính Phi. Và đây, cũng được chọn là ngày ra mắt của cô với giới truyền thông giải trí Trung Quốc.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard với tấm bằng khoa học máy tính và thống kê, Annabel Yao, mang trên mình với rất nhiều ánh hào quang khác nhau, đã không chọn gia nhập Huawei hay các ngành công nghiệp hào nhoáng khác giống như các kỳ vọng phổ biến của mọi người, mà chọn trở thành một nghệ sĩ trong ngành công nghiệp giải trí.
Lựa chọn của cô đã khiến cả cộng đồng mạng Trung Quốc chấn động, hashtag “#Yao Annabel ra mắt” đứng thứ nhất trên bảng tìm kiếm của mạng xã hội Weibo hôm đó. Rõ ràng, rất nhiều người không tin được việc con gái của Nhậm Chính Phi lại bước chân vào showbiz. Một số cư dân mạng còn đùa rằng từ nay Yao sẽ “làm việc cho sếp vào ban ngày và trở về làm công chúa vào ban đêm”.
Và rõ ràng là một “công chúa” và ở đẳng cấp của Annabel Yao thì màn ra mắt sẽ không hề đơn giản. Bên cạnh những thông báo trực tuyến về các công ty khổng lồ sẵn sàng ký hợp đồng với cô cùng làn sóng tin tức rầm rộ trên báo chí và các phương tiện truyền thông, Yao cũng ngay lập tức ra mắt đĩa đơn đầu tiên mang tên Backfire vào ngày 18/1. Chưa hết, cùng với đó là một bộ phim tài liệu video dài 17 phút, mang tên Breaker, thông báo về bước đột phá vào ngành giải trí của mình. Đoạn video nhanh chóng trở thành một trong những chủ đề nóng nhất trên các nền tảng mạng xã hội Weibo và Douyin của Trung Quốc, với hàng triệu lượt xem.
Sau thông báo chính thức, cư dân mạng phát hiện ra rằng Annabel Yao đã có một studio độc quyền. Và điều này có nghĩa là cô ấy đã giỏi hơn 90% nghệ sĩ trong ngành giải trí. Bởi vì studio độc quyền mang tới những quyền lợi độc nhất cho chủ sở hữu, mà ở một mức độ nhất định, nó có nghĩa là bạn có quyền phát biểu và thống trị trong công việc kinh doanh của chính mình. Đồng thời, studio này cũng hé lộ thông tin về giám đốc nghệ thuật, nhân viên hậu trường, nhân viên trang điểm, làm tóc, trang phục… cũng đều thuộc hàng top trong làng giải trí.
Nhiếp ảnh gia Hứa Sấm, người thường chụp ảnh cho các tạp chí tên tuổi hàng đầu ở làng giải trí đầu quân cho studio của cô. Người phụ trách trang điểm và trang phục trước đó cũng có rất có tên tuổi, chuyên phục vụ cho các sao nữ hạng nhất như Triệu Lệ Dĩnh hay Ngô Diệc Phàm.
Trước đó, một bước đệm chuẩn bị mà Annabel Yao đã thực hiện là xuất hiện trên trang bìa tạp chí thời trang nổi tiếng “Wonderful OK!”, vị trí thường dành riêng cho những ngôi sao hàng nhất và thần tượng nổi tiếng đương thời.
Không phải hình ảnh mà chính những cái tên nhân sự trong studio của Annabel Yao mới khiến người ta lóa mắt.
Cách xuất hiện hoành tráng như vậy, lần cuối cùng được thực hiện năm 2018, khiến cả làng giải trí ghen tị là khi Koki Kimura, con gái của thần tượng Nhật Bản Takuya Kimura, trình làng. Khi đó, cô cũng tuyên bố ra mắt với tư cách người mẫu mà không cần báo trước. Tác phẩm đầu tay của cô xuất hiện trên trang bìa của tạp chí thời trang ELLE, được chụp bởi một bậc thầy nhiếp ảnh 82 tuổi nổi danh trong ngành quảng cáo.
Dù thông tin Annabel Yao gia nhập làng giải trí khá đột ngột, nhưng thực tế cô đã hoạt động tích cực trong mắt công chúng trong những năm gần đây.
Năm 2018, Nhậm Chính Phi, người vốn luôn kín tiếng, đã tổ chức một lễ trưởng thành hoành tráng cho con gái út của mình và đăng ảnh chân dung gia đình. Kể từ đó, Yao càng được công chúng chú ý tới.
Nhậm Chính Phi cùng vợ và con gái út.
Vào ngày 24/11 cùng năm, trong buổi vũ hội hàng đầu thế giới được tổ chức tại Paris mang tên Le Bal des Débutantes, Annabel Yao đã được mời tham gia và thực hiện bài múa mở màn. Tạp chí nổi tiếng Paris Match đã phải sử dụng tới 6 trang để đưa tin về gia thế của cô trước giờ diễn ra sự kiện.
Video đang HOT
Đây không phải là một vũ hội dành cho người nổi tiếng bình thường. Tiền thân của nó là vũ hội chỉ dành cho con cái của những người danh giá. Từ năm 2005, Forbes đã xác định vũ hội dành cho người nổi tiếng ở Paris là một trong 10 sự kiện buổi tối xa xỉ hàng đầu thế giới. Nó yêu cầu người tham gia phải có vé vào cửa, và những tấm vé này được phát ra dựa vào nền tảng gia đình, sự giàu có, ngoại hình và kiến thức của người được mời.
Nhưng tại sao, cô gái tốt nghiệp hạng đầu của trường Đại học Harvard lại bước chân vào làng giải trí? Annabel Yao đã trả lời trong bộ phim tài liệu đầu tay của mình rằng: “Trở thành nghệ sĩ là một quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời tôi.” Cô muốn khẳng định rằng mình chắc chắn không phải là một tay chơi, cũng như đây sẽ không chỉ là một công việc mà còn là cả một sự nghiệp.
Nhiều người cũng coi bài hát đầu tay là sự phản ánh tính cách thực sự của Yao, với những đoạn lyric như: “Tôi sẽ phá vỡ cái gọi là nguyên lý và tạo nên câu chuyện công chúa của riêng mình” hay “không tuân theo các quy tắc là phong cách của tôi”.
Cư dân mạng Truyng Quốc cũng có nhiều quan điểm trái chiều về màn ra mắt này. Một số người ca ngợi cô vì sự dũng cảm và nỗ lực trong sự nghiệp showbiz thay vì trở thành thành viên thừa kế của tập đoàn công nghệ nổi tiếng Trung Quốc. Những người khác thì nhận xét rằng dự án chỉ đơn giản là một đặc quyền khác mà cô ấy được hưởng, nhờ gia tài tiền tỷ của gia đình.
Một người bình luận nói đùa rằng: “Đây có thể trở thành nhạc chuông mới của điện thoại Huawei”, trong khi một số khán giả nhận xét rằng phong cách nhảy của cô ấy bắt chước Lisa của nhóm Blackpink hoặc nữ ca sĩ Rihanna. Những người khác tập trung vào lời bài hát của cô, cho rằng nó bao gồm quá nhiều lời tiếng Anh và họ không nhận ra Yao đang hát bằng tiếng Trung khi nào.
Annabel Yao trong video phim tài liệu ra mắt làng giải trí của mình.
Sau khi Yao Anna ra mắt, công ty chủ quản đứng sau cô cũng trở thành tâm điểm bàn tán sôi nổi của cư dân mạng. Bởi nó cũng có sự tham gia của của các nhân vật đình đám trong ngành, cũng như con cái của họ.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều ngôi sao trong làng giải trí có xuất thân từ thế hệ thứ hai của những người giàu có trong xã hội. Một số phương tiện truyền thông thậm chí còn cho rằng ngành công nghiệp giải trí Trung Quốc đang xua đuổi “người nghèo”. Bởi quan điểm cho rằng “bản thân sự giàu có đã cấu thành lý do lớn nhất để thu hút sự chú ý trong thời đại này.”
Rõ ràng, khái niệm “phú nhị đại” ở Trung Quốc vốn mang đầy màu sắc tiêu cực đang dần thay đổi, trở thành yếu tố được săn đón trong nhiều chương trình tài năng và giải trí. Thay vì về nhà và kế thừa công việc kinh doanh của gia đình, họ muốn tự lực mở ra chân trời của riêng mình và giải trí là cách nhanh nhất để làm điều đó với một nền tảng xây đắp lên bằng tiền bạc và sự chú ý.
Giàu có, có nghĩa là họ không cần lo lắng về cơm ăn áo mặc và sống vô tư thoải mái. Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường này có xu hướng sở hữu nhân cách tốt và có thể theo đuổi ước mơ mà không phải lo lắng điều gì. Hiện tượng này cũng phản ánh khao khát muốn được nổi bật của một số người sở hữu cuộc sống giàu có.
Ngoài những lý do trên, thì cái giá của nghệ thuật cũng không hề rẻ. Chỉ ước mơ và tài năng thì còn lâu mới đủ, bởi có rất nhiều thứ phải chi tiêu. Thế hệ “phú nhị đại” này ngay từ đầu đã được hưởng những nguồn lực tốt hơn những đứa trẻ bình thường, và không có gì lạ khi họ tiếp tục có những khả năng vượt trội hơn.
Khi chu kỳ này tiếp diễn, vòng quay giải trí dần trở thành trò chơi của người giàu.
Số phận trái ngược của hai cô con gái của Nhậm Chính Phi.
Bên cạnh đó, cũng có quan điểm cho rằng màn ra mắt đầu năm nay của Annabel Yao nhận được sự ủng hộ đặc biệt từ chủ tịch Huawei. Bởi rõ ràng, trong vai trò là một người cha, khi chứng kiến con gái lớn Mạnh Vãn Chu gia nhập Huawei rồi bị bắt ở nước ngoài khi rơi vào một vấn đề pháp lý nghiêm trọng, thì hiếm ai muốn cô con gái út của mình dẫm theo vết xe đổ này.
Và lúc này, ông sẽ hết lòng ủng hộ lựa chọn riêng của con gái mình, miễn là điều đó có thể giúp nó xa rời vòng nguy hiểm. Tuy nhiên, ngoài tiền bạc cũng sức ảnh hưởng từ Huawei, việc Annabel Yao có thể đi được bao xa trên con đường giải trí này, sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào thực lực của chính cô.
Huawei không theo đuổi thành công 'sớm nở tối tàn'
Không đổi mới mù quáng, cũng không hài với thành tựu nhỏ... là tinh thần mà Nhậm Chính Phi truyền đến nhân viên trong hành trình xây dựng đế chế Huawei.
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi ví von các quyết sách của Huawei không bóng bẩy, hướng đến lợi ích ngắn hạn để tạo ra thành công sớm nở tối tàn như đóa phù dung.
Ông không cổ xúy cho sự phát triển vội vã, những phát minh xa rời thực tế, đổi mới mù quáng. Ngược lại, ông xác định con đường phát triển bền vững của Huawei là dựa vào nhu cầu của khách hàng, sáng tạo gắn liền với thực tế, dựa trên nguồn lực chung, không ngừng nỗ lực nghiên cứu và phát triển.
Không tạo ra sự phát triển kỳ lạ
Định nghĩa của ông Nhậm về sự đổi mới không có nghĩa là phải tạo ra những sự thay đổi kỳ lạ, tạo ấn tượng, thay vào đó là chịu trách nhiệm với sản phẩm, thực hiện sứ mệnh của doanh nghiệp.
"Đừng phức tạp hóa những điều đơn giản mà hãy đơn giản hóa những điều phức tạp. Miễn cưỡng đổi mới để tạo ra những tiêu chuẩn khác biệt là biểu hiện của sự thiếu chín chắn. Doanh nghiệp chúng ta ủng hộ sự đổi mới, mục đích của nó nằm ở công nghệ cao, chất lượng, hiệu suất cao và lợi ích cao của sản phẩm", Nhậm Chính Phi viết trong lá thư gửi nhân viên.
Ông cho rằng theo đuổi công việc nghiên cứu phát triển sản phẩm chưa hẳn là sáng tạo, tối ưu hóa sản phẩm cũ không có nghĩa là không đổi mới. Thay vào đó, mỗi nhân viên R&D của Huawei phải thay đổi từ việc chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu khoa học thành trách nhiệm với sản phẩm, "phải đem hết tâm sức đặt vào sản phẩm, qua đó thực hiện sứ mệnh của doanh nghiệp là hết lòng phục vụ khách hàng", ông Nhậm viết.
Nhậm Chính Phi muốn mọi nghiên cứu, sáng tạo phải gắn liền với khách hàng, có tính ứng dụng.
Điều thú vị trong chiến lược quản trị của ông Nhậm đó là thực dụng để thành công bền vững. "Có những thứ rất khó lý giải. Tôi tạo ra những thứ rõ ràng là đột phá trong lĩnh vực ít người chạm tới, còn người khác tạo ra những thứ có tính đại chúng rất cao, thế mà người ta lại được trao giải thưởng sáng tạo. Một kỹ thuật viên đừng nên sùng bái thứ tôn giáo mang tên kỹ thuật mà hãy trở thành một thương nhân. Kỹ thuật của bạn là để đem bán kiếm tiền, kỹ thuật bán được mới có giá trị", nhà sáng lập nêu rõ quan điểm trong Giá trị cốt lõi của Huawei.
Ông cho rằng nhà sáng tạo và sản phẩm đột phá chân chính là phải gắn liền với cuộc sống, có tính thực tế cao, cắt giảm chi phí không cần thiết, tạo nên sản phẩm ổn định và có được sự hài lòng của khách hàng.
Đặt sự phát triển của công ty gắn liền với khách hàng, thấu hiểu và đáp ứng họ chính là cách Huawei tạo nên sản phẩm công nghệ có tính cách mạng, đột phá nhưng không viển vông, xa rời cuộc sống. Ông thiết lập một chế độ trao đổi nhân viên độc đáo, khi hàng năm, 5% nhân viên R&D sẽ trở thành nhân viên bán hàng và ngược lại. Điều này giúp các bộ phận mang kiến thức, hiểu biết, nhu cầu của mình vào việc sản xuất thực tiễn.
Trong một bài phỏng vấn đặc biệt The Secret of Huawei's Success (Bí mật thành công của Huawei), được thực hiện bởi Wall Street Journal , Chen Lifang, phó chủ tịch cấp cao của Huawei cho biết: "Có 3 yếu tố tạo nên thành công của Huawei. Đầu tiên và quan trọng nhất là R&D, tiếp theo là công nghệ và đổi mới. Trong 10 năm qua, Huawei đầu tư 25 tỷ USD cho điều này".
Thành công bước đầu là những cái bẫy, khi dư luận, người dùng bắt đầu dành cho Huawei những lời khen ngợi. Tuy nhiên, nếu hài lòng với việc đó, doanh nghiệp không ngừng tiến lên sẽ giậm chân tại chỗ, thậm chí, thụt lùi.
Điều làm nên thành công của Huawei là sự đầu tư nghiêm túc vào R&D, công nghệ và con người.
"Đằng sau sự thịnh vượng là muôn vàn nguy cơ. Nguy cơ vốn không phải là đặc điểm của sự thịnh vượng mà là ý thức của cá nhân sống trong sự thịnh vượng ấy. Trước hết chúng ta cần phải tồn tại, mà điều kiện cần và đủ chính là ở việc có được thị trường hay không. Không có thị trường thì không có quy mô, thiếu quy mô thì không có chi phí thấp. Không có chi phí thấp, không có chất lượng cao thì khó lòng cạnh tranh được, hệ quả tất yếu là suy vong", Nhậm Chính Phi viết trong Chớ làm đoá phù dung sớm nở tối tàn.
Học hỏi để không chệch hướng
"Chúng ta có thể học hỏi. Thậm chí chúng ta cần học từ những công ty khác", Chen Lifang thuật lại lời của Nhậm Chính Phi. "Khi Huawei còn rất nhỏ, ông Nhậm đã yêu cầu chúng tôi không ngừng học hỏi", tờ WSJ dẫn lời bà Chen.
Để nâng cao chất lượng nhân viên, ông Nhậm cho rằng nền tảng ý thức, tri thức rất quan trọng. Nhà sáng lập mời giảng viên đại học về đào tạo cho nhân sự cấp cao, cùng với việc thường xuyên chia sẻ về tầm nhìn, tham vọng lẫn triết lý kinh doanh theo đuổi sự thành công bền vững. Ông hy vọng những nỗ lực đó giúp con người Huawei có khả năng tổng hợp, khai mở tầm nhìn, thay đổi tư duy.
Nhà sáng lập này chỉ ra điểm yếu của Trung Quốc là có rất nhiều ngành công nghiệp nhưng không có ngành công nghiệp của riêng mình, do thiếu công nghệ cốt lõi. Khi nắm bắt công nghệ cốt lõi, Huawei có thể tiến xa, nhanh hơn mà không phụ thuộc vào hay chịu sự kiểm soát của người khác.
Để thực hiện điều đó, gã khổng lồ mạnh tay chi cho việc sở hữu trí tuệ, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển ngay trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Quyển Hành trình lập nghiệp Nhậm Chính Phi viết: "Năm 2009, chi phí R&D của Huawei đạt 13,3 tỷ NDT, tăng 27,4% nhân viên của khối này. Từ đó, Huawei là tập đoàn hiếm hoi trên thế giới có nhân viên R&D chiếm đến 46% tổng số nhân viên. Tập đoàn này cũng có 17 trung tâm nghiên cứu được thành lập ở Mỹ, Thuỵ Điển, Nga, Ấn Độ... với gần 20 trung tâm đổi mới được thành lập với các đối tác hàng đầu".
P30 Pro là đại diện tiêu biểu của sự học hỏi, hợp tác không ngừng để tạo ra sản phẩm hướng đến người dùng.
Huawei không muốn bị nuốt chửng, hay bị hất cẳng ngay trên thị trường nội địa. Nhậm Chính Phi trăn trở về sự thành công đến mức độc quyền, không thể thay thế của một số hãng công nghệ hàng đầu. Ông nhận ra, những tập đoàn này có điểm chung là "sở hữu độc quyền về bằng sáng chế". Các lĩnh vực như máy ảnh kỹ thuật số, DVD, TV, máy nghe nhạc, máy tính, điện thoại di động... đều có sở hữu trí tuệ thuộc quyền kiểm soát của họ. Điều này cũng đúng với hệ điều hành máy tính phổ biến nhất hành tinh.
Từ đây, Nhậm Chính Phi đưa ra một trong những quyết sách quan trọng nhất của Huawei: Đẩy mạnh sở hữu trí tuệ để phát triển bền vững và độc lập, đồng thời, đẩy mạnh hợp tác để tiến nhanh và xa. Huawei cũng làm điều khác biệt so với 90% doanh nghiệp Trung Quốc, đó là đăng ký sở hữu trí tuệ. Ông nhận ra, chỉ khi thực hiện chiến lược bảo vệ sở hữu trí tuệ một cách kiên quyết thì Huawei mới có thể bước ra cạnh tranh với thị trường thế giới, giành quyền kiểm soát thị trường và quyền phát ngôn.
Những kỳ tích Huawei đã giúp tập đoàn trở thành một trong những thương hiệu giá trị nhất thế giới.
Ngoài cải thiện chất lượng nền tảng từ nội bộ, ông Nhậm nhấn mạnh hợp tác bình đẳng và rộng mở giúp tăng nhanh chóng thế mạnh của của Huawei. Sự thành công có tính đột phá của công ty này còn đến từ những sự hợp tác chiến lược. Quan điểm của ông Nhậm từ ngày lập nghiệp đó là Huawei không ngại bắt chước, học hỏi và hợp tác.
"Khởi nghiệp bằng cách bắt chước những điều đã có, học hỏi cả những thành công và thất bại của họ giúp đảm bảo doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Đồng thời, doanh nghiệp non trẻ được đảm bảo không đi chệch hướng", tác giả Hy Văn giải thích quan điểm này trong Hành trình lập nghiệp của Nhậm Chính Phi . Việc hợp tác với gã khổng lồ, tận dụng công nghệ của họ giúp hãng công nghệ Trung Quốc tiến nhanh hơn với mức chi phí thấp và độ ổn định của sản phẩm cao.
Điển hình của mối hợp tác, cộng hưởng lợi ích và tầm ảnh hưởng này là sự bắt tay của Huawei với Leica trên mẫu smartphone P30 Pro.
Với sự hợp tác chiến lược này, Huawei một lần nữa ghi tên mình vào danh sách những thiết bị di động tốt nhất thế giới. Sự hợp tác này bắt đầu từ email đề nghị hợp tác của Huawei vào năm 2013 - khi hãng chưa có vị thế ông lớn ngành công nghệ. Hai thương hiệu tiến hành những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, tập trung thiết kế ống kính quang học và chất lượng hình ảnh, giải quyết các vấn đề về màu sắc, tiêu cự, nhiễu hạt, độ méo ảnh... Thành quả của hợp tác chiến lược là người dùng sở hữu chiếc smartphone P30 Pro có chất lượng ảnh chụp mang chất lượng, tinh thần, đẳng cấp của Leica - hãng máy ảnh huyền thoại.
"Cởi mở và hợp tác là xu hướng chủ đạo của các doanh nghiệp. Mọi người đều nhận thức được rằng trong tương lai không ai đủ khả năng thống trị thế giới, chỉ có tăng cường hợp tác mới tạo được lợi ích chung tối đa", Nhậm Chính Phi viết trong lá thư gửi nhân viên.
Việc phát triển toàn cầu, định hướng phát triển bền vững, Huawei lập kỳ tích về doanh số, trở thành tập đoàn giá trị toàn cầu. Theo WSJ, ngay trước khi Mỹ áp lệnh "phong tỏa" Huawei, 65% lợi nhuận của tập đoàn đến từ bên ngoài Trung Quốc. Một gã khổng lồ công nghệ bước khỏi ranh giới quốc gia, trở thành thương hiệu giá trị hàng đầu thế giới.
'Mùa đông Huawei' và chiến lược hồi sinh của gã khổng lồ "Huawei rồi cũng sẽ có mùa đông, chuẩn bị sẵn áo ấm tốt hơn là không chuẩn bị gì", ông Nhậm Chính Phi nói từ những ngày đầu khởi nghiệp nhiều gian nan. "Tôi không biết định nghĩa thành công là gì, nhưng tôi biết thế nào là thất bại. Đó là bỏ cuộc", đây là triết lý của một doanh nhân đã...