Vì sao có sự chênh lệch thống kê tỷ lệ người xem tranh luận Tổng thống Mỹ?
Số người theo dõi cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ đầu tiên Trump-Biden thấp hơn nhiều so với sự kiện năm 2016, tuy nhiên đây chỉ là thống kê trên nền tảng truyền hình.
Cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ đầu tiên, một trong những sự kiện “đặc sản” của mùa bầu cử tổng thống Mỹ, diễn ra vào tối 29/9 (giờ địa phương). Đây là sự kiện được mong đợi lớn do các ứng viên sẽ trực tiếp thể hiện đường lối, tư tưởng của mình xung quanh những vấn đề được công chúng quan tâm. Bên cạnh đó, với đại dịch COVID-19 khiến hàng loạt sự kiện “đóng băng” trên toàn cầu, đây cũng là lần đối đầu trực tiếp hiếm hoi giữa hai người đàn ông có thể trở thành chủ nhân Nhà Trắng tương lai.
Cuộc tranh luận tổng thống Mỹ đầu tiên, một trong những sự kiện “đặc sản” của mùa bầu cử tổng thống Mỹ, diễn ra vào tối 29/9 (giờ địa phương). (Ảnh: Al Jazeera)
Video đang HOT
Với một ứng viên “khó đoán” như Donald Trump và một ứng viên “ổn định” như Joe Biden, cuộc tranh luận năm nay tiếp tục thu hút sự chú ý. Nhìn chung, các thống kê khác nhau do có sự chênh lệnh giữa nền tảng truyền hình và nền tảng internet (những người xem qua TV và xem qua các mạng video như Youtube), còn tỷ lệ xem tranh luận tổng thống Mỹ 2020 không quá khác biệt so với năm 2016.
Thống kê ban đầu từ các mạng lưới truyền hình ở Mỹ cho thấy, số người theo dõi cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên Donald Trump và Joe Biden trên các mạng truyền hình thấp hơn so với sự kiện 4 năm trước.
Các kênh truyền hình nổi tiếng ở Mỹ bao gồm ABC, CBS, NBC và Fox có tổng số gần 29 triệu người xem, giảm 36% so với cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Số liệu sẽ còn được bổ sung song dự kiến sẽ không bằng con số 84 triệu người xem trên 13 mạng lưới truyền hình trước đây – kỷ lục truyền hình trong lịch sử 60 năm tường thuật các cuộc tranh luận tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều cơ quan truyền thông tường thuật trực tuyến sự kiện qua YouTube, thu hút hàng chục triệu người xem. Nhiều người khác theo dõi cuộc tranh luận trên sóng phát thanh và các nền tảng khác. Theo cập nhật mới nhất của Nielsen được Reuters dẫn lại cho thấy có khoảng 73,1 triệu người đã xem cuộc tranh luận trên 16 kênh truyền hình ở cả nền tảng trực tuyến.
Như vậy, với thống kê đầy đủ, có thể thấy cuộc tranh luận Trump-Biden có sức hút “ nóng” không kém cuộc tranh luận Trump- Clinton từng tạo “bom” trên sóng truyền hình hồi 2016, với “Trump” là mẫu số chung.
Trả lời câu hỏi những con số thống kê sơ bộ, ông Trump nói với phóng viên “một ngày nào đó các công ty truyền thông giả này sẽ nhớ tôi vô cùng nhiều đấy”.
Tuy nhiên, một bộ phận dư luận đã tỏ ra mệt mỏi với không khí tranh luận lộn xộn, “như cãi nhau tay đôi” của hai ứng viên trong cuộc tranh luận đầu tiên. Không biết điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ theo dõi trận đối đầu thứ hai, được hứa hẹn là sẽ “có trật tự hơn”, như thế nào.
Nghị sĩ Mỹ lo ngại các nguy cơ khi tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc khánh
Ngày 26/5, các nhà lập pháp đảng Dân chủ đại diện cho khu vực thủ đô Washington DC cảnh báo chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump không nên tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Quốc khánh Mỹ (4/7) tại National Mall trong bối cảnh khu vực này đang phải vật lộn với đại dịch COVID-19.
Cờ rủ được treo trên Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ, tưởng nhớ các nạn nhân tử vong do dịch COVID-19, ngày 13/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và Bộ trưởng Nội vụ David Bernhardt, các nghị sĩ đảng Dân chủ của thủ đô Washington, bang Maryland và Virginia đã kêu gọi chính quyền từ bỏ kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Quốc khánh - còn gọi là Ngày Độc lập 4/7. Họ lập luận rằng không thể tổ chức sự kiện này một cách an toàn với số lượng lớn người có thể tham dự vì thủ đô Washington và các vùng lân cận là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 tại Mỹ và hiện vẫn đang duy trì lệnh phong tỏa, gián cách xã hội nhằm ngăn chặn dịch bệnh.
Trong thư, các nhà lập pháp cảnh báo: "Nếu tổng thống tiếp tục với kế hoạch tổ chức sự kiện 'Chào nước Mỹ' nhân Ngày Quốc khánh, điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng tới những người sống ở thủ đô của Mỹ, mà là tất cả những người đến từ các khu vực khác của đất nước". Ngoài ra, các nghị sĩ cũng bày tỏ lo ngại về chi phí tốn kém cho lễ kỷ niệm vì sự kiện năm ngoái đã tiêu tốn hơn 5 triệu USD, trong đó Bộ Quốc phòng Mỹ chi 1,2 tỷ USD. Các nhà lập pháp cho rằng ở thời điểm "nước sôi lửa bỏng" hiện nay, khoản chi phí như vậy là một sự lãng phí không cần thiết. Theo họ, thay vào đó, chính quyền và các cơ quan liên quan nên tập trung hỗ trợ các gia đình Mỹ chứ không phải một sự kiện phù phiếm.
Bức thư được gửi đi sau khi Tổng thống Donald Trump cho biết Nhà Trắng vẫn có kế hoạch tổ chức sự kiện ngày 4/7.
Trong lễ kỷ niệm Ngày Độc lập năm ngoái, nước Mỹ đã phô diễn hàng loạt khí tài quân sự tối tân, các máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Mỹ như F-22, F-35 cùng một máy bay ném bom chiến lược B2 cũng xuất hiện trên bầu trời. Tuy nhiên, các chính khách đảng Dân chủ chỉ trích Tổng thống Trump đang chính trị hóa quân đội.
Thủ tướng Giuseppe Conte giành được sự ủng hộ cao của cử tri Italy Thủ tướng Italy Giuseppe Conte hiện đang được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo gặt hái được nhiều thành công về chính trị nhất trong thời gian xảy ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte phát biểu tại một cuộc họp trực tuyến ở Rome ngày 23/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Các cuộc thăm dò...