Vì sao các vitamin thiết yếu cho cơ thể được đặt tên theo bảng chữ cái?
Là những chất rất cần thiết cho cơ thể, nhưng các vitamin được gọi tên rất đơn giản như vitamin A, B, vitamin C, D…, chứ không phải bằng các tên dài dòng và khó nhớ như các chất khác.
Vitamin rất cần thiết cho cơ thể. (Ảnh: Getty)
Vitamin là thuật ngữ mô tả nhiều loại hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự trao đổi chất để duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của con người nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp mà phải bổ sung từ các thức phẩm ăn hàng ngày.
Là những chất rất cần thiết cho cơ thể, nhưng các vitamin được gọi tên rất đơn giản và dễ nhớ như vitamin A, B, vitamin C, D…, chứ không phải bằng các tên dài dòng, khó nhớ như các loại chất hay thuốc khác.
Ai là người phát hiện ra vitamin?
Tên gọi vitamin, ban đầu là vitamine, ghép từ “vita” (sự sống trong tiếng Latinh) và “amine” (một loại hợp chất hóa học chứa nitơ).
Tên gọi này do nhà hóa sinh người Mỹ gốc Ba Lan Casimir Funk đặt ra vào năm 1912, khi ông phát hiện nguyên nhân gây ra một số căn bệnh là do thiếu hụt vài thành phần nhất định trong chế độ ăn uống.
Năm 1912, Funk phát hiện 4 căn bệnh gồm Beriberi (có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và hệ thần kinh), Scurvy (khiến răng và nướu thối rữa), Pellagra (dẫn đến các biến chứng như viêm da), và bệnh còi xương, đều bắt nguồn từ việc thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định.
Quan điểm bệnh tật có thể xuất hiện do thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu, không phải chỉ do nhiễm trùng hay độc tố, mang tính cách mạng, nhất là vào thời điểm mà lý thuyết mầm bệnh đang chiếm ưu thế, lý thuyết này chỉ ra một số bệnh nhất định bắt nguồn từ những vi sinh vật gây bệnh.
Tuy nhiên, Funk lại đề xuất rằng một số loại vitamin cần góp mặt trong chế độ ăn uống của con người và chỉ một lượng rất nhỏ cũng có thể giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh.
Tại Viện Lister ở London, Anh, Funk đã tiến hành thí nghiệm để cô lập một phức hợp các vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự sống, được ông coi là các amin thiết yếu (vital amine).
Trong nghiên cứu của mình, ông đặt tên chất này là “vitamin” vì ông tin rằng nó cần thiết cho sự sống cũng như có thể chữa khỏi bệnh tật. Funk tuyên bố: “Để khỏe mạnh, nên tránh một chế độ ăn uống đơn điệu.”
Nguồn gốc tên gọi các loại vitamin
Video đang HOT
Vitamin không chỉ có một loại và ý tưởng sử dụng hệ thống chữ cái quen thuộc hiện nay để đặt tên cho các vitamin bắt nguồn từ Cornelia Kennedy, khi trong luận án thạc sỹ của mình năm 1916, bà đã “sử dụng chữ cái ‘A’ và ‘B’ để chỉ định các yếu tố cần thiết trong chế độ ăn uống mới.”
Các loại vitamin được đặt tên theo trình tự khám phá ra chúng. Từ năm 1910 đến năm 1920, vitamin A, B, C, D và E được phát hiện và đặt tên theo các chữ cái trong bảng chữ cái.
Việc phát hiện được thực hiện trên cả thành phần hòa tan trong chất béo và hòa tan trong nước, dẫn đến việc chia tách vitamin từ A đến E.
Vitamin C có nhiều trong trái cam. (Nguồn: bewellnova)
Năm 1920, nhiều loại vitamin được phát hiện hơn, cụ thể là B1 và B2. Tuy nhiên, những vitamin này sau đó được nhóm lại với nhau do sự giống nhau về tính chất, sự phân bố trong các nguồn tự nhiên và chức năng sinh lý chồng chéo. Sau đó, chúng được gọi là “phức hợp vitamin B.”
Vitamin B có nhiều loại, bao gồm vitamin B12 (cobalamin) được phát hiện năm 1926, B5 (axit pantothenic), B7 (Biotin) năm 1931, B6 (pyridoxine) năm 1934, B3 (Niacin) và B9 (axit folic) vào năm 1941.
Tuy nhiên, theo thời gian, các nhà nghiên cứu khác nhận thấy lý thuyết ban đầu của Funk không hoàn toàn chính xác, không phải tất cả vitamin đều là amine.
Chẳng hạn, vitamin D được tổng hợp khi da tiếp xúc với ánh sáng cực tím và thực chất là một hormone steroid. Đây là lý do tại sao chữ “e” trong “vitamine” bị lược bỏ để tạo thành thuật ngữ “vitamin” như ngày nay.
Vitamin cũng không phải chỉ ảnh hưởng đến một bệnh như Funk đề xuất ban đầu. Ví dụ, sự thiếu hụt vitamin D liên quan đến nhiều bệnh mãn tính như rối loạn chuyển hóa xương, bệnh tim và tiểu đường.
Có tổng cộng 13 loại vitamin đã được xác định từ năm 1913 đến 1948. Chúng được chia thành 2 loại chính gồm vitamin tan trong nước với các vitamin nhóm B và C và vitamin tan trong chất béo với các vitamin nhóm A, D, E, K.
Vai trò của vitamin đối với cơ thể
Vitamin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và duy trì sự sống của con người, nếu cơ thể thiếu vitamin sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.
Vitamin là một trong những thành phần quan trọng để tạo nên tế bào, giúp phát triển và duy trì sự sống của tế bào; là chất xúc tác tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng, biến đổi thức ăn thành năng lượng để cung cấp, phục vụ cho tất cả hoạt động sống của cơ thể.
Vitamin có nhiều trong các thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Ảnh minh họa. (Nguồn: Harvard Health)
Vitamin hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa và điều trị bệnh từ đó tăng cường sức khỏe cho cơ thể; tham gia điều hòa và tăng cường các chức năng hoạt động của hệ thần kinh và tim mạch.
Vitamin bảo vệ tế bào của cơ thể tránh khỏi các cuộc tấn công của các tác nhân gây bệnh nhờ khả năng chống lại quá trình oxy hóa, đặc tính khử độc và khả năng sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương, từ đó giúp hỗ trợ phục hồi nhanh chóng tổn thương.
Tuy nhiên, mặc dù vitamin rất cần thiết cho cơ thể, song việc bổ sung vitamin không nên lạm dụng mà cần có sự tư vấn của bác sỹ, bởi tình trạng thừa hay thiếu vitamin cũng đều là nguyên nhân gây nên những bệnh lý của cơ thể, tác động tiêu cực đến sức khỏe./.
Vitamin nào có thể giúp giảm béo?
Nhiều người thừa cân, béo phì phải dùng đến các phương pháp ăn kiêng khắc nghiệt để giảm cân, dần dần có thể dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, gây bất lợi cho sức khỏe.
Trên thực tế, việc bổ sung hợp lý một số loại vitamin cũng có lợi cho việc giảm cân. Vậy loại vitamin nào có thể giảm béo?
1. Vitamin B có thể hỗ trợ giảm béo
Khi áp dụng chế độ ăn kiêng để giảm cân, lượng thức ăn ăn vào bị giảm đi, việc hấp thụ các loại vitamin cũng giảm, dễ gây ra các triệu chứng thiếu hụt các loại vitamin và gây ra di chứng sau giảm cân. Bản thân vitamin không có calo, một số còn có thể giúp cho quá trình chuyển hóa. Ví dụ, B1, B2, B6 và B12 trong phức hợp vitamin B có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, protein, đường... có tác dụng đốt cháy mỡ thừa, tránh tích tụ mỡ.
Hầu hết các loại vitamin đều có trong thực phẩm hàng ngày và vitamin B cũng không ngoại lệ. Thực phẩm giàu vitamin B bao gồm gan động vật, thịt nạc, cá, ngũ cốc nguyên hạt...
Đối với những người thường tiêu thụ ít các loại thực phẩm này hoặc có chế độ ăn uống không cân bằng, có thể cân nhắc sử dụng vitamin B dưới dạng thực phẩm chức năng. Đối với người có bệnh lý tiềm ẩn hoặc thuộc nhóm đặc biệt nên sử dụng hợp lý dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Việc bổ sung hợp lý một số loại vitamin cũng có lợi cho việc giảm cân.
2. Vitamin D
Vitamin D cần thiết cho cơ thể sản xuất leptin - là một loại hormone kiểm soát sự thèm ăn. Nếu hàm lượng leptin giảm, cảm giác thèm ăn sẽ ngày càng lớn hơn, dễ dẫn đến béo phì. Ngoài ra, theo các nghiên cứu liên quan, vitamin D không chỉ có thể kiểm soát lượng calo mà còn giúp giảm cân.
Cơ thể hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời, ngoài ra thực phẩm giàu vitmin D nên ăn là cá biển, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, bơ, dầu gan cá tuyết.
3. Vitamin C
Vitamin C giúp tổng hợp carnitine, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo và đẩy nhanh quá trình phân hủy, đốt cháy chất béo. Trong quá trình trao đổi chất, nếu hàm lượng carnitine không đủ sẽ gây tích tụ mỡ và hình thành mô mỡ. Nếu thiếu vitamin C lâu ngày sẽ ngày càng béo hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy, những người bổ sung đủ vitamin C sẽ đốt cháy chất béo nhiều hơn 30% khi tập thể dục so với những người không bổ sung đủ vitamin C. Vì vậy, nên chú ý bổ sung đủ vitamin C để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả giảm cân do thiếu vitamin C.
Thực phẩm giàu vitamin C là súp lơ, cà chua, mướp đắng, khoai lang, dưa chuột, bắp cải, cần tây, tỏi tây...
Hầu hết các loại vitamin đều có trong thực phẩm hàng ngày.
4. Vitamin E
Vitamin E là chất chống oxy hóa có thể trì hoãn lão hóa da và giúp da đàn hồi tốt hơn. Ngoài ra, vitamin E có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa độc tố tích tụ trong đường tiêu hóa và giảm mỡ.
Khi cơ thể thiếu vitamin E, có thể làm giảm tốc độ trao đổi chất cơ bản. Người lớn cần bổ sung 15 mg vitamin E mỗi ngày. Thực phẩm nên dùng là các loại hạt như đậu phộng, quả óc chó và yến mạch.
Tuy nhiên, cần lưu ý, nên bổ sung vitamin qua thực phẩm. Chỉ bổ sung bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh quá liều. Dùng quá liều vitamin trong thời gian dài có thể gây ngộ độc tích lũy. Ví dụ, dùng liều lượng lớn vitamin E có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin A và K, suy giảm thị lực, rối loạn nội tiết, rối loạn chức năng tình dục, rong kinh hoặc vô kinh. Dùng quá nhiều vitamin C có thể làm giảm khả năng sinh sản...
Ngoài ra, vitamin không phải là dưỡng chất duy nhất mà cơ thể chúng ta cần. Có 3 chất dinh dưỡng chính được tiêu thụ trong chế độ ăn bình thường: Protein, đường và chất béo. Vì vậy, để kiểm soát cân nặng bạn cần phải áp dụng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đúng cách.
Bổ sung vitamin đúng cách Khi cuộc sống ngày càng phát triển, ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân cũng càng tăng cao. Không ít gia đình chú trọng tới việc bổ sung thực phẩm chức năng, trong đó bao gồm các loại vitamin. Tuy nhiên, thực tế, việc tự ý bổ sung quá nhiều vitamin có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe...