Vì sao các trường huỷ kỳ thi tuyển sinh riêng?
Phương án tuyển sinh năm 2020 của Đại học Công nghệ TPHCM và Đại học Tôn Đức Thắng vừa huỷ kỳ thi đánh giá năng lực vào trường mặc dù trong đề án tuyển sinh dự kiến có đề cập đến việc tổ chức kỳ thi này.
Học sinh tìm hiểu thông tin xét tuyển vào Trường đại học Công nghệ TPHCM (Hutech). Ảnh: Nhà trường cung cấp
Thời gian chuẩn bị để thi riêng quá gấp gáp
Ngày 14.5, Hội đồng tuyển sinh Đại học Công nghệ TPHCM (Hutech) vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2020. Theo đó, trường xét tuyển 6.600 chỉ tiêu cho 47 ngành đào tạo đại học chính quy theo 3 phương thức xét tuyển.
Các phương thức xét tuyển là: xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM và xét tuyển học bạ. Đối chiếu với đề án dự kiến trước đó, trường đã bỏ kỳ thi riêng năm 2020 vào trường.
Nói về việc bỏ kỳ thi riêng, thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh – Truyền thông Đại học Công nghệ TPHCM nhận định, việc không tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực vào trường là thay đổi lớn nhất trong phương thức tuyển sinh chính thức của trường.
Thạc sĩ Xuân Dung giải thích, theo quy chế tuyển sinh năm nay, Bộ GD-ĐT có một số quy định về điều kiện đối với các trường tổ chức kỳ thi riêng về ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa, đội ngũ cán bộ ra đề, chấm thi, đảm bảo chất lượng… nhằm đảm bảo công bằng cho thí sinh cũng như chất lượng đầu vào cho các trường.
Video đang HOT
“Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời gian để chuẩn bị cho kỳ thi còn khá ngắn nên có thể không đáp ứng được đầy đủ tất cả các yêu cầu để kỳ thi diễn ra tốt nhất. Do đó, lãnh đạo nhà trường quyết định tạm ngưng việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng năm nay và sẽ chuẩn bị dần để tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng vào các năm tiếp theo được chu đáo, hiệu quả” – thạc sĩ Xuân Dung nói.
Giúp giảm chi phí cho phụ huynh, học sinh
Tương tự, Hội đồng tuyển sinh Đại học Tôn Đức Thắng cũng vừa chốt phương án tuyển sinh năm 2020.
Theo đó, năm nay trường sẽ thực hiện tuyển sinh theo 3 phương thức là xét theo kết quả học tập bậc THPT; xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và xét tuyển thẳng.
So với đề án tuyển sinh dự kiến trước đó, trường quyết định không thực hiện phương thức 4 là xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do trường tự tổ chức để xét tuyển từ 10-20% chỉ tiêu.
Theo dự tính ban đầu, kỳ thi này tổ chức vào tháng 8 sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra, là bài thi trắc nghiệm thực hiện trên máy tính trong thời gian 120 phút.
Lý giải sự thay đổi này, theo thạc sĩ La Vũ Thùy Linh, Phó trưởng phòng Đại học trường này, phương án không tổ chức thi riêng là phù hợp.
“Phương án thi tốt nghiệp THPT 2020 đã được Bộ GD-ĐT điều chỉnh phù hợp, nhà trường có thể dựa vào kết quả thi này để xét tuyển” – thạc sĩ Thuỳ Linh nói.
Theo thạc sĩ Thuỳ Linh, việc giảm bớt kỳ thi không gây khó khăn cho thí sinh muốn mong muốn có một “tấm vé” vào trường, mà trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc giảm 1 kỳ thi giúp giảm rủi ro về dịch bệnh và giảm chi phí cho phụ huynh và xã hội.
Học sinh phổ thông trải nghiệm môi trường đại học trước ngưỡng cửa cuộc đời
"Giờ thì con biết mình muốn gì và hợp với ngành gì rồi. Phải có những buổi đi thực tế như vậy thì tụi con chọn nghề không sợ bị sai".
Không chọn chuyến đi trải nghiệm dưới hình thức du lịch khám phá như nhiều trường học khác, nhiều phụ huynh học sinh Trường Trung học phổ thông Phan Bội Châu thành phố Phan Thiết đã chọn chuyến đi trải nghiệm trong một số trường đại học cho con em mình trước ngưỡng cửa làm hồ sơ chọn ngành.
Học sinh khối lớp 12 được phụ huynh và nhà trường tổ chức đi thực tế tại 2 trường đại học (Ảnh CTV)
Gần 100 học sinh thuộc khối lớp 12 Trường Trung học phổ thông Phan Bội Châu đã được phụ huynh cùng nhà trường tổ chức cho đi thăm 2 trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Hutech.
Chi phí cho 2 ngày đi tham quan hết 300 ngàn/học sinh. Trong đó tiền xe hết 260 ngàn và 40 ngàn tiền lo cho tài xế.
Toàn bộ tiền ăn sáng, trưa, chiều cho học sinh đều do 2 trường đại học tài trợ.
Em Trương Công Lân học sinh lớp 12 A2 cho biết: "Tụi em vào trường được nhà trường cho đi tham quan các phòng chức năng, tham quan lớp học của sinh viên, phòng thí nghiệm và lên giảng đường để nghe các giảng viên tư vấn cặn kẽ từng ngành học.
Các thầy cô còn cho học sinh biết những ngành học hot, ngành học ra trường có khả năng xin việc cao.
Ngoài ra, thầy cô phân tích để chúng em tự định hướng nghề nghiệp cho phù hợp với năng lực và điều kiện kinh tế của gia đình".
Khi nghe chúng tôi hỏi: "Em học được những gì qua những buổi trải nghiệm đó?", Công Lân cho biết: "Giờ thì con biết mình muốn gì và hợp với ngành gì rồi. Phải có những buổi đi thực tế như vậy thì tụi con chọn nghề không sợ bị sai".
Anh Trương Công Lương phụ huynh em Công Lân nói thêm: "Tôi thấy chương trình này rất hay.
Phải đi thực tế thế này, các em mới được mở rộng tầm nhận thức, chứ 12 năm chỉ quanh quẩn ở quê nhà nên việc chọn nghề cũng theo ngẫu hứng, như thế dẫn đến nhiều em khá thiệt thòi".
Được biết, sau chuyến đi của gần 100 học sinh vừa qua, nhiều phụ huynh khác bày tỏ muốn con họ cũng được nhà trường tổ chức cho đi thực tế vào các trường đại học để tham quan, tìm hiểu trước cuộc thi quan trọng bậc nhất của cuộc đời.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Đại học sắc màu 'khoe' diện mạo mới lung linh mùa 'comeback' Đón hàng triệu sinh viên cả nước vào mùa trở lại giảng đường, nhiều trường đại học đã kịp khoác cho mình chiếc áo mới đầy ấn tượng. Danh sách các trường đại học có màn 'comeback' xuất sắc chắc chắn phải kể đến trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) - Đại học sắc màu giờ đây không chỉ có sắc màu!...