Vì sao các smartphone càng gần đầy pin càng sạc chậm?
Bạn đã bao giờ nhận thấy điện thoại thông minh của mình sạc nhanh cho đến khi đạt mức khoảng 80%, kể từ đó tới mốc 100% dường như mất nhiều thời gian hơn. Đâu là nguyên nhân?
Người dùng smartphone không nên để điện thoại cạn kiệt pin
Theo How To Geek , câu trả lời là do cách xử lý pin Lithium trên thiết bị của bạn. Về nguyên tắc, pin Lithium có 3 giai đoạn sạc, mỗi giai đoạn được thiết kế để bảo vệ pin ở các trạng thái dễ bị tổn thương nhất, bao gồm: Sạc liên tục ở tiền chu kỳ, còn gọi là sạc nhỏ giọt; Sạc dòng điện không đổi (sạc ổn dòng); Sạc bão hòa (sạc ổn áp).
Video đang HOT
Giai đoạn đầu tiên áp dụng khi pin trống hoặc điện áp cell pin dưới 3,0 V. Các cell pin phải được kích hoạt lại từ từ để chống lại các vấn đề gây ra do để pin trong thời gian dài ở trạng thái xả, còn gọi là kích pin. Lúc này lớp chắn của pin có thể cần phải phục hồi và sạc nhỏ giọt ở mức điện áp thấp cho phép thực hiện quá trình hồi phục này. Giai đoạn sạc tiền chu kỳ này thường chỉ diễn ra ở tốc độ 10% so với tốc độ sạc tối đa, đó là lý do của việc sạc cực chậm sau khi máy hết pin hoàn toàn. Ví dụ, một chiếc iPhone bị xả kiệt pin thường sẽ hiển thị một biểu tượng pin cạn kiệt trong vài phút trước khi nó được cắm sạch đủ lâu để khởi động lại. Giai đoạn này bạn cần kiên nhẫn cắm sạc ở dòng thấp để chờ điện áp tăng dần.
Giai đoạn sạc dòng không đổi (giai đoạn 2) sẽ diễn ra khi cell pin đạt 3,0 V, lúc này điện thoại của bạn sẽ bắt đầu sạc dần nhanh hơn rất nhiều. Ở giai đoạn sạc này, dòng điện được đặt ở tốc độ cao không đổi trong khi điện áp được tăng lên theo thời gian. Đây là lúc thiết bị của bạn sạc nhanh nhất và đó là khi các hãng thường áp dụng chế độ sạc nhanh hoặc siêu nhanh. Giai đoạn này bạn có thể sạc pin đến khoảng 80% dung lượng pin trong khoảng thời gian cực ngắn nhưng vẫn giữ cho các cell pin an toàn.
Giai đoạn cuối là giai đoạn sạc bão hòa (sạc ổn áp với điện áp không đổi). Quá trình này sẽ bắt đầu khi pin được sạc cỡ 80%, lúc đó sạc sẽ chuyển sang chế độ điều chỉnh dòng điện áp không đổi để giữ cho pin ở mức sạc tối đa trong khi dòng điện sẽ giảm dần, điều này ngăn ngừa sạc quá mức để tránh hư hại pin, nó có nghĩa là càng tới gần mức 100% thì sạc càng chậm. Dòng điện sẽ tiếp tục giảm cho đến khi pin được sạc gần dung lượng cực đại, tại thời điểm đó sạc sẽ dừng hoàn toàn.
Tại thời điểm sạc đầy, bạn nên rút điện thoại thông minh của mình khỏi dây sạc. Nếu không, lúc đó điện thoại vẫn tiếp tục xả cho đến khi đạt mốc 3,9 – 4V và quá trình sạc sẽ tiếp tục được áp dụng khi bạn không ngắt dây sạc. Đó chính là lý do các hãng như Apple, Sony… đều đưa ra các tính năng bảo vệ pin thông qua tính năng sạc thích ứng nhằm tăng tuổi thọ pin và bảo vệ thiết bị của bạn khỏi tình trạng sạc và xả liên tục khi cắm sạc qua đêm.
Sony dẫn đầu thị trường cảm biến camera smartphone
Báo cáo mới nhất từ các chuyên gia phân tích tại Strategy Analytics, thị trường toàn cầu về cảm biến máy ảnh cho smartphone đạt 15 tỉ USD vào năm 2020, tăng 13% so với năm 2019.
Gần một nửa cảm biến camera trên smartphone hiện nay từ Sony
Theo GizChina , trong số này, Sony tiếp tục là nhà cung cấp cảm biến camera smartphone lớn nhất khi đạt 46% thị trường. Sau đó là Samsung System LSI và OmniVision Technologies. Tổng cộng, ba công ty hàng đầu chiếm gần 85% thị trường cảm biến camera smartphone.
Về cơ bản, đại dịch Covid-19 không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng thị trường cảm biến camera smartphone do nhu cầu mạnh mẽ từ các OEM smartphone nhằm áp dụng cảm biến có độ phân giải cao và số lượng cảm biến cao hơn trên các cấp smartphone vào năm 2020. Mặc dù Sony đang dẫn đầu nhưng Strategy Analytics tin sự thống trị thị trường của công ty này sẽ ngày càng bị đe dọa bởi sự cạnh tranh tăng trên thị trường cảm biến camera smartphone.
Cũng theo Strategy Analytics, doanh số smartphone toàn cầu sẽ tăng 6,5% so với năm ngoái để đạt 1,38 tỉ chiếc vào năm nay. Sự tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi tình hình kinh tế được cải thiện khi đại dịch Covid-19 suy yếu; sự nâng cấp từ smartphone cũ ngày càng tăng cũng như sự thúc đẩy chuyển đổi sang 5G từ các nhà mạng.
Nhà phân tích Abhilash Kumar của Strategy Analytics cho biết, "Vào năm 2021, chúng tôi tin rằng Xiaomi sẽ trở thành nhà cung cấp smartphone toàn cầu lớn thứ ba thế giới, vượt qua Huawei. Ngoài ra, Xiaomi đã hoạt động tốt ở thị trường Ấn Độ và Nga, đồng thời cũng rất tích cực ở châu Âu".
Nhận xét về triển vọng khu vực của các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc, Giám đốc cấp cao tại Strategy Analytics, Linda Sui, nói "Năm 2021 sẽ là năm của các nhà cung cấp smartphone Trung Quốc. Tại châu Á - Thái Bình Dương, Vivo, Xiaomi và Oppo sẽ trở thành 3 công ty hàng đầu được thúc đẩy bởi hoạt động tiếp thị tích cực; mở rộng kênh phân phối và giá cạnh tranh".
Báo cáo cũng lưu ý rằng tại châu Phi và Trung Đông, Transsion sẽ vượt qua Samsung để trở thành nhà cung cấp lớn nhất, trong khi Samsung rơi xuống vị trí thứ hai. Ngoài ra, Xiaomi sẽ tăng lên vị trí thứ ba trước Apple. Tại các thị trường Tây Âu, Xiaomi sẽ củng cố vị trí thứ ba sau Apple và Samsung.
Sức mạnh của 5G Với tốc độ tải dữ liệu chỉ trong vài phút, độ trễ dưới 10 ms, mạng 5G sẽ tác động lớn đến đời sống con người, nâng cao nhiều trải nghiệm trong cuộc sống.