Vì sao các ngân hàng ồ ạt tăng vốn điều lệ?
Năng lực tài chính của nhiều ngân hàng sẽ được cải thiện đáng kể sau đợt tăng vốn ở thời điểm cuối năm.
Tăng vốn củng cố bệ phóng cho các ngân hàng trong cuộc đua mở rộng mạng lưới, thị phần và quy mô kinh doanh khi tình hình kinh tế trở lại bình thường trong năm 2021.
Ngày 5/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã có công văn chấp thuận cho TPBank tăng thêm hơn 2.150 tỷ đồng vào vốn điều lệ trong năm nay. Như vậy, sau khi phương án tăng vốn được thực hiện, vốn điều lệ của TPBank sẽ đạt hơn 10.716 tỷ đồng, thay vì hơn 8.565 tỷ đồng như hiện tại.
TPBank chính là cái tên mới nhất trong danh sách những ngân hàng được SBV chấp thuận cho tăng vốn trong thời gian qua. Những ngân hàng nhận đã nhận được cái “gật đầu” từ SBV trước đó gồm ACB, Techcombank, Liên Việt Post Bank, OCB, HDBank, VIB, SHB và Bắc Á Bank. Danh sách này rất có thể sẽ được bổ sung thêm những cái tên mới như Agribank và VietinBank trong thời gian tới.
Sở dĩ các ngân hàng ráo riết tăng vốn trong thời gian qua là để đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy chuẩn quản trị rủi ro Basel II, đã được hầu hết các ngân hàng nêu trên triển khai từ năm 2019.
CAR là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Hệ số này càng cao có nghĩa là tiềm lực tài chính và khả năng chịu đựng rủi ro khi phải đối mặt với những tình huống căng thưởng của ngân hàng càng lớn.
Nhiều ngân hàng tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định. Ảnh: B.L
Video đang HOT
Theo quy định, các ngân hàng đã triển khai Basel II sẽ luôn phải duy trì hệ số CAR tối thiểu là 8%. Ở thời điểm hiện tại, hệ số CAR những ngân hàng kể trên vẫn đang ở mức an toàn, như HDBank là 10,9%, SHB (10,36%), VIB (9,69%). Nhưng nếu không tăng vốn, hệ số này sẽ giảm dần khi tài sản có rủi ro của các ngân hàng tăng lên. Hay nói cách khác, hoạt động mở rộng kinh doanh cấp tín dụng của các ngân hàng sẽ bị hạn chế bởi giới hạn an toàn nếu như không thể tăng vốn điều lệ kịp thời.
Cụ thể ở trường hợp TPBank, trong công văn gửi các cổ đông để xin ý kiến về việc tăng vốn, ngân hàng TPBank cũng đã giải thích rõ mục đích tăng vốn nhằm: “Đảm bảo tuân thủ và đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, thực hiện các chuẩn mực tại Hiệp ước Basel II theo quy định của Ngân hàng Nước Việt Nam.”
Mặc dù ở thời điểm cuối quý III, hệ số CAR của TPBank là 11,4%, vượt khá xa so với mức tối thiểu 8% được quy định, điều gì đã khiến ngân hàng này nói riêng, và cả những ngân hàng khác, quyết tâm chuẩn bị tăng cường tiềm lực vốn như vậy?
Câu trả lời nằm ở báo cáo tài chính 3 quý vừa qua của các ngân hàng. Theo đó, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn trên thị trường, thực hiện chính sách hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn vì dịch bệnh, đa số các ngân hàng vẫn ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận hàng chục phần trăm. Đơn cử như lợi nhuận của TPBank đã tăng xấp xỉ 26% so với cùng kỳ.
Theo “Báo cáo Cập nhật Triển vọng phát triển châu Á 2020″ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ chậm trong năm 2020, nhưng sẽ bật mạnh lên mức 6,3% ở năm 2021 nhờ thành công kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ và sự phục hồi kinh tế trong nước. Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, Chính phủ cũng đã đề xuất mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm sau ở mức 6%.
Trong 3 quý qua, tăng trưởng tín dụng của TPBank đạt gần 23%.
Dựa trên đà tăng trưởng ở năm 2020, và nếu kinh tế phục hồi đúng như các dự báo, nhu cầu tín dụng từ các ngân hàng sẽ tăng cao do ngân hàng vẫn được coi là kênh cấp vốn chính trong nền kinh tế hiện tại. Vì vậy, việc các ngân hàng như TPBank quyết liệt thực hiện kế hoạch tăng vốn trong năm nay không chỉ nhằm tăng cường năng lực tài chính để duy trì hệ số an toàn cao, mà nhìn xa hơn là sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho kế hoạch “tăng lực” cho phần “bứt tốc” trong cuộc đua ở năm sau. Điều này đặc biệt quan trọng ở những ngân hàng đang có đà tăng trưởng cho vay tốt.
Trong 3 quý vừa qua, tăng trưởng tín dụng của TPBank đạt gần 23%. Để chuẩn bị cho mục tiêu tăng trưởng kinh doanh trong năm 2021, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để ngân hàng vừa có thể mở rộng tín dụng vừa đảm bảo hệ số CAR ở mức an toàn.
Chính trong công văn xin ý kiến gửi các cổ đông, ban lãnh đạo TPBank cũng khẳng định rằng, tăng vốn sẽ “tạo nền tảng để phát triển mạng lưới chi nhánh, mở rộng thị phần và quy mô kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng.”
Nguồn vốn bổ sung cũng sẽ cho phép một trong những ngân hàng dẫn đầu về số hóa này có tiềm lực đầu tư thêm vào hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho nhu cầu phát triển mạng lưới toàn hệ thống, và phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.
Như để tăng thêm sức nặng cho cam kết mở rộng mạng lưới đó, TPBank cũng đã được SBV phê chuẩn mở thêm 4 chi nhánh và 2 điểm giao dịch tại Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Ngãi, Bình Định và TP HCM, nâng tổng số điểm giao dịch của TPBank lên hơn 90 điểm trên toàn quốc trong năm 2021.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về vốn và kế hoạch mở rộng như trên, có thể nói cỗ máy của ngân hàng đã được tăng thêm “công suất” và lộ trình cũng được vạch ra sẵn sàng cho cuộc đua ở năm sau.
HDBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 16.088 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) tăng vốn điều lệ lên hơn 16.088 tỷ đồng.
Theo đó, HDBank sẽ tăng vốn điều lệ đợt 2 năm 2020 từ mức 12.708 tỷ đồng lên hơn 16.088 tỷ đồng theo Nghị quyết về tăng vốn điều lệ năm 2020 đã được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị phê duyệt.
Cụ thể, Ngân hàng sẽ thực hiện chia cổ tức năm 2019 (đợt 2) bằng cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối.
Mới đây, HDBank đã hoàn tất tăng vốn đợt 1 năm 2020 từ 9.810 tỷ đồng lên 12.708 tỷ đồng thông qua chia cổ tức năm 2019 (đợt 1) và cổ phiếu thưởng với tổng tỷ lệ 30%.
Như vậy, sau hai đợt chia cổ tức và cổ phiếu thưởng để tăng vốn, cổ đông HDBank được nhận lợi tức với tổng tỷ lệ 65% trong năm 2020.
HDBank cũng vừa phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi cho đối tác chiến lược nước ngoài, giúp tích cực hơn nữa hệ số CAR (theo Basel II) mà hiện nay đã ở mức tốt 10,9%.
Các chỉ tiêu sức khỏe tài chính khác duy trì ở mức cao. Chất lượng tài sản tiếp tục duy trì với tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ thuộc nhóm thấp nhất toàn ngành.
Theo báo cáo tài chính Quý III/2020, lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận tại ngân hàng mẹ đạt 3.615 tỷ, tăng 31,9%. Lợi nhuận hợp nhất đạt 4.381 tỷ, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2019 và hoàn thành 103% kế hoạch 9 tháng.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) đạt lần lượt 21,1% và 1,9%. Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp HDBank nâng cao hơn nữa nguồn lực tài chính, sẵn sàng thực thi các kế hoạch tăng trưởng cao theo chiến lược đề ra.
TPBank được tăng vốn điều lệ lên 10.716 tỷ đồng thông qua phát hành thêm cổ phiếu Việc tăng vốn điều lệ này sẽ giúp TPBank tăng hệ số an toàn vốn (CAR), nâng cao năng lực tài chính, đặc biệt khi TPBank đã hoàn thiện và áp dụng cả 3 trụ cột theo chuẩn Basel II (Phiên bản II của Hiệp ước Basel). Thống đốc NHNN đã có công văn chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)...