Vì sao Apple kiên quyết giữ lại cổng kết nối Lightning?
Bên cạnh việc hàng trăm triệu khách hàng bị ảnh hưởng vì phải chuyển đổi sang USB-C, quyết định này cũng tạo ra lượng rác thải điện tử lớn chưa từng thấy.
Gần một thập kỷ qua, Liên minh châu Âu (EU) đã luôn kêu gọi sự đồng thuận từ các nhà sản xuất điện thoại thông minh trong việc tiến tới sử dụng chung một chuẩn sạc cho các sản phẩm, nhưng kết quả đạt được không mấy khả quan.
“Hơn 1 tỷ thiết bị Apple đã xuất xưởng sử dụng đầu nối Lightning, chưa kể phụ kiện từ các hãng thứ 3 cũng dùng kết nối này… Việc chuyển đổi sang cổng USB-C sẽ tạo ra một lượng rác thải điện tử lớn chưa từng thấy”, Apple nhận định.
Việc loại bỏ cổng Lightning sẽ tạo ra một lượng rác thải điện tử lớn chưa từng thấy.
Do đó, hành động chuyển đổi cổng kết nối trên sẽ tạo ảnh hưởng tiêu cực đến hàng trăm triệu thiết bị và phụ kiện đang được sử dụng bởi khách hàng châu Âu nói riêng và tổng lượng người dùng sản phẩm Apple trên toàn thế giới.
Theo Cnet, “Táo khuyết” cho rằng, việc tuân thủ theo một kết nối duy nhất cũng sẽ kìm hãm sự đổi mới, phát triển công nghệ.
Video đang HOT
Năm 2009, tổng cộng 14 doanh nghiệp lớn (gồm cả Apple, Samsung, Huawei) đã ký vào biên bản đồng ý sử dụng duy nhất chuẩn chân cắm micro-USB tại châu Âu. Sau đó, dù không ít trong số này đã tuân thủ đúng cam kết, số khác lại chọn lối đi riêng (điển hình là Apple với chân cắm Lightning).
Hiện tại, Apple bắt đầu sử dụng cổng giao tiếp USB-C trên một số MacBook mới và iPad Pro, nhưng họ vẫn tiếp tục dùng kết nối Lightning ở các dòng sản phẩm khác.
Năm 2012, Apple từng đổi đầu nối sạc 30 chân sang Lightning (8 chân), khiến đầu sạc nhỏ gọn, giúp người dùng trải nghiệm sản phẩm tốt hơn.
Theo Zing
Apple chỉ cần thay thế cổng Lightning trên iPhone, không nên xóa bỏ hoàn toàn cổng kết nối
Sau một thập kỷ phát hành vô số chiếc máy tính Macintosh, Apple đã mời Steve Jobs quay về lại công ty, khởi đầu một giai đoạn lịch sử phát triển khác bằng việc cắt giảm.
Cụ thể, Jobs đã cắt giảm toàn bộ các dòng sản phẩm cũng như thiết kế lại Mac nhằm tập trung vào sự đơn giản. Kết hợp với quá trình tiếp thị khôn ngoan, Jobs đã biến một công ty gần như phá sản trở thành người đi tiên phong trong ngành.
Sau đó, Apple tiếp tục áp dụng triết lý "làm mọi thứ đơn giản hơn" cho những chiếc máy nghe nhạc, điện thoại hay tablet của mình. Họ cắt bỏ đi những gì không cần thiết trên một loại thiết bị nhất định. Và rồi cuối cùng, Apple thường đạt được sự thành công, dẫu ban đầu có rất nhiều hoài nghi.
Có một trường hợp mà Apple làm mọi thứ còn xa hơn: cách đây gần 11 năm trước, Apple ra mắt iPod shuffle thế hệ 3. Như một trò đùa, Apple loại bỏ hết mọi nút bấm trên thiết bị này. Nó đơn giản đến mức chỉ có 1 cổng kết nối và một cần gạt nguồn. Cách duy nhất để người dùng kiểm soát bài hát là từ cụm điều khiển tích hợp trên chiếc tai nghe rẻ tiền tặng kèm. Dĩ nhiên, chẳng ai chỉ sử dụng mỗi chiếc tai nghe tặng kèm đó cả, người dùng luôn sử dụng những bộ tai nghe ngoài khác với chất lượng tốt hơn. Sau khi bị chỉ trích, Apple đã quay lại với thiết kế cũ, khôi phục các nút bấm vốn được nhiều người yêu thích. Đây là một bài học đắt giá về việc không nên loại bỏ những thứ thiết yếu.
Tuy nhiên, Apple không từ bỏ triết lý loại bỏ các cổng và nút trên những thiết bị khác. Điển hình là việc khai tử cổng tai nghe trên những chiếc iPhone mới của mình từ năm 2016 - một quyết định "can đảm" khiến họ nhận nhiều lời chế giễu từ các đối thủ và người dùng. Những lần loại bỏ ít gây tranh cãi hơn bao gồm: xóa bỏ nút Home trên iPhone, nút gạt khóa xoay chiều trên iPad hay mọi thứ từ phím chức năng vật lý cho đến cổng sạc hay đầu đọc thẻ SD trên MacBook.
Trong vài ngày qua, chủ đề về kế hoạch thực hiện thay đổi lớn cho cổng kết nối của Apple đã bắt đầu bàn tán sôi nổi hơn nhờ vào những nỗ lực của châu Âu nhằm hài hòa các phụ kiện sạc trên mọi thiết bị của nhiều nhà sản xuất. Khi các nhà quản lý tại Ủy ban Châu Âu một lần nữa buộc Apple từ bỏ chuẩn kết nối độc quyền của mình để chuyển sang USB, một tuyên bố hùng hồn được đưa ra: Táo khuyết sẽ sớm khai tử hoàn toàn cổng sạc của iPhone thay vì chuyển đổi sang USB-C.
Có một số hoài nghi về thông tin này. Thực tế, Apple đã chuyển đổi từ Lightning sang USB-C trên những chiếc iPad Pro của mình vào năm 2018 mà không có bất kỳ vấn đề gì với nó. Trong khi đó, những tin đồn về việc thay đổi cổng Lightning trên iPhone lại chẳng đi đến đâu. Dẫu vậy, có một cơ hội để Apple tạo ra những chiếc iPhone không có cổng, mà thực tế động thái này có thể gọi là can đảm. Tất nhiên, nó có cả ưu lẫn nhược điểm, nhưng sự nguy hiểm lại nhiều hơn.
Có một trường hợp nhiều khả năng sẽ xảy ra: hoàn toàn sạc bằng không dây. Các bộ sạc không dây Qi đang rất phổ biến. Những kết nối dữ liệu có dây ở mọi phương thức cũng đã nhường chỗ cho các kết nối không dây như Wi-Fi băng thông cao hơn, Bluetooth nhanh hơn và chuẩn di động 5G. Khai tử cổng Lightning của iPhone vẫn sẽ khiến người dùng sử dụng các lựa chọn thay thế không dây này và có thể giúp Apple cải thiện khả năng chống nước của những thiết bị này.
Bảo mật cũng có thể là một lý do khác để Apple lựa chọn giải pháp này. Các công cụ hack iPhone của bên thứ 3 thường dựa vào cổng kết nối Lightning để luồn lách qua hệ thống phòng thủ của thiết bị nhằm khai thác dữ liệu riêng tư của người dùng. Đóng cổng này có thể kết liễu một trong những cách tấn công tốt nhất vào iPhone.
Tuy nhiên, lý do lớn nhất không nên loại bỏ cổng kết nối đó chính là trường hợp thiết bị xảy ra lỗi nghiêm trọng về phần cứng hoặc phần mềm. Do cổng Lightning xử lý cả nguồn cấp lẫn dữ liệu, việc cắm cáp đảm bảo kết nối gần như ngay lập tức, ngay cả khi cạn pin hoặc khi thiết bị bị treo mà không rõ lý do. Ngược lại, người dùng và kỹ thuật viên sẽ phải chờ thiết bị được sạc không dây đủ để khởi động thiết bị hoặc phải chờ nó phản hồi để tạo ra kết nối dữ liệu không dây.
Để đảm bảo khả năng ít sử dụng nhưng thực sự cần này, Apple buộc phải tạo ra một loại cổng kết nối dữ liệu có dây bí mật và người dùng không thể đụng đến cho thiết bị của mình, chẳng hạn như trên Apple Watch và Apple TV, phục vụ các trường hợp khẩn cấp. Mỗi thiết bị đều có thể hoạt động không dây ngoài nhu cầu cung cấp năng lượng, nhưng rõ ràng, Apple cũng nhận thấy rằng họ không thể bỏ hoàn toàn mà không có cổng kết nối có dây.
Đối với iPhone, việc duy trì cổng sạc và truyền dữ liệu có dây có rất nhiều lợi ích. Sạc có dây có thể nhanh hơn gấp nhiều lần so với không dây - một yếu tố mà những công ty khác đã tập trung phát triển nhiều hơn Apple, hay quá trình truyền dữ liệu đối với các file lớn có thể nhanh hơn nhờ vào các kết nối có dây thay vì sự chậm chạp của Wi-Fi và Bluetooth thông thường. Nhiều người dùng iPhone vốn phụ thuộc nhiều vào iCloud của Apple đã quen với việc truyền dữ liệu nhỏ, thế nhưng, đối với những người thường xuyên sao lưu và khôi phục thiết bị hay chuyển video sang máy tính thì kết nối có dây lại là thứ đáng tin cậy nhất.
Nếu các cơ quan quản lý Châu Âu tiếp tục thúc đẩy với mục đích tìm ra một cổng kết nối duy nhất, Apple sẽ có 2 lựa chọn: hoặc là chuyển sang USB-C, hoặc là loại bỏ luôn cổng kết nối và phụ thuộc vào Qi để cấp nguồn. Có lẽ, tất cả chúng ta đều hi vọng Apple vẫn tiếp tục cải thiện những giải pháp sạc và truyền dữ liệu không dây nhưng cũng không "giết" luôn cổng kết nối có dây khi chuyển sang USB-C, tương tự như những gì mà họ đã làm với iPad Pro. Đây chắc chắn là một cổng kết nối đủ tính linh hoạt, bảo mật và sẽ bùng nổ trên mọi thiết bị trong nhiều năm tới.
Cũng có thể, sẽ đến một ngày sạc và truyền dữ liệu không dây hoàn thiện và tốt hơn so với lựa chọn có dây, thế nhưng, rõ ràng đây chưa phải là lúc để làm điều đó.
Theo VN Review
Apple có thể khai tử cổng Lightning Apple sẽ buộc phải khai tử chuẩn Lightning nếu Ủy ban Châu Âu (EC) áp dụng quy định mới về phương thức sạc phổ biến duy nhất. Chuẩn sạc Lightning hiện được dùng để sạc và đồng hộ hóa iPhone và iPad. Trong quá khứ, các thiết bị Apple thường trang bị chuẩn sạc riêng, thay vì theo chuẩn USB-C hay micro-USB như...