Vì sao ăn cam lại tốt cho người tiểu đường?
Theo một nghiên cứu, ăn cam có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tim mạch.
Các chuyên gia cho rằng, nếu tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả giàu phytochemical có thể giúp trì hoãn mức tăng đột biến của lượng glucose trong cơ thể, từ đó có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cam có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tổng thể. Ảnh: NGUYÊN VÕ
Theo một nghiên cứu, trong cam có chất chống oxy hóa mạnh, chất phytochemical và vitamin C. Vì vậy, chúng có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh tim mạch.
Ngoài ra, trong cam cũng có chứa chất xơ, chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức cholesterol cao. Ngoài ra, chất xơ cũng có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Bên cạnh đó, tiêu thụ cam cũng cải thiện sức khỏe tổng thể.
Bổ sung cam có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng việc ăn chúng vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể ảnh hưởng đến năng lượng và mức insulin, đồng thời cũng có liên quan đến lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu đã cho thấy, khi uống nước cam cùng với bữa sáng, bữa trưa và bữa tối có ảnh hưởng tích cực đến năng lượng và mức insulin và thậm chí có thể làm giảm mỡ trong cơ thể. Vì vậy, chúng ta nên uống nước cam trong các bữa ăn thay vì dùng giữa các bữa ăn.
5 quan điểm sai lầm về béo phì
Những định kiến sai lầm về béo phì tác động rất lớn đến người bệnh, không chỉ sức khỏe thể chất mà còn cả sức khỏe tinh thần.
Theo một cuộc nghiên cứu, những quan điểm sai lệch về béo phì có thể khiến tình trạng bệnh của một người trở nên nặng hơn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy, có đến 42,4% người Mỹ mắc bệnh béo phì. Ngoài ra, số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chỉ ra, 650 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới đang phải sống chung với béo phì.
Dù xã hội hiện nay đang nhận thức được các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì, nhiều quan điểm sai lầm về căn bệnh này đã và đang tạo ra sự kỳ thị đối với những người béo phì. Từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và quá trình điều trị bệnh.
Sau đây là 5 quan niệm sai lầm về béo phì được tác giả Tim Newman (tốt nghiệp khoa Thần Kinh học, Đại học Manchester, Anh) của Medical News Today trình bày và giải thích sự sai lệch của mỗi quan niệm.
1. "Béo phì gây ra tiểu đường"
Béo phì không trực tiếp gây ra tiểu đường. Béo phì chỉ là một yếu tố gây ra nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Nhưng không phải ai bị béo phì cũng sẽ phát triển thành tiểu đường type 2 và không phải ai mắc tiểu đường type 2 cũng bị béo phì.
Ngoài ra, béo phì cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến tình trạng béo phì đối với phụ nữ mang thai nhưng không phải là nguy cơ gây ra béo phì type 1.
Béo phì dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Ảnh: ST
2. "Người béo phì lười vận động"
Lối sống ít vận động tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến béo phì và trở nên năng động hơn có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, "lười vận động" không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh béo phì.
Kết quả một nghiên cứu năm 2011 về mức hoạt động trong 4 ngày của 2.832 người trưởng thành từ 20 đến 79 tuổi cho thấy, số bước đi của một người giảm khi cân nặng của họ tăng lên. Tuy nhiên sự khác biệt không đáng kể như người ta vẫn nghĩ, đặc biệt đối với phụ nữ. Cụ thể, kết quả do được của nhóm nghiên cứu như sau:
- Những người có cân nặng hợp lý: 8.819 bước
- Những người thừa cân: 8.506 bước
- Những người béo phì: 7.546 bước
Không phải tất cả những người béo phì đều lười vận động. Vì vậy, quan điểm này có thể ảnh hưởng đến tinh thần của những người đang phải sống chung với béo phì, khiến họ tự ti và mặc cảm với tình trạng sức khỏe của mình.
3. "Để giảm béo phì, chỉ cần ăn ít hơn và vận động nhiều hơn"
Nhiều người có quan điểm rằng chế độ ăn uống và tập luyện thể dục không hợp lý là nguyên nhân duy nhất khiến một người mắc bệnh béo phì. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm lớn nhất mà nhiều người vẫn thường nghĩ.
Trong vài trường hợp, hấp thụ nhiều calo hơn lượng calo cơ thể cần là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến béo phì. Từ đó, phần lớn các biện pháp giảm béo phì tập trung giảm lượng calo hấp thụ vào cơ thể hoặc tăng hoạt động thể chất.
Mặc dù chế độ ăn uống và luyện tập thể dục là những yếu tố quan trọng gây ra béo phì, nhiều yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng không kém bao gồm ngủ không đủ giấc, căng thẳng tâm lý, đau mãn tính, rối loạn nội tiết (hormone) và sử dụng một số loại thuốc.
Căng thẳng được xem là một trong những tác động làm tăng nguy cơ béo phì. Sự kỳ thị và chỉ trích về cân nặng gây ra căng thẳng cho một số người, ảnh hưởng sức khỏe tinh thần và làm tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. Ngoài ra, căng thẳng tác động đến chất lượng giấc ngủ và gây ra mất ngủ.
Có nhiều nguyên nhân gây ra béo phì. Vì vậy, quan điểm "chỉ cần ăn ít hơn và vận động nhiều hơn thì có thể giảm béo phì" là chưa đúng. Ngoài những biện pháp trên, cần kết hợp giải quyết những tác động khác ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
4. "Bạn sẽ béo phì nếu người thân của bạn béo phì"
Mối tương quan giữa béo phì và yếu tố di truyền rất phức tạp. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp có người thân bị béo phì thì bản thân cũng sẽ béo phì. Nhưng nguy cơ bị béo phì của một người sẽ cao hơn nếu có họ hàng mắc bệnh này.
Ngoài yếu tố di truyền, điều kiện môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển tình trạng béo phì ở một người. Các nhà khoa học đã phát hiện ra, không có nguyên nhân di truyền đơn lẻ nào làm phát sinh béo phì. Kể từ năm 2006, các nghiên cứu đã phát hiện ra hơn 50 gen liên quan đến bệnh này. Tuy nhiên, tác động của gen là rất nhỏ.
Mặc dù di truyền là yếu tố quan trọng, nhưng không có nghĩa một người "chắc chắn" sẽ mắc béo phì nếu có người thân mắc bệnh này.
5. "Béo phì không ảnh hưởng đến sức khỏe"
Nhiều người vẫn giữ quan điểm "béo phì chỉ là liên quan đến cân nặng". Thực tế, béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, các bệnh tim mạch, viêm xương khớp, ngưng thở khi ngủ và một số bệnh liên quan đến tâm thần.
Tuy nhiên, có mặt tích cực giữa giảm cân và lợi ích sức khỏe. Một nghiên cứu đã chỉ ra, khi giảm 5% - 10% tổng trọng lượng cơ thể, huyết áp sẽ được cải thiện, lượng cholesterol và lượng đường trong máu sẽ được duy trì ở mức ổn định.
Nhìn chung, những quan niệm sai lầm về béo phì không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của người mắc bệnh mà còn gây ra những tác động xấu đến sức khỏe tinh thần. Kỳ thị và xa lánh là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng áp lực và căng thẳng đối với những người bệnh.
Ăn nhiều trứng mỗi ngày làm tăng nguy cơ tiểu đường Một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia hợp tác với Trung Quốc và Qatar đã cho thấy: Thường xuyên ăn món trứng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 60%. Hình: CNN Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá về việc tiêu thụ trứng quá nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Trong nghiên cứu được công bố,...