Vị quân sư kiệt xuất thẳng thừng từ chối cả mâm vàng hối lộ
Tô Hiến Thành là một trong những vị quân sư kiệt xuất trong lịch sử dân tộc. Nhiều giai thoại về tấm lòng trung nghĩa của ông được ghi chép lại.
Thái phó Tô Hiến Thành (1102-1179) quê làng Hạ Mỗ (nay thuộc Đan Phượng, Hà Nội). Ông là bậc hiền thần dưới thời vua Lý Anh Tông, văn võ song toàn, từng có công đánh dẹp Ai Lao, Chân Lạp, và một số cuộc nổi loạn trong nước.
Ông cũng là người có công lập tượng Khổng Tử ở Thăng Long, kinh qua những chức vụ chủ chốt trong triều, cao nhất là thái phó bình chương quân quốc trọng sự (tể tướng) và làm phụ chính cho vua Lý Cao Tông.
Từ chối mâm vàng hối lộ
Nhờ văn võ song toàn, Tô Hiến Thành sớm được phong chức lớn và rất được tin dùng. Vua Lý Anh Tông sắp mất đã giao thái tử Long Cán cho ông và được quyền thay vua nhỏ tuổi nhiếp chính.
Sách Giai thoại Lịch sử Việt Nam chép rằng tháng 7/1175, vua Lý Anh Tông mất. Vua có hai con trai là Long Xưởng và Long Cán. Trước đó một năm, con trưởng Long Xưởng ăn ở vô đạo, đã bị truất ngôi thái tử. Long Cán được vua cha cho thay giữ ngôi vị này.
Mẹ của Long Xưởng là Chiêu Linh buộc phải vâng lệnh, nhưng trong lòng ấm ức, muốn con mình được làm thái tử. Đến khi Lý Anh Tông trở bệnh nguy kịch, bà tìm cách thuyết phục nhà vua một lần nữa. Một cuộc đối đáp rất đáng ghi nhớ đã diễn ra giữa vua Anh Tông, quan quyền nhiếp chính Tô Hiến Thành và bà Chiêu Linh.
Tranh vẽ Tô Hiến Thành từ chối cả mâm vàng hối lộ.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Trước đó, khi vua ốm nặng, hoàng hậu họ Đỗ lại xin lập Long Xưởng. Vua nói: Làm con bất hiếu thì trị dân làm sao được? Ít lâu sau, nhà vua băng hà, để lại di chiếu cho Long Trát lên ngôi và giao cho Tô Hiến Thành phò tá ấu chúa”.
Bấy giờ, Đỗ Thái hậu muốn phế Long Trát để lập con trai lên làm vua, bèn đem vàng bạc đút cho vợ của Tô Hiến Thành. Tô Hiến Thành biết được, đã nói rằng: “Ta là đại thần nhận mệnh của tiên tổ để lo giúp đỡ vua còn bé, nay lại lấy của đút mà làm chuyện phế lập thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới suối vàng”.
Thái hậu lại gọi Tô Hiến Thành đến thuyết phục nhưng ông vẫn một mực nói “làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ đâu có chịu làm, huống chi lời của tiên đế còn ở bên tai, điện hạ lại không nghe việc của Y Doãn, Hoắc Quan hay sao? Thần không dám vâng lệnh”.
Âm mưu phế lập của thái hậu không thành, bà ta vẫn chưa chịu từ bỏ. Năm 1778, khi hết quốc tang, Đỗ thái hậu lại ban yến cho quần thần ở điện của mình và dụ rằng: Hiện nay, tiên đế đã chầu trời, vua nối ngôi thơ ấu, nước Chiêm Thành thất lễ, người phương Bắc quấy nhiễu. Các khanh chịu ơn nặng của triều đình, nên lo việc của nước nhà. Kế sách ngày nay không gì bằng lập lại thái tử, để vận nước được lâu dài, lòng dân được yên.
Các quan đều chắp tay tâu: “Thái phó nhận mệnh rõ ràng của thiên tử, bệ hạ cũng đã nhiều lần dỗ bảo rồi, bọn thần không dám trái mệnh”.
Tô Hiến Thành lúc bấy giờ lãnh cấm binh, nghiêm hiệu lệnh, thưởng phạt công bằng, quần thần lẫn người trong nước đều hết sức nể phục.
Video đang HOT
Gạt bỏ tình riêng tiến cử người tài
Vì quá lo toan việc nước, sức khỏe Tô Hiến Thành suy giảm, ông lâm bệnh nặng. Những ngày ở trên giường bệnh, quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường (bè cánh của Đỗ thái hậu) được giao ngày đêm hầu hạ phục dịch ông.
Trong khi đó, quan gián nghị đại phu là Trần Trung Tá vì nhiều công việc bận, không có thời giờ rảnh rỗi tới thăm Tô Hiến Thành được. Khi bệnh tình đã nguy kịch, thái hậu họ Đỗ tới thăm và hỏi ông: Nếu thái úy có mệnh hệ gì, ai là người có thể thay thế ông được?
Tô Hiến Thành trả lời: Người mà bình nhật thần biết chỉ có Trần Trung Tá mà thôi.
Thái hậu tỏ vẻ thắc mắc hỏi để nhắc lại ông: Tán Đường ngày ngày hầu hạ thuốc thang, ông không nói tới là làm sao? Còn Trần Trung Tá là kẻ luôn thờ ơ với ông, sao ông vẫn ưa chuộng vậy?
Tô Hiến Thành đáp: Vì thái hậu hỏi người thay thế thần để lo việc lớn của quốc gia, nên thần tiến cử Trần Trung Tá, bởi xét trong triều chỉ có ông ấy làm nổi. Nếu hỏi việc phục dịch cơm nước thuốc thang, ngoài Tán Đường còn ai nữa.
Thái hậu khen Tô Hiến Thành, thầm phục tấm lòng cương trực của ông, không vì chút vị tình mà quên việc nghĩa lớn. Tuy nhiên, về sau, bà ta đã không làm theo chủ ý của Tô Hiến Thành. Cũng từ đây, nhà Lý bắt đầu suy yếu, cho đến khi sụp đổ vào năm 1225.
Tô Hiến Thành mất ngày 12/6/1179 (năm Kỷ Hợi), dưới triều vua Lý Cao Tông. Khi nghe tin ông mất, vua bãi chầu 7 ngày, ăn chay 3 ngày để tang, tỏ rõ sự kính trọng đặc biệt đối với ông. Đời sau, ông được đem ra so sánh với Gia Cát Võ Hầu (Khổng Minh) – vị quân sư nổi tiếng thời Tam quốc.
Sau khi ông mất, nhiều nơi lập đền thờ. Điều đặc biệt là cả hai vợ chồng ông đều được nhân dân tôn thờ, bởi thành công của ông có sự đóng góp của bà lúc sinh thời.
Theo Zing
Điều khiến Mỹ, Hàn Quốc đau đầu nhất về Kim Jong-un
Chiến lược phát triển đất nước, theo đuổi vũ khí hạt nhân và toan tính chính trị của nhà lãnh đạo Triều Tiên là điều mà giới tình báo Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản tìm hiểu nhiều năm nhưng chưa đưa ra được câu trả lời cuối cùng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên khiến cả Mỹ và Hàn Quốc phải đau đầu.
Theo New York Times, Sau vụ thử bom nhiệt hạch hôm 3.9, thế giới đã biết đến rõ hơn về sức mạnh của kho vũ khí hạt nhân Triều Tiên.
6 năm trước, ông Kim lên nắm quyền ở độ tuổi 27. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng bước làm chủ quyền lực, trừng phạt những người có quan điểm trái ngược.
Dường ông Kim cũng giống như các thế hệ đi trước, muốn tiếp bước cha ông, bảo vệ gia tộc và cả đất nước Triều Tiên 25 triệu dân.
Nhưng ở Nhà Trắng, các cố vấn an ninh quốc gia Mỹ bắt đầu đặt dấu hỏi về tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân để bảo vệ đất nước của ông Kim.
Ý đồ thực sự của nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể là để "tống tiền" Mỹ, khi tên lửa hạt nhân đặt các thành phố Mỹ như Los Angeles, Chicago hay New York vào tầm ngắm. Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây cũng nhắc đến việc "Triều Tiên đã &'tống tiền' Mỹ suốt hàng chục năm qua".
Đó cũng có thể là một phần trong kế hoạch chia rẽ Mỹ khỏi hai đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản. Hoặc vũ khí hạt nhân đưa Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo có tiếng nói trên trường quốc tế, buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump hay Chủ tịch Tập Cận Bình phải đối xử bình đẳng.
New York Times phân tích, đó cũng có thể là cả 3 yếu tố trên. Một số người đào tẩu khỏi Triều Tiên từng gặp ông Kim. Nhưng không ai hiểu rõ nhà lãnh đạo Triều Tiên.Tài liệu của Edward Snowden nói cơ quan tình báo Mỹ từng đột nhập vào máy tính của Cục Trinh sát Toàn Cầu - cơ quan được mệnh danh là CIA Triều Tiên, nhưng không thu được thông tin nào đáng kể về ông Kim.
Ông Kim Jong-un trực tiếp quan sát đơn vị quân đội phóng thử tên lửa đạn đạo.
"Nếu có ai đó nói chính xác điều mà Kim Jong-un muốn thì một là họ đang dối trá, hoặc là chỉ phỏng đoán", Jon Wolfsthal, chuyên gia nghiên cứu vũ khí hạt nhân tại trung tâm Carnegie nói.
"Chúng ta không biết Kim Jong-un ăn gì mỗi sáng, vậy làm sao biết được toan tính cuối cùng của của ông ấy? Năng lực tình báo Mỹ không can thiệp được đến nhà lãnh đạo Triều Tiên".
Thông tin mà Triều Tiên công khai tuyên bố thường nhắc đến mong muốn được cộng đồng quốc tế chấp nhận, được trao cơ hội đồng thời phát triển kinh tế và vũ khí hạt nhân.
Bình Nhưỡng cũng không loại trừ khả năng thống nhất bán đảo Triều Tiên và muốn Mỹ chấm dứt các hành động thù địch.
Nhưng những điều đó vẫn chưa thể giải thích được lý do vì sao ông Kim đưa Triều Tiên đạt bước tiến vượt bậc trong chương trình hạt nhân chỉ trong một năm qua.
Ở Hàn Quốc, có làn sóng lo ngại rằng, vũ khí hạt nhân Triều Tiên sẽ khiến Mỹ mất khả năng bảo vệ đồng minh trong trường hợp xung đột nổ ra."Nếu Mỹ phải chọn giữa San Francisco hay Seoul, tất nhiên là họ sẽ chọn San Francisco", Andrei Lankov, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Kookmin ở Seoul nói.
Hwasong-14 hiện là tên lửa đạn đạo liên lục địa duy nhất của Triều Tiên.
Nếu đó là toan tính thật sự của Kim Jong-un thì nhà lãnh đạo Triều Tiên đã qua mặt được cả các nhà lãnh đạo thế giới và chuyên gia phân tích chính trị.
Bình luận về khả năng ông Kim muốn dùng đến vũ khí hạt nhân để thống nhất bán đảo Triều Tiên, chuyên gia Lankov nói: "Khả năng này rất thấp nhưng cũng không thể đánh giá thấp Kim Jong-un".
"Triều Tiên không có đủ nguồn lực để mở cuộc chiến tranh tổng lực thống nhất bán đảo", Cho Han-bum, nhà nghiên cứu tại trung tâm do chính phủ Hàn Quốc tài trợ nói. "Không có cách nào một Triều Tiên đang thiếu lương thực lại có thể giải phóng Hàn Quốc bằng vũ lực".
Nhưng ở thời điểm năm 1950, giới chức Mỹ cũng phán đoán như vậy và rồi phải vội vàng can thiệp khi Triều Tiên tiến quân thần tốc qua biên giới Hàn Quốc.
Có một khả năng khác là nhà lãnh đạo Kim Jong-un muốn dùng vũ khí hạt nhân để làm đòn bẩy, đàm phán với Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong tương lai.
Ông Kim có thể đồng ý không chế tạo thêm bom hạt nhân, muốn được xếp vào nhóm quốc gia làm chủ công nghệ hạt nhân bên cạnh Pakistan và Ấn Độ.
Cuối cùng, ông Kim muốn phô trương sức mạnh ở quê nhà, thuyết phục người dân về năng lực lãnh đạo của mình.
"Với những gì mà Kim Jong-un theo đuổi trong những năm qua, tôi cho rằng họ cần Mỹ đóng vai trò như một kẻ thù lớn", Suzanne DiMaggio, giám đốc viện chính sách New America nói.
Hình ảnh Kim Jong-un đến thăm Viện vũ khí hạt nhân.
Bà DiMaggio từng dẫn đầu phái đoàn Mỹ đàm phán không chính thức với giới chức Triều Tiên.
Một số nhà phân tích khác nói, điều ông Kim mong muốn nhất chỉ là sự tôn trọng. "Ở một chừng mực nào đó, ông Kim muốn được tôn trọng và Triều Tiên được cộng đồng quốc tế ghi nhận", Cameron Munter, cựu Đại sứ Mỹ tại Pakistan nói.
Đáp ứng mong muốn của Kim Jong-un có lẽ là điều khó đối với giới chính trị gia Mỹ, những người không muốn nhượng bộ một nhà lãnh đạo mới 33 tuổi.
Chính Tổng thống Mỹ Donald Trump có lẽ cũng đã "hớ" khi phát biểu hồi tháng trước rằng Kim Jong-un bắt đầu biết "tôn trọng Mỹ".
New York Times kết luận, sau 6 năm nắm quyền, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nổi lên trở thành nhân vật thu hút sự chú ý của toàn thế giới.
Ông Kim có thể được coi như một chính trị gia đầy bí ẩn, nắm trong tay những bước đi khôn ngoan, nhưng cũng là một nhà hoạch định quân sự hết sức cứng rắn.
Theo Danviet
Viễn cảnh khủng khiếp nếu Triều Tiên nã bom nhiệt hạch Mỹ Chỉ cần một quả bom nhiệt hạch Triều Tiên nổ trên bầu trời Mỹ là đủ để tạo ra thảm họa cực lớn, chưa cần nhằm trúng vào một mục tiêu cụ thể nào. Một vụ nổ bom hạt nhân. Ảnh minh họa. Theo News.com.au, bên cạnh vụ thử bom nhiệt hạch ngày 3.9, Triều Tiên cũng cảnh báo khả năng tấn công...