Vị phụ huynh đặc biệt khuyên trong lễ tốt nghiệp con trai: Ta hy vọng con sẽ gặp xui xẻo
Khi nghe câu đầu tiên bài phát biểu của ông John Roberts, tất cả các em học sinh có mặt tại đó đều ngỡ ngàng, ngẩng lên nhìn vị phụ huynh đặc biệt này.
Cha mẹ nào cũng mong muốn đem đến điều tốt nhất cho con của mình, mong chúng được khỏe mạnh, hạnh phúc và đạt được mơ ước. Thế nhưng, câu chuyện dưới đây kể về một người cha lại mong muốn sự khốn khổ và bất hạnh cho con trai của mình vào một ngày ý nghĩa: Ngày tốt nghiệp của con trai.
Quan điểm của người cha này đã gây ra những tranh cãi nhưng bài học quý giá được “cất giấu” trong bài phát biểu của ông đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn người.
Vậy rốt cuộc, ông là ai?
Người cha ấy có tên là John Roberts, ông là Chánh án thứ 17 và là Chánh án đương nhiệm của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Roberts nhậm chức vào năm 2005 sau cái chết của Chánh án William Rehnquist. Ông được đề cử bởi Tổng thống George W. Bush.
Chán án Hoa Kỳ John Roberts
Theo đó, Roberts được mời phát biểu tốt nghiệp tại trường Cardigan Mountain ở New Hampshire nhưng không phải trong vai trò là chánh án mà chính xác hơn hơn là với tư cách của một người cha. Mong muốn cá nhân của ông ấy rằng đứa con trai và những người khác sẽ gặp phải bất hạnh và sự bất hạnh ấy thu được những phản ứng thật thú vị.
Thông thường, trong bài phát biểu lễ tốt nghiệp các bậc phụ huynh sẽ bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà trường và giáo viên đồng thời khuyến khích các em học sinh hãy nắm lấy cơ hội để trở thành một vì sao sáng trong tương lai. Tuy nhiên, khi được phát biểu tại lễ tốt nghiệp của con trai mình, vị phụ huynh đặc biệt đã bắt đầu bài phát biểu bằng một lời giới thiệu rất thu hút sự chú ý:
- Ta rất lấy làm tiếc phải nói với các con một điều rằng, thời khắc vui vẻ nhất và thoải mái nhất trong cuộc đời của các con sắp trở thành quá khứ rồi…
Tất các em học sinh đều giật mình và ngước lên nhìn. Khi nhiều người lớn thường xoa dịu các sinh viên tốt nghiệp với ý tưởng rằng tương lai màu hồng đầy hứa hẹn đang mở ra trước mắt thì ngược lại, Roberts nói với họ rằng những ngày tháng tươi đẹp nhất đã kết thúc.
Vị phụ huynh đặc biệt sau đó đã tiếp tục bài phát biểu của mình với một tuyên bố độc đáo:
Từ giờ về sau, ta hy vọng con sẽ bị đối xử bất công, bởi chỉ có như vậy con mới có thể cảm nhận được giá trị của sự công bằng.
Ta hy vọng con có thể nếm trải một chút mùi vị của sự phản bội, bởi chỉ có như vậy con mới có thể hiểu được tầm quan trọng của sự chân thành.
Thỉnh thoảng, ta hy vọng con sẽ cô đơn và không được kết bạn.
Video đang HOT
Ông John Roberts phát biểu với tư cách là phụ huynh và được nhiều học sinh chú ý.
Đến đây, rất nhiều các em sinh viên cảm thấy khó chịu với bài phát biểu của Roberts.
Thế nhưng, John Roberts vẫn tiếp tục:
Ta hy vọng con có thể gặp xui xẻo một vài lần, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được ý nghĩa của may mắn trong đời, để con khiêm tốn hiểu rằng thành công mình có lẽ là nhờ vận may, và sự thất bại của người khác cũng không phải là đáng đời.
Và khi con gặp thất bại, từ nay về sau còn nhiều, đối thủ của con sẽ châm chọc và cười nhạo trên sự đau khổ của con. Bởi như vậy con mới hiểu có phong độ rốt cuộc quan trọng như thế nào.
Ta hy vọng thi thoảng con bị người khác coi thường, chỉ có như vậy con mới hiểu được học cách tôn trọng và lắng nghe là quan trọng tới mức nào. Và ta cũng hy vọng con sẽ học được đủ đau đớn để học cách cảm thông.
Cho dù ta có hy vọng những điều này hay không thì thật ra sớm muộn gì nó cũng sẽ xảy ra trong cuộc sống của con. Con có thể tiếp thụ giáo huấn hoặc thu hoạch được gì trong đó hay không, đều dựa vào việc con có nhìn thấy những bài học trong khổ đau của mình hay không.
Ông còn căn dặn lũ trẻ, rằng thành công đến từ những người không biết sợ hãi. “Nếu các con có thất bại, con đứng dậy và thử lại một lần nữa. Nếu thất bại lần thứ 2, con hãy lại đứng dậy và thử lại lần nữa.
Và nếu con có thất bại một lần nữa – đó có thể là lúc hãy suy nghĩ làm một việc gì khác”.
Khi bài phát biểu của Roberts kết thúc, những tràng vỗ tay giòn giã vang lên. Bí ẩn về sự khởi đầu độc đáo của ông cuối cùng cũng có ý nghĩa và những lời của “Công lý” được mọi người ca ngợi và chào đón nồng nghiệt.
Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở sau khi hết lớp 9, chúng trẻ trung, ngây thơ và tràn đầy năng lượng. Khi gặp phải thế giới phức tạp ngoài bốn bức tường quen thuộc, những học sinh này sẽ không còn có những người ở bên cạnh hướng dẫn.
Bài phát biểu của Roberts đã khiến những học sinh chăm chú tiếp thu như một bài học quý giá của cuộc sống và mong đợi đối mặt với mọi thử thách sắp tới. Lời cảnh báo đã đến từ tận đáy lòng của một người cha, người hy vọng rằng đứa con của mình sẽ lớn lên, phát triển.
Cha mẹ ở khắp mọi nơi, hãy lưu ý, dưới đây là một vài “bài học bổ ích” dành cho cha mẹ của những thanh thiếu niên đầy tham vọng được truyền cảm hứng từ bài phát biểu to lớn của Roberts:
1. Học cách mặc kệ con
Cha mẹ thường có xu thế quan tâm con mọi lúc mọi nơi mà không cần biết rằng điều đó có đúng và chúng có cần được quan tâm hay không. Thế giới ngoài kia không phải ai cũng ngưỡng mộ chúng, ai cũng yêu chúng mà có cả những người sẽ ghét chúng. Cha mẹ chính là những người cần đào tạo con học cách chấp nhận những điều bất ngờ ấy. Dám buông con ra để bé có thể trải qua những khó khăn trong cuộc sống, chúng sẽ nhận thức được giá trị cộng đồng và trách nhiệm bản thân.
2. Đừng vội vàng an ủi
Đôi khi bạn thấy con cô đơn, đau khổ khi một nhóm bạn không thích chơi với con nhưng hãy đừng vội vàng an ủi. Thay vào đó, lùi lại và cho phép con trải nghiệm những mối quan hệ phức tạp giữa cảm giác cô đơn và ý nghĩa của tình bạn.
Chỉ khi một người trải nghiệm sự cô đơn, chúng mới thực sự hiểu tầm quan trọng của việc kết bạn.
3. Cho phép con bạn chứng kiến những hành động sai trái của xã hội
Mỗi bậc cha mẹ đều mong muốn con cái mình được sống trong một môi trường lành mạnh với sự tiếp xúc tối thiểu sự tiêu cực. Tuy nhiên, điều này có thực tế không?
Trẻ em có thể phân biệt tốt và xấu thậm chí còn tốt hơn. Khi xã hội phát triển nếu những hành động tích cực ít được nhìn thấy hơn và những hành động sai trái lấn át chúng ta, con cái chúng ta sẽ đối phó như thế nào? Chúng sẽ nghĩ về bản thân như sống trong một “địa ngục” thật sự.
Điều chúng ta nên làm là dạy chúng đối mặt với khó khăn, không chạy trốn. “Gieo hạt” sức mạnh và lòng trắc ẩn trong trái tim của con bạn. Chỉ khi hạt giống nảy mầm và lớn lên, trẻ mới có thể thực sự hiểu làm thế nào để vượt qua khó khăn.
4. Học cách chấp nhận thực tế
Trong cuộc sống, có những thử thách và đau khổ. Khi bạn nói với con bạn rằng nó rất khó học hay khó chơi nhạc, thì hãy giúp chúng hiểu rằng khó khăn là không thể tránh khỏi. Trẻ em phải đi học; Người lớn phải đi làm. Đây là những trách nhiệm cần thiết.
Khi trẻ còn nhỏ, đừng ngần ngại để chúng trải nghiệm “vị” của khó khăn. Những đứa trẻ chưa bao giờ trải qua khó khăn phải chịu đựng nhiều hơn khi chúng lớn lên. Làm thế nào chúng sẽ xoay sở để đối mặt với những thách thức với sức mạnh nếu họ chưa bao giờ thực hành?
Chúng tôi nợ các con của chúng tôi một chút đau khổ và một chút bất hạnh. Nhưng để lặp lại lời của Chánh án Roberts, yêu thương và bảo vệ con cái chúng ta là giúp chúng nhìn thấy thông điệp trong những bất hạnh của chúng.
Theo Chi Chi (Khám phá)
"Mảnh đất" trù phú của báo chí
Giáo dục là một vấn đề lớn được toàn xã hội quan tâm, đây cũng là mảnh đất trù phú cho báo chí phát triển với những đề tài dù lặp lại nhiều lần, nhưng không bao giờ cũ.
Dĩ nhiên, báo chí vẫn luôn đăng tải thông tin một cách toàn diện, đa chiều mang tính xây dựng, không bám vào mặt xấu những tồn tại để "giật tít, câu like".
Những ngày nay, dư luận đang bàn về việc thẩm định bộ sách giáo khoa của GS. Hồ Ngọc Đại. Ảnh: TL
"Mùa nào thức nấy"
Nếu đem vấn đề giáo dục so với đặc sản 3 miền, ắt cũng không kém cỏi bởi "mùa nào thức ấy". Mùa tựu trường đến học rồi ôn thi, thi xong đến học hè, học hè xong lại tựu trường... Cái vòng luẩn quẩn ấy tưởng chừng như nhàm chán, nhưng thực ra hoàn toàn nóng hổi. Vì cùng là mùa thi, cùng mùa tựu trường nhưng vấn đề đặt ra không năm nào giống năm nào và năm nào cũng có những nét mới riêng.
Những thay đổi của ngành giáo dục khiến báo chí lại "có việc làm", thời nào việc ấy. Dù mỗi năm hết khai giảng, rồi học và thi vẫn mới, nóng hổi các đề tài. Bởi giáo dục có những thay đổi liên tục và người làm báo phải luôn cập nhật, học hỏi để hiểu và viết cho đúng, cho tốt.
Trái với sự thay đổi của giáo dục, phóng viên viết mảng này ít khi luân chuyển sang mảng khác. Có lẽ, vấn đề giáo dục cũng như là kiến thức để đi thi THPT quốc gia. Tất cả cần có kiến thức nền tảng, không thể chỉ học lớp 12 thôi là thi đậu được.
Dù câu chuyện mỗi năm lại đến, nhưng phụ huynh và học sinh - tức độc giả chủ yếu của giáo dục thì lại khác. Và bài viết phải đáp ứng nhu cầu của công chúng, người viết bài giáo dục luôn đặt câu hỏi cho mình là viết cái gì? Viết cho ai và viết như thế nào? Hẳn nhờ đó, phóng viên giáo dục không lo thiếu đề tài hoặc đơn giản không lo đề tài mình bị cũ, vì dù "bình cũ" vẫn chứa "rượu mới".
Học sinh được nghỉ hè đi học kỹ năng thì viết bài kỹ năng hè, học sinh không được nghỉ hè thì phóng viên viết bài hè đi học,... Câu chuyện thất nghiệp, bệnh thành tích, chọn nghề chọn trường, học sinh giỏi, sinh viên nghèo vượt khó, nhà giáo ưu tú... Đó là còn chưa kể những câu chuyện phát sinh như bạo lực học đường, gian lận thi cử,... viết chưa hết đề tài đã sang năm khác, vấn đề khác.
Nói như vậy không có nghĩa, phóng viên giáo dục được nhàn hạ, sung sướng. Sướng làm sao được khi nhắc đến giáo dục chủ yếu là "bài toán khó". Tôi không quên tình huống, em học sinh hỏi Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong buổi tư vấn tuyển sinh ở Cần Thơ năm 2019: "Cho em hỏi tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi thi cử hoài vậy, làm tụi em rất lo và chừng nào mới hết thay đổi?".
Những tiếng cười và tràng vỗ tay phía dưới không vui mà là tiếng cười bi trong lòng chúng tôi - những người muốn góp chút mình cho sự nghiệp giáo dục. Còn nữa, những bài toán giải quyết việc làm cho sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục,... đâu chỉ là nỗi lo của ngành giáo dục. Đó còn là nỗi trăn trở của nhà báo muốn đồng hành với sự nghiệp giáo dục.
Hãy nhìn vấn đề nhiều góc độ, đưa tin bài đa chiều. Ảnh: TGCC
Vẽ bức tranh muôn màu
Vấn đề giáo dục luôn nổi cộm, tuy nhiên tôi không tán đồng kiểu viết bài giật gân, câu khách của một vài tờ báo. Khi viết một vấn đề nào đó, đặc biệt vấn đề giáo dục, chúng ta nên quan tâm nó ảnh hưởng như thế nào với nhiều người chứ không đơn giản là viết sao cho "hút khách". Hãy nghĩ đến số phận nhân vật của mình - đặc biệt những nhân vật yếu thế, bị bạo hành - khi mức độ thông tin quá tải nó như xát muối lên nỗi đau.
Tôi còn nhớ em bé 19 tháng bị cô bảo mẫu vả nhiều cái vào mặt ở Vĩnh Long đầu năm nay. Nhóm phóng viên chúng tôi gồm 5 người đến nhà bé lần đầu tiên đã làm bé hốt hoảng, nếu tiếp tục thông tin, các báo dồn dập nhiều ngày thì đời sống của bé và gia đình cũng bị ảnh hưởng.
Xin cảm ơn Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long, qua sự cố này! Chính Sở Giáo dục và Đào tạo đã thông tin cho phóng viên chúng tôi vụ bạo hành đó và tổ chức ngay buổi họp báo cung cấp thông tin chính thống ngay ngày hôm sau. Không chỉ vậy, lãnh đạo Sở còn dẫn báo chí đến với gia đình, trường mầm non để nắm thông tin thêm. Thay vì giấu giếm, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long đã công khai, minh bạch để chúng tôi đưa tin chính xác nhất.
Theo tôi, nhà báo viết về giáo dục chân chính không được vui mừng khi nghe những tin tức nóng kiểu bạo hành, gian lận thi cử... Gần đây nhất, vụ bé trai 6 tuổi tử vong trên xe bus của trường học. Trong vòng 0,51 giây đã cho ra 21.200.000 kết quả trên Google. Trong đó, có nhiều bài viết đi sâu vào chi tiết liên tục như một loạt điều tra, trong khi phía công an chưa có kết luận.
Nhà báo cũng không chỉ biết tô hồng mà không dám nói lên thực trạng giáo dục, nhà báo cũng không "nhìn đời bằng kính đen". Bức tranh giáo dục là muôn màu, nó có thể thay đổi nhiều sau 5- 10 năm, với những chuyện "động trời", nhưng những điểm tích cực của nó thì không thể phủ nhận. Những tiêu cực của kỳ thi THPT quốc gia ở một số địa phương là bài học cho giáo dục thay đổi chứ không phải là đề tài muôn thuở cho báo chí. Hãy cho mọi người có cơ hội sửa đổi cũng giống như bản thân chúng ta cũng có lúc phạm sai lầm.
Thông tin trên báo chí về giáo dục nên có chừng mực tùy theo từng sự kiện, đề tài. Bài nào nên nhiều kỳ, sự kiện gì thông tin đến đâu cho hợp lý. Một người bạn nói với tôi: "Công nhận báo chí giỏi thiệt, có chuyện thí sinh ngủ quên đi thi mà làm được chục bài".
Không thể phủ nhận vai trò của báo chí trong hoạt động giáo dục. Không chỉ thông tin, tư vấn, chỉ dẫn báo chí còn là cầu nối cho những quỹ học bổng cho học sinh, sinh viên,... Hãy luôn là những người bạn tuyệt vời, phê bình thẳng thắn chân thành luôn đồng hành, phát triển cùng giáo dục./.
Vĩnh Phúc
Theo congluan.vn
Nhiều trường học tại TP HCM nói không với rác thải nhựa Năm học 2019-2020 là năm học đầu tiên ngành giáo dục TP HCM triển khai kế hoạch "nói không với túi nilon và rác thải nhựa". Nhiều trường học đã có các hoạt động tuyên truyền, kêu gọi, khuyến khích học sinh, phụ huynh, giáo viên cùng tham gia. Học sinh tiểu học được giáo viên hướng dẫn cụ thể cách phân biệt...