Vi khuẩn những “trái bom” chờ nổ
Không ít người cho rằng không phải tất cả mọi vi khuẩn sống trên cơ thể đều là vi khuẩn gây hại. Thật vậy theo ông Philip Tierno, Giám đốc lâm sàng vi sinh vật học và miễn dịch học tại Đại học New York cho biết: “Chúng ta liên tục tiếp xúc với vi trùng, nhưng chỉ có một số lượng nhỏ có thể gây hại.
Trong số 60,000 loại vi trùng mà mọi người tiếp xúc hằng ngày thì chỉ có khoảng từ 1% đến 2% là có khả năng gây nguy hiểm cho người bình thường với hệ miễn dịch bình thường”. Dù số lượng vi khuẩn gây hại chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Khi “bom” chưa được kích ngòi
Tay, chân là những cửa ngõ thông hành dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể. Chỉ cần tay hoặc chân bạn tiếp xúc với những bề mặt đầy vi khuẩn và không được vệ sinh sạch sẽ thì vô tình bạn đã trở thành “nạn nhân” của những cư dân vi khuẩn dù nhỏ nhưng rất nguy hiểm. Ban đầu, hệ miễn dịch của bạn vẫn còn khả năng phòng thủ thì các cư dân vi khuẩn chỉ dám “án binh bất động” trong cơ thể, hoặc trên da của bạn và chờ thời cơ thuận lợi. Khi thời tiết thay đổi, hoặc chế độ dinh dưỡng kém làm cho hệ miễn dịch của bạn suy yếu, chính lúc đó vi khuẩn sẽ bắt đầu mở cuộc tấn công hàng loạt vào cơ thể bạn, phá hủy hệ miễn dịch và phát triển cư dân tại đây.
Làm gì để phá “bom”?
Thùng rác, nhà vệ sinh, bồn rửa bát v.v.. đương nhiên là có vi khuẩn, nhưng điện thọai bàn, vòi rửa tay, bồn rửa chén, hay chính sàn nhà bạn lau hàng ngày lại cũng nhiều vi khuẩn không kém, thậm chí còn tiềm tàng rất nhiều nguy cơ gây bệnh.
Video đang HOT
Cách tốt nhất để đề phòng chính là diệt trừ nguồn gốc gây bệnh, những nơi vi khuẩn trú ngụ. Không chỉ tẩy rửa các vật dụng tiếp xúc hằng ngày mà bạn cũng nên vệ sinh chúng bằng những chất tẩy rửa chuyên biệt. Với những bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, mặt ghế, cửa, máy vi tính.., sau khi lau chùi bằng nước bạn cũng cần phải lau chùi thêm một lớp dung dịch diệt khuẩn để tin chắc rằng mọi đồ vật trong nhà bạn đã được vệ sinh đúng cách.
Đặc biệt, khi thời tiết đi vào mùa nóng cũng là điều kiện vô cùng thuận lợi để vi khuẩn phát triển, nên việc vệ sinh các đồ vật trong nhà và các đồ chơi của bé sẽ giúp cho người lớn phòng ngừa được các bệnh cảm cúm, trẻ em thì có thể phòng tránh bệnh tay chân miệng. Một cuộc khảo sát nhỏ cho thấy chỉ trong 1 phút, bé có thể chạm vào 30 đồ vật khác nhau và đưa tay vào miệng. Vì thế nếu các đồ vật này không vệ sinh, bé sẽ dễ dàng bị vi khuẩn tấn công và nhiễm các bệnh nguy hiểm như tay chân miệng, dịch tả, tiêu chảy, v.v… Cho nên một cuộc tổng vệ sinh để loại trừ những vi khuẩn trong gia đình bạn là không bao giờ thừa.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ đầu năm tới nay, cả nước đã ghi nhận 50.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 11 trường hợp tử vong số ca mắc bệnh thương hàn là 27 trường hợp và bệnh sốt xuất huyết là 4.751 truờng hợp, 2 ca tử vong. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng ở nước ta cao thứ tư ở khu vực Châu Á. Những vị trí cần được ưu tiên vệ sinh thường xuyên &bull Bàn chế biến thức ăn: Bàn để chế biến thức ăn phải được vệ sinh bằng dung dịch diệt khuẩn thường xuyên, đặc biệt là trước khi chế biến món khác, tránh lây nhiễm vi khuẩn từ loại này qua loại khác. &bull Các tay nắm cửa, quai ấm nước, cán dao, tay nắm tủ lạnh cũng phải được lau chùi. Khi đang chế biến thức ăn không nên dùng tay dính thức ăn để mở cửa tủ lạnh, vì như vậy sẽ phát tán vi khuẩn, sau đó người khác mở cửa sẽ bị nhiễm khuẩn. &bull Bề mặt của các vật dung trong nhà bếp nên được lau rửa bằng các dung dịch diệt khuẩn có sẵn trong siêu thị
(Nguồn Insert A2 trong phần Tips)
Theo VNN
Tùy tiện dùng thuốc bổ: "Con dao 2 lưỡi"
Nhiều người có quan niệm vitamin, thuốc bổ tốt cho cơ thể, thậm chí dùng càng nhiều càng tốt, song theo nghiên cứu, lạm dụng quá nhiều sẽ gây hại nhiều hơn lợi.
Nhiều sản phẩm vô bổ
Các loại thuốc hỗ trợ, thực phẩm dưỡng sinh, vitamin tổng hợp... có thể gọi chung là thuốc bổ, có tác dụng tốt cho sức khỏe, như làm tăng lượng cơ bắp, giảm cân, giúp cơ thể mảnh mai vv...tuy nhiên nó cũng là nguồn dược phẩm ngốn nhiều tiền của con người và chính tình trạng tôn sùng quá mức đã làm cho thị trường sôi động, tạo ra những sản phẩm vô bổ, tốn tiền.
Điều này có lỗi ở các cơ quan chức năng. Ví dụ tại Mỹ, Cơ quan Quản lý- Thực dược phẩm (FDA) đã và đang thả nổi ngành công nghiệp này, không có quy định rõ ràng nên mỗi nơi sản xuất một kiểu, kể cả doanh nghiệp không có chức năng vẫn tham gia sản xuất thực phẩm dưỡng sinh, thuốc bổ. Vì lý do trên khi mua cần tìm hiểu kỹ nhãn mác, xuất xứ cũng như tư vấn chuyên môn để không mua nhầm hàng kém chất lượng.
Làm tổn thương tim
Tính hai mặt của thuốc bổ được thể hiện khá rõ nét trong việc gây tổn thương cơ tim. Theo nghiên cứu, người ta phát hiện thấy các loại thuốc bổ đốt mỡ, giảm béo ra đời trong thời gian gần đây có tính độc tố cao, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho tim mạch. Ví dụ các loại cafein và một số dược thảo như nhân sâm là những chất sinh nhiệt rất lớn, thủ phạm làm tăng quá trình chuyển hóa, tăng nhiệt độ cơ thể nên đốt mỡ với tốc độ nhanh hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc này còn có chứa nhiều cafein không có lợi cho tim, nhất là những người có tiền sử mắc bệnh tim và nguy cơ cao với căn bệnh này. Vì lý do an toàn giới chuyên môn khuyến cáo những người có tiền sử bệnh tim chỉ nên dùng liều giảm 50% hoặc thay bằng thực đơn ăn uống cân bằng, khoa học và năng luyện tập sẽ có tác dụng mà không gây hại cho tim hoặc dùng nhóm thuốc Linolein acid, L-Carnitine và alpha-lipoic acid kết hợp, bởi chúng có khả năng đốt mỡ mà không có các chất kích thích gây hại cho tim.
Bỏ bữa
Nhiều người muốn giảm cân giữ eo nhưng lại áp dụng chế độ bỏ bữa và dùng thuốc bổ. Đây là cách làm thiếu khoa học, rất nguy hiểm cho sức khỏe, bởi nó làm đảo lộn cơ chế sinh học vốn có, đánh cắp những loại mỡ protein, carbohydrate quan trọng của cơ thể, ba vi chất rất hữu ích của cơ thể.
Nếu nhịn ăn và uống thuốc bổ liều cao lại càng không có lợi. Có rất nhiều cách có thể làm giảm cân mà vẫn cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể, ví dụ chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa, trọng tâm thực phẩm giàu chất xơ, giúp cơ thể luôn cảm thấy no, không ăn nhiều hơn nên duy trì trọng lượng cơ thể một cách hợp lý.
Gây suy gan
Hầu hết các loại vitamin, kể cả hòa tan nước lẫn mỡ đều có thể gây hại cho gan nếu dùng không đúng cách, lạm dụng liều cao dài kỳ. Đơn giản, nó được cơ thể xử lý giống như các loại thực phẩm mà con người ăn vào, vì vậy khi đã có quá nhiều sẽ tạo ra gánh nặng cho hệ thống tiêu hóa và lâu ngày gây ảnh hưởng xấu đến cho gan và thận, nhất là khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ nước. Cách tốt nhất khi dùng thuốc bổ là tư vấn bác sĩ và không nên dùng quá liều ghi trên nhãn mác.
Sử dụng liều cao
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn dùng liều cao để bù đắp sự thiếu hụt vitamin, khoáng chất, nhất là trường hợp biếng ăn. Liều cao (Megadosing) ở đây là cao hơn so với liều khuyến cáo dùng hàng ngày của giới y khoa, hay còn là liều RDI (Recommented Daily Intake). Ví dụ như dùng liều vitamin C liều cao có nhiều lợi thế, tuy nhiên cũng có loại thuốc không được phép dùng liều cao ví dụ vitamin A, vitamin D. Hoặc các loại vitamin hòa tan mỡ dùng liều cao có thể gây tích độc cho cơ thể. Vitamin hòa tan nước gồm có vitamin B1 (Thiamin), vitamin B2 (Riboflavin), vitamin B3 (Niacin). vitamin B5 (Pantothenic Acid), vitamin B6 (Pyridoxine), vitamin B7 (Biotine), vitamin B9 (Folic Acid), vitamin B12 (Cyanocobalamin), vitamin C (axit ascorbic). Vitamin hòa tan mỡ có vitamin A, D, E và vitamin K
Nguyễn Hân
Theo Dân trí
Chiều nay sẽ mổ tách cặp song sinh dính liền Nguồn tin từ BV Nhi TƯ sáng nay cho biết, có thể ca song sinh dính liền ở Hà Giang sẽ được mổ sớm ngay trong chiều nay. Vì nếu không phẫu thuật sớm, "quả bong" dạ dày đang phình to có thể vỡ, gây nguy hiểm đến tính mạng. Phần dạ dày phình to cộng với tư thế nằm đè lên nhau...