Vi khuẩn kháng kháng sinh lan rộng
Hội thảo khoa học lựa chọn thuốc hợp lý, an toàn hiệu quả trong điều trị đã được Tổng hội Y học tổ chức ngày 29.10 tại Hà Nội.
PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, phát biểu tại Hội nghị – CỔNG TTĐT BỘ Y TẾ
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá hiện nay thực trạng sử dụng các loại thuốc kháng sinh đang khá phổ biến tại nước ta, người dân khi bệnh nhẹ cũng tìm mua kháng sinh về tự điều trị. Điều này làm cho tình trạng kháng thuốc ngày càng trầm trọng. Nhiều bệnh viện đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh.
GS-TS Nguyễn Văn Kính, chuyên gia nhiều năm tham gia các nghiên cứu về kháng kháng sinh tại VN, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội), cho biết: Tại VN, xu hướng kháng kháng sinh gia tăng. Đặc biệt, có những vi khuẩn đã kháng với các thuốc trước đây chúng ta cho là “bảo bối”. Ví dụ như, vi khuẩn tụ cầu (là vi khuẩn thường gặp gây nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết…) cũng đã kháng với thuốc từng điều trị hiệu quả.
Đáng lưu ý, theo GS-TS Nguyễn Văn Kính, kháng sinh nhóm Carbapenem là nhóm kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, được chỉ định điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, từng được ví như “búa tạ” trong điều trị các vi khuẩn cứng đầu, hiện cũng đã bị kháng. Đặc biệt, đã có các ca nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn siêu kháng thuốc, kháng với hầu hết các kháng sinh. Do đó, để kiểm soát kháng kháng sinh, đảm bảo hiệu quả điều trị, thực hiện nghiêm ngặt chống nhiễm khuẩn bệnh viện là rất quan trọng.
Video đang HOT
GS-TS Nguyễn Văn Kính cũng xác nhận đã ghi nhận các trường hợp nhiễm vi khuẩn kháng thuốc trong cộng đồng. Việc người dân mua và sử dụng kháng sinh không theo đơn là một trong những nguyên nhân gây kháng thuốc. Tình trạng này khiến cho việc điều trị khó khăn, thậm chí tăng nguy cơ tử vong. Vì vậy, người dân khi có bệnh cần đi khám, chỉ sử dụng thuốc theo đơn, không tự ý mua và sử dụng kháng sinh.
Không tự đắp lá, tiêm thuốc khi đau thắt lưng, có thể bị nhiễm trùng nặng, phải thở máy.
Tự ý tiêm thuốc, đắp lá khi bị đau cột sống, thắt lưng có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Bác sĩ chuyên khoa khuyên mọi người cần có sự hiểu biết và thăm khám kịp thời để điều trị đúng cách, tránh biến chứng đáng tiếc.
Đau nhức cột sống có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hạn chế khả năng vận động của bệnh nhân. Theo bác sĩ chuyên khoa, khi có biểu hiện đau cột sống, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan, tự tìm cách xử lý tại nhà. Bệnh nhân cần quan sát, theo dõi để đi khám ngay với bác sĩ chuyên khoa cột sống khi cần thiết.
Bác sĩ Vũ Xuân Phước, khoa phẫu thuật cột sống bệnh viện Bạch Mai đã chia sẻ những điều cần đặc biệt lưu ý khi bị đau nhức cột sống, thắt lưng để tránh những biến chứng đáng tiếc.
Tuyệt đối không tự ý xử lý đau cột sống thắt lưng
Trường hợp bác sĩ Phước chia sẻ là một bệnh nhân nam 63 tuổi, đau cột sống thắt lưng, tự điều trị bằng cách tiêm và đắp lá tại chỗ nhưng không đỡ. Sau tiêm và đắp lá bệnh nhân sốt, sưng, nóng đỏ vùng thắt lưng tiến triển nặng dần.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng nhiễm khuẩn nặng, sốt cao, viêm phổi phải thở máy, nhiễm khuẩn huyết, sưng đau nhiều vùng thắt lưng. Trên phim cộng hưởng từ (MRI) cột sống có hình ảnh áp xe lớn, đa ổ trong cơ thắt lưng, cơ dựng sống phải.
Bệnh nhân được mổ rạch ổ áp xe, hút ra 500 ml mủ đục do tụ cầu. Sau mổ 4 ngày bệnh nhân hết sốt, tự thở được, đỡ đau thắt lưng.
Qua trường hợp bệnh nhân này, bác sĩ Vũ Xuân Phước chia sẻ những vấn đề cần đặc biệt lưu ý khi có dấu hiệu đau cột sống, thắt lưng. Theo bác sĩ, tự ý xử lý đau cột sống, thắt lưng mà không có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa rất nguy hiểm. Trường hợp tự ý chữa trị tại nhà, cơ sở y tế không uy tín như của bệnh nhân trên có thể dẫn đến những hậu quả sức khỏe rất nguy hiểm vì ổ nhiễm khuẩn có thể lan rộng theo đường máu, gây viêm phổi nặng, nhiễm khuẩn huyết.
Trường hợp bệnh nhân còn may mắn vì được phẫu thuật và điều trị kịp thời. Nếu để tình trạng viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết tăng lên, nguy cơ tử vong cho bệnh nhân rất lớn. Bên cạnh đó là chi phí cho điều trị hậu quả nếu điều trị không đúng cách sẽ còn tốn kém hơn rất nhiều lần.
Cần hiểu biết và điều trị đúng cách
Bác sĩ Phước nêu rõ, đau cột sống thắt lưng là bệnh phổ biến với đại đa số người dân Việt Nam do tính chất công việc của đông đảo người dân là lao động chân tay, nặng nhọc nhiều, công việc, thói quen ngồi lâu, đứng lâu,...Triệu chứng đau cột sống thắt lưng có thể do nhiều nguyên nhân như đĩa đệm, thoái hóa, trượt đốt sống, viêm đĩa đệm, đốt sống, viêm khớp, co cơ... Bệnh nhân cần được thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín để xác định rõ nguyên nhân và được điều trị khoa học.
Bác sĩ Phước khuyến cáo, khi có triệu chứng đau cột sống, người bệnh không tự điều trị hay điều trị theo truyền miệng. Vì nếu không có kiến thức y khoa, chúng ta không thể biết rõ chính xác triệu chứng đau do nguyên nhân gì. Điều này rất dễ dẫn đến điều trị sai hay áp dụng sai điều trị từ người khác nên cơ thể của chính mình.
Người bệnh không nên tự đi tiêm thuốc không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vô khuẩn khi tiêm, không tự đắp lá vì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Bác sĩ Phước giải thích: "Trên da luôn tiềm tàng vi khuẩn. Nếu không đảm bảo vô khuẩn, khi tiêm thuốc có thể làm tổn thương da và là nguồn đưa vi khuẩn xâm nhập vào sâu hơn, gây ra nhiễm khuẩn sâu. Việc đắp lá có nguy cơ gây viêm, bít các lỗ chân lông, các lỗ tuyến bài tiết trên da gây tích tụ vi khuẩn và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập sâu hơn".
Theo bác sĩ Vũ Xuân Phước, mỗi người cần cần có ý thức khám bệnh đúng. Bởi cơ thể mỗi người không ai giống nhau vì vậy cùng một bệnh trên những người khác nhau sẽ có triệu chứng khác nhau. Do đó cách điều trị với từng người sẽ khác nhau. Không thể áp dụng phương pháp điều trị của một người vào để điều trị cho người khác nếu không được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.
"Mỗi chúng ta khi có bất cứ vấn đề về sức khỏe, hãy đi thăm khám cơ sở y tế thích hợp để chẩn đoán và điều trị phù hợp. Điều này sẽ giúp mọi người tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra như bệnh nhân trên", bác sĩ Phước nhấn mạnh.
Mỗi ngày, Việt Nam vẫn còn 40 trẻ sơ sinh tử vong Tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em tại nước ta đã giảm trong thời gian qua nhưng tương đối chậm. So với các nước, mỗi ngày nước ta mất 2 bà mẹ và 40 trẻ sơ sinh. Thông tin được các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo Tăng cường triển khai Sổ theo dõi sức khỏe Bà mẹ và trẻ em...