Vì dịch, sinh viên nói thi cử online ‘không đảm bảo công bằng’
Nhiều sinh viên Hong Kong bày tỏ lo ngại về sự bất cập của các kỳ kiểm tra trực tuyến, bởi nhiều bạn tiếp thu kém hơn so với nghe giảng trực tiếp.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, cả 8 trường đại học công lập Hong Kong đều cho biết họ sẽ tiến hành các bài kiểm tra trực tuyến vào tháng tới. Tuy nhiên, các sinh viên đang cố gắng tìm những hình thức thi khác để đảm bảo tính công bằng hơn.
Bên cạnh đó, họ hy vọng các bài kiểm tra online không tính điểm mà chỉ xếp loại đạt hoặc không đạt. Như vậy, kết quả của khóa học trực tuyến sẽ không ảnh hưởng điểm tổng kết của các sinh viên.
Nhiều sinh viên Hong Kong lo lắng về tính công bằng của các kỳ thi online. Ảnh: Nora Tam.
Khoảng 100.000 sinh viên đại học tham gia học online kể từ tháng 2. Khi đại dịch xảy ra, các trường học đều bị đóng cửa và tình trạng này dự đoán sẽ còn kéo dài.
Jacky So Tsun-fung, thành viên hội sinh viên trường Đại học Trung Quốc Hong Kong, tin rằng việc đánh giá đỗ hay trượt các môn học ở kỳ này cần được thầy cô bàn kỹ hơn. Theo anh, nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khóa học trực tuyến, cũng như tiếp thu kém hơn so với nghe giảng trực tiếp.
Một cuộc khảo sát hơn 800 sinh viên cũng cho thấy nhiều người bày tỏ lo ngại về sự công bằng trong cách chấm điểm kỳ thi trực tuyến.
“Các sinh viên lo sợ phải đối mặt với một số bất cập khi làm bài kiểm tra online tại nhà. Đối với những bạn sống ở khu tập thể và không có phòng riêng, sự ồn ào xung quanh có thể làm mất tập trung”, So Tsun-fung nói.
Video đang HOT
Theo anh, một số môn học thực hành như giáo dục thể chất cũng sẽ tổ chức thi trực tuyến. Các sinh viên sẽ quay video thực hiện các động tác thể dục và gửi cho thầy cô phụ trách.
“Đây không phải một cách chấm điểm công bằng. Không phải ai cũng có thể thực hành tốt môn học này chỉ sau 2 tháng xem video hướng dẫn”, So Tsun-fung cho biết.
Sinh viên trường Đại học Trung Quốc Hong Kong xếp hàng đo thân nhiệt trước khi vào phòng làm bài kiểm tra ngày 3/4. Ảnh: Nora Tam.
Ở trường Đại học Thành phố Hong Kong, hàng trăm sinh viên khoa Kỹ thuật điện bày tỏ sự quan ngại về yêu cầu bắt buộc phải ghi hình quá trình thi để tránh khả năng gian lận.
Trước tình hình này, Aaron Wong Hei-long, chủ tịch hội sinh viên của trường, cho biết họ kêu gọi các trường đại học nên tích cực áp dụng biện pháp đánh giá bài tập về nhà để giảm độ căng thẳng.
“Các bài kiểm tra tuy thi online nhưng vẫn tính thời gian như trên lớp khiến nhiều sinh viên cảm thấy căng thẳng, nhất là những bạn có nhà chật chội hoặc ồn ào”, Wong nói.
Trong khi đó, trường Đại học Bách Khoa Hong Kong (PolyU) cho biết một số hình thức kiểm tra như làm bài luận, dự án, thuyết trình qua video hoặc trực tuyến sẽ được cân nhắc để thay thế các bài thi thông thường. Việc đánh giá đỗ hay trượt phụ thuộc vào quyết định của từng giảng viên.
Trường Đại học Bách Khoa và Đại học Giáo dục đều cung cấp hỗ trợ cần thiết, như cho mượn thiết bị và máy tính, để tất cả sinh viên có thể học online.
Nhiều sinh viên gặp khó khăn khi học trực tuyến, cũng như tiếp thu kém hơn so với nghe giảng trực tiếp. Ảnh: SCMP.
Hồng Chang
Năm học tới, học sinh tiểu học có thành tích sẽ được gửi thư khen
"Cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt"
Nhiều điểm mới trong Dự thảo Thông tư quy định Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học
Đó là một trong những điểm mới được quy định về khen thưởng, Dự thảo Thông tư quy định Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, áp dụng cho chương trình GDPT mới năm học 2020-2021 từ lớp 1; từ năm học 2021-2022 đối với học sinh lớp 1, lớp 2; từ 2022-2023 đối với lớp 1 đến lớp 3...
Ngày 9/4, Bộ GD&ĐT đã đăng tải Dự thảo Thông tư quy định Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học nhằm lấy ý kiến rộng rãi dư luận trong vòng 2 tháng.
Dự thảo này được xây dựng trong bối cảnh từ năm học 2020-2021Việt Nam sẽ triển khai Chương trình GDPT mới bắt đầu từ lớp 1 cấp tiểu học. Chương trình này với sự thay đổi về mục tiêu giáo dục (chuyển từ nền giáo dục chú trọng truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh), có thêm một số môn học/hoạt động giáo dục mới, nên tác động trực tiếp đến nội dung, hình thức tổ chức-phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá người học.
Nội dung đánh giá cũng được xếp thành 2 nhóm gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.
Trong đó, đánh giá thường xuyên giáo viên sẽ chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh để có biện pháp giúp đỡ kịp thời. Dự thảo cũng quy định vai trò của học sinh được tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạnm nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ để học và làm tốt hơn.
Thay vì thể hiện bằng 4 mức độ đối với các câu hỏi/bài tập trong bài kiểm tra định kì, dự thảo Thông tư mới chỉ sử dụng 3 mức độ là "Hoàn thành tốt", "Hoàn thành" và "Chưa hoàn thành". Điều này nhằm đảm bảo thống nhất với cấp học trên, phù hợp với cách tiếp cận của các nước tiên tiến trên thế giới, đồng thời tạo thuận lợi cho giáo viên trong quá trình biên soạn các câu hỏi/bài tập để xây dựng đề kiểm tra định kì.
Học sinh lớp 4, lớp 5 có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và học kỳ II.
Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Ngoại ngữ 1, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ.
Bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên giáo viên có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập học sinh.
Về đánh giá định kỳ: Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ i, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên bộ môn thống nhất đánh giá theo 3 mức: Tốt; Đạt; Cần cố gắng.
Theo đó, học sinh xét hoàn thành chương trình lớp học phải đạt các điều kiện gồm: Đánh giá định kỳ về học tập cuối năm học từng môn và hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; Đánh giá định kỳ về từng phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi đạt mức Tốt hoặc Đạt; Bài kiểm tra cuối năm học các môn đạt 5 điểm trở lên.
Một điểm mới trong Dự thảo thông tư lần này, ở mục khen thưởng có nội dung: "Cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt".
Ngoài ra, quy định Hiệu trưởng khen thưởng học sinh cuối năm: Danh hiệu Học sinh xuất sắc cho những em xếp loại Hoàn thành xuất sắc; Khen thưởng danh hiệu Học sinh Thành tích vượt trội- Tiến bộ vượt bậc cho những em có thành tích vượt trội hay tiến bộ ít nhất 1 môn học hoặc 1 phẩm chất, năng lực được giáo viên giới thiệu và được tập thể lớp công nhận; Khen thưởng đột xuất học sinh có thành tích đột xuất trong năm học; Khen học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.
HÀ LINH
Nở rộ dịch vụ học hộ, thi hộ trực tuyến tại Trung Quốc Học trực tuyến đem tới nhiều cái lợi trong mùa dịch nhưng nó cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực, ví dụ như học sinh không tập trung, vote ứng dụng học 1 sao hay nhiều học sinh thậm chí còn thuê người thi hộ trực tuyến. Đó là câu chuyện đang xảy ra tại nhiều lớp học trực tuyến ở Trung Quốc....