Vì đâu sĩ số lớp gia tăng?

Theo dõi VGT trên

Những năm gần đây, hiện tượng quá tải cục bộ ở một số trường học ở thành phố lớn không còn là chuyện hiếm gặp. Hệ lụy của việc này khiến sĩ số lớp học gia tăng. Một số ý kiến cho rằng, lỗi này thuộc về ngành GD nhưng thực tế biết bao điều khó nói!

Trong cuộc họp báo mới đây, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) Lê Tiến Thành thừa nhận: Hiện tượng quá tải cục bộ ở một số địa phương dẫn đến sĩ số lớp cao hơn nhiều so với quy định là có thật. Nguyên nhân chính là do dân số cơ học ở một số quận huyện của thành phố lớn gia tăng mạnh nên địa phương không kịp xây dựng trường. Giải quyết bài toàn này là trách nhiệm của UBND các tỉnh/thành phố.

Theo phân cấp thì quả đúng là Bộ GD-ĐT không thể can thiệp sâu vào công việc của các địa phương. Với tư cách quản lý, Bộ cũng chỉ biết nhắc nhở chứ không thể xử lý mạnh tay bởi theo Luật Giáo dục thì mọi t.rẻ e.m đều được đến trường, không có lý do gì mà để các em buộc phải “ thất học”.

Nếu để ý các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM… trong những năm qua thì không khó nhận ra một điều: Địa phương nào cũng quyết tâm thực hiện chủ trương “3 giảm” (giảm sĩ số lớp, giảm số lớp trong một trường, giảm HS trái tuyến – PV). Tuy nhiên, không phải cứ nói là có thể thực hiện được ngay.

Lực bất tòng tâm…

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cứ đến mùa tuyển sinh là hiệu trưởng các trường ở Hà Nội lại ở trạng thái lo âu, bất an. Từ công tác tuyển sinh đến xây dựng kế hoạch trường lớp phải đảm bảo đủ phòng học, xây dựng đội ngũ giáo viên… cho năm học mới đều là những bài toán không đơn giản chút nào.

Theo cô Phạm Thị Yến – hiệu trưởng Trường tiểu học Thành công B (quận Ba Đình, Hà Nội) thì việc quy hoạch trường lớp được thực hiện với tầm nhìn lâu dài nhưng trên thực tế mỗi năm phải tính toán lại cho hợp lý. Với việc dân số cơ học có sự biến động mạnh mẽ thì đòi hỏi cần phải cập nhật thường xuyên để có sự điều chỉnh kịp thời.

Nhiều bậc phụ huynh khi trao đổi về việc quá tải đều cho rằng, thiếu phòng học thì xây dựng thêm. Nếu không có đất thì xây thêm tầng… Tuy nhiên nói thì dễ nhưng có mấy ai hiểu được rằng để làm được việc đó đâu phải chỉ cần mỗi tài chính vững mạnh. Ngoài việc thực hiện các quy định về an toàn xây dựng, lên tầng phải được phép của ban ngành liên quan… thì vẫn còn đó những tiêu chí khác như diện tích sân chơi, nhà chức năng…

Được đ.ánh giá là một trong những địa phương tích cực trong khâu giảm sĩ số lớp nhưng Hà Nội cũng gặp không ít khó khăn. Tài chính thì không thiếu nhưng tìm được quỹ đất sạch để xây dựng trường là không dễ. Để giải quyết bài toán khó này, Hà Nội đã phê duyệt cho 4 quận nội thành lõi được phép lên thêm tầng nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời còn về mặt lâu dài thì chưa ổn. Nhiều năm qua, một số phường của quận nội thành Hà Nội chưa có trường mầm non công lập, sau bao nhiêu lần giải quyết giờ vẫn có phường còn “điểm trắng”.

Không chỉ nội thành mà ngay như cả một số quận được đ.ánh giá là có quỹ đất xây dựng trường “dư dả” thì giờ đây cũng đang đặt trong tình trạng báo động bởi sự xuất hiện của các chung cư cao tầng mọc lên như nấm. Theo lãnh đạo phòng GD-ĐT quận Hà Đông thì năm học này số lượng HS thuộc địa bàn tăng lên cả nghìn em. Mặc dù đã nỗ lực xây dựng các trường mới tạm thời đáp ứng đủ nhưng nếu sau này các gia đình đổ bộ về chung cư sinh sống thì lúc đó chưa biết sẽ như thế nào.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, hiện thủ đô có 2.434 trường học, hơn 1,5 triệu HS. Thành phố đã bổ sung, thay thế gần 5.000 phòng học mới, 36 trường học mới. Mức kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường năm nay là 2.253 tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng so với năm trước.

Và những nghịch lý khó hiểu!

Video đang HOT

Phụ huynh thì bức xúc mỗi khi chứng kiến cảnh con mình học trong những lớp 50 – 60 HS nhưng khi được giải quyết để được học trong một môi trường lý tưởng hơn thì lại từ chối. Cách cư xử khó hiểu của phụ huynh cũng khiến cho công tác “3 giảm” ở Hà Nội gặp nhiều khó khăn.

Chẳng hạn như vừa qua, các bậc phụ huynh ở thôn Yên Ngưu (xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì) cương quyết phản đối kịch liệt khi Phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì có chủ trương đưa toàn bộ con em nơi đây về ngôi trường đúng tuyến. Sở dĩ họ cương quyết không chịu là do Trường tiểu học B Thị trấn Văn Điển được xây dựng trên đất của thôn và khi dự kiến xây dựng, lãnh đạo xã Tam Hiệp cũng như Ban giám hiệu nhà trường đã hứa là ưu tiên cho con em trong thôn được học tại trường.

Việc làm của Phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì cũng chỉ nhằm mục đích giảm sĩ số lớp của Trường tiểu học B Thị trấn Văn Điển bởi trong khi Trường tiểu học Tam Hiệp cách đó không xa còn thừa phòng học thì nơi đây lại phải tận dụng phòng chức năng để bố trí thêm lớp.

Sau nhiều lần họp bàn trao đổi với phụ huynh nhưng không nhận được sự tán thành nên Phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì đành phải chấp nhận Trường tiểu học B Thị trấn Văn Điển có sĩ số gần 60 HS/lớp.

Vì đâu sĩ số lớp gia tăng? - Hình 1
Ngày 28/5/2012, hơn 100 phụ huynh tập trung tại cổng trường Tiểu học B Thị trấn Văn Điển (Thanh Trì, Hà Nội) để đòi quyền lợi cho con em thôn Yên Ngưu.

Cũng ở tình trạng tương tự, Trường tiểu học Phú La (phường Phú La, quận Hà Đông) được xây dựng nhằm mục đích giảm tải cho một phường lân cận. Lâu nay HS ở phường Phú La do chưa có trường nên phải đi “học nhờ” một số phường khác nên việc có ngôi trường mới lẽ ra phụ huynh phải vui mừng mới phải. Nhưng trên thực tế, khi trường mở, nhiều phụ huynh có hộ khẩu thường trú ở phường này lại từ chối cho con em về học với lý do trường mới sợ chất lượng chưa tốt, sợ bạn bè mới nên con lạc lõng…

Qua tìm hiểu thực tế thì nguyên nhân sâu xa của việc phụ huynh “bảo thủ” trong việc cho con học đúng tuyển, gần nhà… là muốn tiện đường đưa đón, muốn con được học trong ngôi trường tốt. Cũng vì quan điểm như vậy mà hàng năm Hà Nội luôn “ nóng” với những cuộc chạy đua vào trường điểm.

Chưa dừng lại ở đó, dù Sở GD-ĐT đã có quy định không thi tuyển để xếp lớp nhưng các trường vẫn âm thầm mặc định lớp chọn, lớp thường. Một lần nữa, phụ huynh lại đua nhau đưa con vào lớp chọn khiến cho sĩ số các lớp này gia tăng.

Chị Lê Phương ở khu tập thể K1 Giảng Võ chia sẻ: “Các lớp chọn thường có sĩ số khá cao. Mặc dù không gian học tập bị hạn chế nhưng có điều đáng ghi nhận là các con đều học tốt bởi do các thầy cô “giỏi” nhất của trường đảm nhận. Từ phụ huynh này được truyền tai đến phụ huynh kia nên “sức nóng” ở các lớp chọn không bao giờ giảm”.

Với những cuộc chạy đua vì con em, cộng với khó khăn trong việc xây dựng trường do thiếu đất nên nếu không có sự cảm thông chia sẻ từ chính các bậc phụ huynh thì có lẽ bài toán quá tải ở Hà Nội sẽ không thể có lời giải đáp. Có thể xét về bình quân sĩ số lớp ở Hà Nội sẽ giảm nhưng tách riêng biệt ra thì những con số 60 thậm chí là 70 HS/lớp cũng không có gì là bất ngờ.

Nguyễn Hùng

Theo dân trí

Trường tình thương bên trại phong Ea Na

Vẻn vẹn toàn trường có hơn 230 học sinh (HS) thì có gần 100% là HS người bào dân tộc thiểu số Ê-đê, đặc biệt, trong số đó có hơn 1/4 HS là con em của các bệnh nhân trước đây mắc phải căn bệnh quái ác - bệnh phong cùi.

Ngôi trường ấy là Trường tiểu học Tình thương - nằm gần trại phong Ea Na (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk).

Trường tình thương bên trại phong Ea Na - Hình 1

Lớp học tạiTrường Tiểu học Tình thương (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk).

Cơn mưa chiều nặng hạt của đại ngàn Tây Nguyên không hề làm gián đoạn câu chuyện xúc động hơn 18 năm về trước của thầy hiệu trưởng Phạm Văn Liên khi kể về Trường tiểu học Tình Thương.

Thầy Liên kể, trước kia Trường Tiểu học Tình thương vốn là một phân hiệu thuộc Trường PTCS Lê Quý Đôn (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk). Vì nhiều lý do, năm 1994, thầy Liên đã lập văn bản đề nghị các ban ngành chức năng tách riêng điểm trường và là người khởi xướng đặt tên trường là "Trường Tiểu học Tình thương".

Điều đặc biệt, tên gọi này khi đó đã khiến không ít GV công tác tại điểm trường băn khoăn. Sở dĩ ngôi trường mang tên tình thương, theo thầy Liên, HS theo học tại đây phần lớn là con em người đồng bào dân tộc thiểu số Ê-đê tại chỗ, trong số đó lại có nhiều HS vốn là con em các bệnh nhân phong cùi quái ác một thời khiến thầy bao đêm trằn trọc về những học trò tội nghiệp của mình.

Ý niệm mà thầy hiệu trưởng muốn gửi gắm qua tên gọi này là phản ánh hiện thực khó khăn con em bệnh nhân phong cùi, con em người đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời qua tên gọi này ngầm mong muốn các tổ chức xã hội, từ thiện chung tay, góp sức vun đắp trọn vẹn ước mơ cho các thế hệ HS vốn thua thiệt theo học tại đây.

"Xuất phát từ thực tế HS theo học ở đây vô cùng đáng thương, năm 1994, khi điểm tường được tách ra tôi đã khởi xướng đặt tên là trường tình thương. "Tình thương" nôm na có nghĩa là thương yêu, bao bọc lấy những hoàn cảnh HS khốn khó. Tên gọi ấy cũng toát lên thông điệp gửi gắm đến các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm hãy chung tay giúp đỡ các thế hệ HS theo học ở đây vượt qua khó khăn", thầy Liên nói về ý nghĩa của Trường tiểu học Tình thương.

Trường tình thương bên trại phong Ea Na - Hình 2

HSTrường Tiểu học Tình thương chăm chú học bài.

Trước ngày chính thức thành lập trường (1994), Trường Tình thương khi đó chỉ là một dãy nhà cấp 4 gồm có 5 phòng học bán kiên cố của một tổ chức từ thiện xã hội tại TPHCM hỗ trợ xây dựng. Cơ sở vật chất thiếu thốn trầm trọng, cuộc sống GV vất vả, biết bao thế hệ GV khi đến đây giảng dạy đều luân chuyển công tác. "Số lượng HS yếu kém, ngôn ngữ bất đồng, thiếu thốn cơ sở vật chất đã khiến không ít GV sau một thời gian công tác đã luân chuyển. Thú thực, trước kia nhà trường thường đứng vị trí xếp loại thứ nhất trong toàn huyện... nhưng "từ dưới lên", thầy Liên chân thành nói về những khó khăn ban đầu.

Cô giáo H'Rúp Êban (33 t.uổi) - phụ trách lớp 1A (29HS), là người có 15 năm tham gia giảng dạy tại Trường Tình Thương. Cô kể, khi mới về công tác, điểm trường là một trong những nơi khó khăn nhất toàn huyện. HS theo học ở trường phần lớn là con em người đồng bào dân tộc thiểu số, con em bệnh nhân điều trị bệnh phong nên điều kiện học tập thiếu thốn trầm trọng.

Để vượt qua khó khăn đòi hỏi GV phải có tình yêu thương như chính tên ngôi trường. "Dạy học ở Trường Tình thương cũng có nghĩa không tách rời tình yêu thương HS. Khả năng tiếp thu của các em HS hạn chế nên GV chúng tôi luôn lấy việc kiên trì trong giảng dạy là ưu tiên hàng đầu...", cô H'Rúp Êban chia sẻ.

Trường tình thương bên trại phong Ea Na - Hình 3

Trường Tiểu học Tình thương có hơn 230 HS thì có gần 100% là HS người bào dân tộc thiểu số Ê-đê, đặc biệt, trong số đó có hơn 1/4 HS là con em của các bệnh nhân trước đây mắc bệnh phong cùi.

Cô Nguyễn Thanh Thúy (phụ trách lớp 4A1, có 24 HS) cho biết thêm, ngôn ngữ là một trong những rào cản lớn nhất trong quá trình tiếp thu của HS. Để giúp các em tiếp thu kiến thức trên lớp, GV thường kéo thời gian từ 40 đến 60 phút/tiết giảng dạy thật kỹ nhiều lần, đi từng phương pháp cụ thể... khi đó HS mới có thể hiểu bài. Ngoài ra, GV cũng thường tăng cường thời lượng giảng dạy các môn Toán, Tiếng Việt cho HS.

"Gia đình nghèo nên ngày mùa, ngày Tết thì các em nghỉ học phụ giúp gia đình rất nhiều. Mỗi khi các em nghỉ học, sáng sớm không thấy đến trường thì buổi trưa hôm đó GV chúng tôi lập tức đến nhà vận động, thậm chí ra đến rẫy nơi các em đang hái, mót nông sản vận động các em quay lại trường", cô Thúy tâm sự.

"Cái mà GV chúng tôi gắn bó ở đây có lẽ là các em HS em nào cũng thật thà, lễ phép lại quý mến thầy cô giáo. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, điều kiện học tập thiếu thốn cho nên mỗi bước tiến của các em trong quá trình học tập cũng là niềm vui của GV chúng tôi", cô Thúy trải lòng.

Cô Thúy cho biết thêm, khi mới về công tác, vì trường nằm gần trại phong đã khiến không ít GV e dè. Tuy nhiên, khi qua tìm hiểu thực tế cùng tình yêu thương học trò, tấm lý ấy sớm bị loại bỏ, các GV đều yên tâm công tác.

Chia tay chúng tôi, thầy hiệu trường Trường Tiểu học Tình thương vui mừng cho biết, năm học 2012-2013 là năm học đầu tiên nhà trường đưa môn Anh văn vào giảng dạy tăng cường chương trình giảng dạy Tiếng Việt, vận dụng các phương pháp dạy học mới mở rộng các lớp giảng dạy tiếng Ê-đê là 6/11 lớp nhằm nâng cao từng bước chất lượng dạy học. Năm học 2011-2012, nhà trường có 29 HS giỏi 51 HS khá 24 HS được khen các mặt tỷ lệ lên lớp hơn 91%.

Viết Hảo

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ Kasim Hoàng Vũ bật khóc, cúi lạy vợ cũ Bằng Kiều: "Chị biết ơn em nhiều lắm"
20:41:31 22/09/2024
Thót tim cảnh hai b.é g.ái bị nước cuốn trôi khi đạp xe qua ngầm tràn
17:54:55 22/09/2024
Phương Oanh - shark Bình lần đầu tiên làm điều này kể từ khi có cặp song sinh
19:30:24 22/09/2024
Drama căng ở Anh tài: Tăng Phúc bức xúc vì 1 hành động của Cường Seven, càng phân bua càng bị ném đá
19:34:31 22/09/2024
Kim Woo Bin nói về những ảnh hưởng tích cực của bạn gái
19:27:53 22/09/2024
Tôn Bằng tố bị Hằng Du Mục "gài bẫy", làm rõ lý do xông vào nhà
18:58:41 22/09/2024
Drama ngoài giờ hành chính: Lý Nhã Kỳ gọi thẳng tên ca sĩ Vbiz, "dằn mặt" cực căng vì bị nói xấu sau lưng
22:40:32 22/09/2024
Bạn bè, đồng nghiệp tưởng niệm sao võ thuật Từ Thiếu Cường và vợ
22:16:32 22/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

MC Tố Quyên xin lỗi vì gây tranh cãi khi dẫn show Tuấn Hưng - Duy Mạnh

Sao việt

23:05:35 22/09/2024
Gây tranh cãi vì cắt lời MC Phan Anh và người đấu giá từ thiện trong liveshow từ thiện của Tuấn Hưng - Duy Mạnh, MC Tố Quyên nhận sai sót.

Nam diễn viên phim 'Cô dâu hoàn hảo' qua đời ở t.uổi 39

Sao châu á

23:03:33 22/09/2024
Ngày 22/9, theo Thairath, Om Akapan vừa qua đời ở t.uổi 39 sau thời gian chống chọi bệnh tật. Nam diễn viên trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay bố mẹ, chị gái và bà xã ngoại quốc Daria Shevruk.

Xuất hiện phim Việt giờ vàng càng xem càng cuốn, nữ chính vừa đẹp vừa diễn hay bất ngờ

Phim việt

22:50:20 22/09/2024
Phim được khen ngợi có lời thoại chân thật, diễn xuất tự nhiên, kịch bản lôi cuốn. Cuộc đấu trí giữa phe cảnh sát và xã hội đen đầy bất ngờ khi không biết nhân vật nào là chính diện, ai là phản diện.

Khán giả bình phim Việt: Tôi không thể cảm nổi nữ chính 'Đi giữa trời rực rỡ'

Hậu trường phim

22:29:25 22/09/2024
Theo diễn biến của phim Đi giữa trời rực rỡ, Pu dần thể hiện những mặt tính cách khiến nhân vật này thực sự gây tranh cãi.

Người đẹp n.óng b.ỏng trong phim 'Mai' hẹn hò DJ Singapore ở 'Đảo thiên đường'

Tv show

22:22:07 22/09/2024
Người đẹp n.óng b.ỏng trong phim Mai không giấu được sự vui mừng khi biết anh chàng DJ đến từ Singapore cũng muốn tìm hiểu mình

Angelina Jolie cuốn hút với tóc xoăn cá tính

Sao âu mỹ

22:19:32 22/09/2024
Thoát khỏi hình ảnh quen thuộc, minh tinh sinh năm 1975 làm mới bản thân với vẻ ngoài lấy cảm hứng từ thập niên 1980.

Vườn chanh dây đang thu hoạch bị kẻ gian chặt phá

Pháp luật

21:15:37 22/09/2024
Ra vườn kiểm tra, một hộ nông dân ở Lâm Đồng tá hỏa khi phát hiện hàng trăm gốc chanh dây đang cho kinh doanh của gia đình bị kẻ gian chặt phá.

Choáng váng trước concert lịch sử của nữ ca sĩ số 1 Hàn Quốc, G-Dragon và bạn trai Lee Jong Suk cổ vũ hết mình!

Nhạc quốc tế

21:13:21 22/09/2024
Tối 21/9, IU chính thức tiến vào World Cup Stadium, với đêm encore HEREH WORLD TOUR CONCERT đ.ánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp.

Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Giá vé từ 800 nghìn đến 8 triệu đồng, các quyền lợi có đủ làm thoả mãn fan?

Nhạc việt

21:09:22 22/09/2024
Khán giả đang rất chờ đón vào concert đặc biệt của show truyền hình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào ngày 19/10

Nhóm học sinh cấp 3 dũng cảm đội mưa cứu người trong lũ

Tin nổi bật

21:05:52 22/09/2024
Một nhóm học sinh Trường THPT Tân Kỳ (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) giúp đỡ nhiều người đi qua đoạn đường ngập nước và kịp thời ứng cứu 2 n.ạn n.hân bị lũ cuốn trôi.

Khách Trung Quốc đi tour 0 đồng, bị hướng dẫn viên đ.ánh vì không mua hàng

Thế giới

20:53:55 22/09/2024
Đoạn video ghi lại khoảnh khắc xô xát xảy ra giữa một hướng dẫn viên du lịch bất hợp pháp tại Bangkok (Thái Lan) với nữ du khách Trung Quốc vì vị khách này vào hàng trang sức chỉ ngắm mà không mua.