Vì 3 lý do này nên khi mang thai một số phụ nữ gặp chứng ốm nghén đặc biệt nghiêm trọng
Một số bà bầu trong giai đoạn đầu khi mang thai gặp chứng ốm nghén nghiêm trọng là bởi những lý do này.
Thời kỳ đầu mang thai, tình trạng ốm nghén khiến nhiều mẹ bầu không khỏi lo sợ. Một số mẹ bầu nôn ói liên tục sau khi ăn. Một số người cao tuổi cho rằng điều này liên quan đến giới tính thai nhi, ốm nghén chứng tỏ họ đang mang thai bé trai, tất nhiên điều này không có cơ sở khoa học. Vậy những yếu tố nào liên quan đến cường độ ốm nghén?
Thay đổi nội tiết tố
Sau khi mang thai, mức độ estrogen trong cơ thể mẹ tăng lên nhanh chóng, cơ thể không thể chịu được sự thay đổi mạnh mẽ này sẽ trở nên đặc biệt nhạy cảm, độ nhạy cảm với khứu giác sẽ được cải thiện rất nhiều. Do đó, khi mẹ ngửi thấy khói dầu và ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, sẽ cảm thấy buồn nôn ngay lập tức. Vì vậy, mẹ nên tránh xa bếp nếu ốm nghén nặng trong tam cá nguyệt đầu tiên, đồng thời bỏ ăn những thức ăn có mùi vị nồng. Ngoài ra chú ý ăn thức ăn nhẹ, ấm trong khẩu phần ăn, thêm hoa quả thơm cũng có thể cải thiện tình trạng ốm nghén.
Video đang HOT
Cũng có giả thuyết cho rằng sau khi mang thai cơ thể mẹ bầu sẽ sinh ra cơ chế miễn dịch để bảo vệ thai nhi, khi thức ăn mẹ ăn vào khiến thai nhi khó chịu thì cơ thể sẽ sinh ra sự đào thải khiến người mẹ buồn nôn, khó chịu. Ốm nghén và chế độ ăn uống của mẹ có liên quan đến một mức độ nhất định, mỗi mẹ bầu có vóc dáng khác nhau, thói quen ăn uống, khả năng tiếp nhận thức ăn khác nhau. Nếu tình trạng ốm nghén diễn ra tương đối mạnh trong thời kỳ đầu mang thai, tốt nhất mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống, đồng thời có thể áp dụng chế độ ăn nhiều bữa nhỏ để cải thiện tình trạng này.
Thay đổi tâm trạng
Cường độ ốm nghén có mối quan hệ nhất định với sự thay đổi cảm xúc của mẹ. Một số mẹ quá lo lắng về sự phát triển của thai nhi trong thời kỳ đầu mang thai sẽ khiến tâm lý quá căng thẳng, có thể bị buồn nôn và nôn. Vì vậy, khi mang thai, mẹ phải điều chỉnh cảm xúc, đừng tạo áp lực tâm lý quá lớn cho bản thân, thả lỏng tâm trạng mỗi ngày thì thể chất thai nhi mới phát triển tốt hơn. Mẹ cũng có thể nghe thêm nhạc và xem các chương trình TV yêu thích để chuyển hướng sự chú ý. Bạn cũng có thể tập thể dục vừa phải sau bữa ăn, chẳng hạn như đi bộ để thúc đẩy tiêu hóa.
Hoang tưởng mang thai do quá mong con
Linh 23 tuổi, quê Hòa Bình, khóc lóc, buồn chán, không nói chuyện, luôn cho rằng mình đã mang bầu sau đó bị sảy thai, phải điều trị tâm thần.
Bệnh án ghi Linh kết hôn năm 2018, sống cùng gia đình chồng đến tháng 5/2020 thì chuyển ra ở riêng. Lấy chồng hai năm nay, Linh mong mãi mà chưa có con.
Cách đây 10 tháng, Linh thông báo với người nhà rằng mình đã mang thai, người nhà cũng thấy cô có biểu hiện nghén, bụng to, buồn nôn, nôn. Suốt 9 tháng qua, Linh thường tự đi khám, không có người nhà đi cùng. Gần đến ngày dự sinh, Linh đi khỏi nhà, vài ngày sau mới liên lạc với gia đình nói rằng đã sảy thai. Chồng và mẹ đẻ đưa Linh đến khám tại bệnh viện ở tỉnh, sau đó chuyển Bệnh viện Bạch Mai điều trị đầu tháng 10.
Ban đầu, Linh được đưa tới chuyên khoa Sản. Bác sĩ phát hiện cô có một vệt da màu đỏ dài trên da bụng ở vùng bụng dưới (hạ vị), phẳng, không nổi trên da, gần giống sẹo mổ. Tuy nhiên sau quá trình thăm khám, bác sĩ kết luận Linh chưa từng mang thai và không được mổ lấy thai.
Linh khóc lóc, không chịu nói chuyện, được chuyển điều trị tại Viện sức khỏe tâm thần. Bác sĩ chỉ định "theo dõi rối loạn hoang tưởng", nhập viện theo dõi, chưa dùng thuốc tâm thần.
Bác sĩ cho biết Linh có biểu hiện mang thai giả. Tình trạng này xuất hiện trong hoàn cảnh Linh gặp căng thẳng về con cái, sau đó luôn tin tưởng rằng mình mang thai đồng thời có các biểu hiện như mang thai.
Ảnh minh họa khám cho bệnh nhân tâm thần tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Chi Lê.
Việc điều trị cho Linh khó khăn do người nhà không nắm rõ tình trạng mang thai của cô, không thể cung cấp thông tin. Trong khi đó, cô không chịu nói chuyện, khó tiếp xúc, hầu như không trả lời câu hỏi của bác sĩ. Bác sĩ phải nhiều lần giải thích tình trạng bệnh, đồng thời áp dụng biện pháp điều trị tâm lý với Linh và người nhà.
Sau hai ngày, Linh bắt đầu nói chuyện, chấp nhận tình trạng không có thai của bản thân song còn buồn, ít nói, căng thẳng. Gia đình đã xin cho cô ra viện mặc dù tình trạng chưa ổn định, sau đó không tái khám.
Đây là trường hợp mang thai giả đầu tiên điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai trong năm 2020. Vào tháng 6, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, Quảng Nam, cũng điều trị cho một trường hợp mang thai giả. Cặp vợ chồng đã lấy nhau 7 năm song không có con nên tới thầy tâm linh cho thuốc, đến khi mang bụng nặng nề đi đẻ mới phát hiện không có thai.
Bác sĩ khuyến cáo, gia đình cần sớm đưa bệnh nhân đi khám tại các cơ sở y tế, tốt nhất là các cơ sở có đầy đủ chuyên khoa Sản, Tâm thần, Nội tiết khi nghi mang thai giả. Người nhà cần động viên, giải thích nhưng không phủ định quyết liệt tình trạng của bệnh nhân nếu không có hướng dẫn của nhân viên y tế, tránh bệnh nhân suy nghĩ tiêu cực.
Vợ chồng hiếm muộn nên tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, không nên chữa bệnh theo tâm linh, tránh tốn kém chi phí và không mang lại hiệu quả điều trị.
*Tên bệnh nhân được thay đổi.
3 dấu hiệu khi mang thai chứng tỏ bé có thể bị suy dinh dưỡng, thiếu vi chất ngay từ trong bụng mẹ Nếu mẹ bầu có 3 dấu hiệu này khi mang thai thì phải chú ý, rất có thể bé bị suy dinh dưỡng, hoặc mách mẹ cần kiểm tra lại chế độ ăn trong thai kỳ. Chuột rút bắp chân Nếu mẹ bầu bị chuột rút bắp chân trong giai đoạn đầu của thai kỳ, và tình trạng này càng trở nên nghiêm...