Vén màn bí mật cuộc sống thực của sinh viên, nên đọc trước cho đỡ bỡ ngỡ
Một bức tranh hiện thực về cuộc sống ở trường đại học. Điểm danh xem bạn biết được bao nhiêu điều trong này rồi nhé!
Ngày còn học cấp 3, đứa nào cũng nghĩ lên đại học là “hết khổ”, là được tự do sống với mơ ước của mình, là kết thúc những tháng ngày bị “cầm tù” bởi phụ huynh hay nhà trường.
Vào đại học rồi mới thấy, sự thật là bạn chỉ được chuyển từ cuộc vật lộn này qua những cuộc đụng độ khác, đôi khi còn gay cấn hơn nhiều.
Bài viết này không mang tính hù dọa, chỉ giúp các bạn sinh viên tương lai có cái nhìn thực tế hơn về cuộc sống sau này bạn vẫn hằng tưởng tượng thôi. Đây cũng là một hành trang quan trọng cho đời sinh viên sắp tới!
Đi muộn auto đứng ngoài, auto không được điểm danh, auto nghỉ học không phép
Nếu trước đây đi học muộn, bạn chỉ bị sao đỏ hay bí thư ghi tên vào sổ, nặng nhất thì bị gọi phụ huynh thì lên đại học, “án phạt nặng nhất” của đi học muộn chính là: Đóng tiền học lại! Không ít bạn sinh viên vì mải đi làm thêm kiếm tiền đã phải chịu cái “án phạt” này không ít lần suốt thời đại học. Thế là đôi khi tiền đóng phạt còn nhiều hơn số tiền bạn kiếm được từ việc làm thêm đấy!
Ờ thì học đại học cũng thoải mái: hôm nào đi muộn thì hôm đó tự biết khỏi điểm danh, cứ việc về nhà nghỉ ngơi hay tiếp tục làm thêm, nhưng cũng miễn xin xỏ nhé. Chỉ có điều đừng đi muộn hay nghỉ quá số buổi cho phép không thì đóng tiền học lại thôi là cũng đủ mệt rồi. Lại còn ti tỉ thứ tiền phải lo nữa!
Toán cao cấp, xác suất thống kê… ti tỉ môn khiến sinh viên xỉu lên xỉu xuống
Dân giỏi toán ở cấp 3 khó lòng tránh khỏi suy nghĩ chủ quan: Hồi xưa học toán 10 chấm, lên đại học thì toán có là gì! Ấy vậy mà không ít sinh viên Bách khoa, Kinh tế vừa bước chân vào đại học đã phải khóc ròng vì toán cao cấp, xác suất thống kê và ti tỉ môn khó nhằn khác. Thôi thì, ải này không thể tự mình vượt qua, mình cùng nhau lập team học online, trao đổi bài vở để mau qua kiếp nạn này.
Toán cao cấp, kinh tế vĩ mô… ti tỉ môn học đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bạn sinh viên
Video đang HOT
Không lo học lấy bằng ngoại ngữ sớm, coi chừng bị treo bằng ngày tốt nghiệp
Tôi có nhỏ bạn, suốt 3 năm đầu đại học cứ chủ quan, không chịu thi lấy bằng IELTS theo yêu cầu của trường. Đến khi chỉ còn vài tháng nữa là tốt nghiệp mới chịu đăng ký thi lấy chứng chỉ. Xui xẻo thế nào lại không đủ số điểm yêu cầu, thế là vừa không lấy được bằng ngoại ngữ, đến cả bằng tốt nghiệp cũng bị treo cho tới khi đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
Nếu không muốn rơi vào cảnh “nỗi buồn nhân đôi”, trong khi lũ bạn hớn hở khoe ảnh tốt nghiệp còn mình thì ngậm ngùi chuẩn bị thi lại, rồi nơm nớp lo sợ cho tương lai của mình như người bạn tôi kể ở trên thì các bạn tân sinh viên hãy sẵn sàng cả việc học trên lớp lẫn ngoại ngữ ngay từ đầu nhé!
Thực tập sớm sẽ mang lại rất nhiều lợi thế cho bạn đó!
“Thực tập sớm ư? Không cần thiết, để năm cuối cũng chưa muộn. Đi học đã bận túi bụi rồi, để sau này rảnh rang chút hãy đi”. Nhiều bạn sinh viên vẫn có tâm lý ngại và lười đi thực tập trong thời gian còn ở trường đại học nên cứ dùng dằng mãi. Ấy là vì các bạn ấy chưa biết rằng: Đi thực tập sớm từ năm nhất, năm hai sẽ có nhiều ưu thế hơn, dù bạn đang học bất kỳ ngành nào.
Hầu hết sinh viên thường chỉ đi học 1 buổi trong ngày, vì thế buổi còn lại bạn có thể tìm nơi thực tập, vừa học vừa thực hành sẽ mang lại cho bạn rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn, trao dồi nhiều kỹ năng cần thiết cho công việc sau này. Đừng dành thời gian chỉ để ngủ hay vui chơi, để đến khi ra trường, nhìn bạn bè đã có kinh nghiệm “thực chiến” dày dạn, tìm được công việc như ý trong khi mình vẫn còn loay hoay, bạn sẽ cảm thấy hối hận đấy!
Lo đi làm, bỏ bê teamwork, học hành bết bát, bạn sẽ nhận cái kết đắng!
Thời gian học ở đại học là lúc bạn phải chạy đua hơn bao giờ hết. Có bạn trẻ tâm sự: “Học 1 tháng rưỡi thi hết môn 1 lần. Khi bạn chưa kịp nhớ tên môn học, chưa kịp biết là mình vừa học cái gì thì đã phải đi thi rồi nhé”. Đó là còn chưa kể đi làm thêm, thực tập… và ti tỉ thứ cần phải đi.
ASUS phiên bản mới sẽ cùng các bạn sinh viên bung hết chất mình trong suốt 4 năm đại học
Trong khoảng thời gian “vàng” của tuổi trẻ, bạn có thể tận hưởng những giây phút học tập cùng bạn bè mà vẫn có thể trải nghiệm cuộc sống “trưởng thành” bằng cách làm thêm, thực tập. Quan trọng nhất, bạn cần xác định được mục tiêu và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho mình. Đầu tư một chiếc laptop để có thể học nhóm online thay vì phải chạy đi chạy lại gặp mặt offline, hỗ trợ việc thực tập… chính là cách để bạn có sử dụng thời gian ở đại học một cách chất lượng nhất.
Chiếc laptop “xịn xò” như ASUS VivoBook S13/S14/S15 (S333/S433/S533) sẽ là item chẳng thế thiếu cho các bạn sinh viên với thiết kế mỏng nhẹ, đầy màu sắc, làm từ hợp kim nhôm cứng cáp và cấu hình mạnh mẽ của Intel thế hệ 10, 512GB SSD, 8GB RAM; sẵn sàng đồng hành với các buổi teamwork, đảm bảo không còn những “cú sút ngang cổ” khi bạn nhận ra hiện thực của cuộc sống sinh viên ngay từ ngày đầu tiên bước vào cổng trường đại học.
ASUS Việt Nam triển khai chiến dịch “Tâm điểm khai trường. Chọn quà chất tôi” đồng hành cùng giới trẻ trong mùa tựu trường 2020 với nhiều chương trình sôi động: Tặng e-voucher lên tới 550.000 VNĐ khi mua laptop ASUS; Ra mắt bộ sưu tập thời trang phiên bản giới hạn kết hợp cùng SNKRVN và nhiều hoạt động online hấp dẫn. Hãy ENTER để trở thành TÂM ĐIỂM cùng ASUS. Tìm hiểu thêm tại đây.
Nhiều học sinh trường chuyên chọn Western Sydney Vietnam
Theo học chương trình Western Sydney BBus, sinh viên có thể trải nghiệm chương trình cử nhân chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Được dạy và học hoàn toàn bằng tiếng Anh, Cử nhân Kinh doanh Western Sydney BBus trở thành lựa chọn của nhiều học sinh đến từ trường chuyên, lớp chọn với năng lực học tập khá giỏi, khả năng ngoại ngữ ấn tượng.
Trong đợt tuyển sinh 2020, 80% tân sinh viên đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 6.0 hoặc tương đương. Hơn 50% tân sinh viên nhận học bổng 30-50% học phí năm nhất. Các tân sinh viên chia sẻ có nhiều lý do để quyết định lựa chọn Western Sydney BBus là nơi gắn bó trong những tháng năm đại học.
Được phụ huynh tín nhiệm
Theo bảng xếp hạng giáo dục Times Higher Education, Đại học Western Sydney thuộc top 300 (1,2%) trường đại học tốt nhất thế giới, với uy tín quốc tế ngày càng cao nhờ phương pháp giảng dạy và lấy sinh viên làm trung tâm.
Nguyễn Ngọc Khánh Phương (cựu học sinh Trường THPT Hoàng Hoa Thám, Khánh Hòa) sở hữu thành tích học tập GPA 9,1 và IELTS 8.0. Phương chia sẻ: "Mẹ tôi là cựu sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Mẹ tìm hiểu và biết Western Sydney BBus là chương trình đào tạo liên kết giữa Viện ISB và Đại học Western Sydney từ Australia nên khuyến khích tôi theo học chương trình này".
Western Sydney BBus là chương trình đào tạo được nhiều phụ huynh lựa chọn.
Còn với Phạm Gia Linh (cựu học sinh Trường THPT chuyên Bến Tre), cô thấy may mắn luôn được mẹ đồng hành và định hướng trong quá trình lựa chọn môi trường học tập. Gia Linh kể: "Tình cờ biết đến Western Sydney Việt Nam thuộc top 1,2% trên thế giới, 2 mẹ con cùng phân tích kỹ trước khi tôi lựa chọn học chương trình này".
Sau tuần đầu tiên nhập học, Gia Linh khá bất ngờ với môi trường học tập năng động, chuyên nghiệp tại Western Sydney Việt Nam. Từ những ngày đầu tiên, cô bạn cảm nhận được sự nhiệt tình của thầy cô trong việc truyền đạt kiến thức, giúp cô an tâm hơn trên hành trình học tập phía trước.
Mô hình cử nhân Australia tại Việt Nam
Huỳnh Nguyên Long (cựu học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa) chia sẻ: "Nhờ giới thiệu từ bạn bè, tôi biết đến Western Sydney BBus là chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh theo mô hình cử nhân Australia tại Việt Nam. Từ tò mò, tôi cảm thấy thích thú và bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn chương trình học này".
Theo Nguyên Long, học tập trong môi trường chuẩn quốc tế đem đến cho cậu nhiều lợi thế, đặc biệt là ngoại ngữ và kiến thức liên tục được cập nhật, tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động toàn cầu. "Bên cạnh đó, khi học tập tại Western Sydney Việt Nam, tôi còn có thể lựa chọn chuyển tiếp du học bán phần tại Đại học Western Sydney", cậu chia sẻ thêm.
Sinh viên Western Sydney Việt Nam được đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Cũng như Nguyên Long, khi được hỏi lý do chọn Western Sydney Việt Nam, Trần Xuân Hiếu đến từ Trường Quốc tế Việt Úc bày tỏ: "Biết Western Sydney Việt Nam là một trong những trường đào tạo kinh doanh uy tín với chương trình giảng dạy theo chuẩn quốc tế tại Việt Nam, tôi tự tin đăng ký sau khi hoàn thành THPT. Tôi tin Western Sydney Việt Nam là môi trường học tập lý tưởng giúp tôi đạt được những mục tiêu trên con đường sự nghiệp sắp tới".
Để theo đuổi ước mơ trở thành doanh nhân thành công trong tương lai, Xuân Hiếu tích cực trau dồi kiến thức, kỹ năng và định hướng chuyển tiếp du học Australia trong những năm tiếp theo.
Nguyễn Võ Vĩnh Phúc là một trong hơn 130 tân sinh viên nhận học bổng đầu vào 50% từ Western Sydney Việt Nam. Vĩnh Phúc có thành tích IELTS 8.0 và GPA 8,6. Chàng cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu - Đại học Quốc gia nhận suất học bổng với tư cách là tân sinh viên chương trình Cử nhân Kinh doanh Western Sydney BBus.
Nhận học bổng, Vĩnh Phúc nói: "Tôi rất bất ngờ và hạnh phúc. Học bổng 50% từ Western Sydney Việt Nam hỗ trợ tôi rất nhiều về mặt tài chính. Đây cũng là động lực giúp tôi tiếp tục nỗ lực đạt được thành tích cao và duy trì học bổng này ở những năm tiếp theo".
Tân sinh viên Western Sydney Việt Nam.
Nhằm mang đến động lực học tập trước thềm năm học mới cho tân sinh viên Western Sydney BBus, nhà trường mang đến các suất học bổng 30-50% dựa trên GPA và IELTS đầu vào của sinh viên.
Ngoài ra, nếu có thư mời nhập học của một trường đại học top đầu, sinh viên được xét học bổng tương đương GPA 8,0 (xét theo điều kiện cụ thể).
Cử nhân Kinh doanh Western Sydney BBus là chương trình đào tạo liên kết giữa Viện ISB, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM và Đại học Western Sydney (Australia). Nhằm giúp học sinh lớp 12 có thêm cơ hội trúng tuyển vào chương trình cử nhân chuẩn quốc tế tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức tuyển sinh đợt 2 chương trình Cử nhân Kinh doanh Western Sydney BBus. Thời hạn nộp hồ sơ tuyển sinh đến hết 20/10, nhập học tháng 11. Độc giả tham khảo chi tiết tại https://isb.edu.vn/tuyen-sinh-cu-nhan/tuyen-sinh-cu-nhan-kinh-doanh-western-bbus/?utm_source=zing&utm_medium=cpc.pr1210&utm_campaign=westernsydneybbus
'Mẹo' tìm việc làm thêm cho tân sinh viên Cuộc sống sinh viên sẽ bớt đi phần nào khó khăn về mặt tài chính nếu các bạn trẻ biết chọn một công việc làm thêm phù hợp để vừa kiếm thêm tiền chi tiêu vừa đảm bảo học tập. Gia sư, công việc làm thêm phổ biến của nhiều sinh viên (Ảnh minh họa) - NGUYỄN NHUNG Vào đại học là một...