Vén màn bí ẩn về trường đại học Gregorian của Vatican
Mỗi năm, trường nhận từ 2.500-2.800 học viên tu học từ khắp nơi trên thế giới.
Hành lang lát đá cẩm thạch của Đại học Gregorian, Vatican, giống như một tháp Babel thời hiện đại nơi các sinh viên Thiên Chúa giáo từ 130 nước trên thế giới đến tu học.
“Khi tôi mở cửa và nghe thấy tiếng họ, tôi thấy mình mạnh mẽ hơn,” hiệu trưởng Francois-Xavier Dumortier, 64 tuổi, đã giữ cương vị đứng đầu ngôi trường được thánh Ignatius xứ Loyola xây dựng năm 1551, từ năm 2010, nói. “Tôi rất hy vọng vào những người được đào tạo ở đây”.
Trường đại học này là một cơ sở đào tạo tri thức hết sức quan trọng với Thiên Chúa giáo La Mã trong thế kỷ 21 và có quan điểm khá cấp tiến với những thử nghiệm phương pháp giảng dạy mới và không né tránh các vấn đề nhạy cảm như các cha sứ lạm dụng trẻ em.
Mỗi năm, trường nhận từ 2.500-2.800 học viên tu học từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm nhiều vùng rất nghèo khó. “Chúng tôi hay nhận được đơn xin học bổng từ nhiều giáo phận,” hiệu trưởng Dumortier nói.
Toàn cảnh trường đại học Gregorian ở Vatican (Nguồn: AFP)
Một nửa ngân quỹ hoạt động của trường là tài trợ từ các quỹ và người mộ đạo, nhất là từ Mỹ, Anh và Đức. Người Italy chiếm 25% đội ngũ giảng viên nhưng “ở đây không ai cao hơn ai”, ông Dumortier nói, dù thừa nhận “sự pha trộn văn hóa đôi khi gây ra những hiểu lầm đáng tiếc”.
Video đang HOT
Khoảng 50,3% sinh viên không phải là đến từ châu Âu, 13% từ châu Á, 10% từ châu Phi và 27% từ châu Mỹ. Hai thứ tiếng phổ thông nhất là tiếng Italy và Tây Ban Nha. Cũng có 14% sinh viên là nữ và 18% là giáo dân chứ không phải chức sắc trong giáo hội, tỉ lệ vẫn còn quá thấp, theo lời Dumortier.
Đại học Gregorian bao gồmowj6 khoa, 2 viện và 6 trung tâm nghiên cứu. Cha Dumortier nói ông đặc biệt nhấn mạnh “tính đa ngành” của trường. “Tôi không muốn Gregorian là một trường thần học, mà là một đại học thực sự, một nơi cởi mở, một vùng đất mới”, ông nói.
Dưới sự lãnh đạo của ông, trường đã tổ chức một buổi thảo luận chuyên đề trước đó trong năm nay về chủ đề xâm hại trẻ em. Ông nói đây là vấn đề nghiêm trọng mà giáo hội “phải đối mặt”. “Nếu như mọi định chế của chúng ta đều có đủ can đảm”.
Trường mới đây cũng tổ chức một hội thảo về nguồn gốc Thiên Chúa giáo trong âm nhạc của ca sĩ người Mỹ Bruce Springsteen và một buổi giảng với giảng đường chật kín của Jean Vanier, nhà sáng lập người Pháp của tổ chức chuyên giúp đỡ những người tàn tật. Thư viện của trường cũng là lớn nhất ở Rome, với một triệu cuốn sách, trong đó có nhiều cuốn rất quý giá.
Theo vietnamplus
Có Luật Giáo Dục ĐH: Bộ và trường đều lo
Ngày 1/1/2013, Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) bắt đầu có hiệu lực. Luật GDĐH được kỳ vọng sẽ mang lại diện mạo mới cho nền GDĐH Việt Nam. Tuy nhiên, cả bộ và trường đều đang... lo!
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, hiện có 36 văn bản kể cả mới và cũ cần điều chỉnh đang được soạn thảo. Trong đó, quan trọng nhất là nghị định hướng dẫn thi hành Luật GDĐH, chuẩn bị được đưa ra xin ý kiến rộng rãi các bộ, ban, ngành... Ông Ga nói: Hy vọng các văn bản hướng dẫn kịp ra đời khi Luật GDĐH bắt đầu có hiệu lực ngày 1/1/2013.
Theo ông Ga, khi Luật GDĐH đi vào thực tiễn thì điều quan trọng nhất là đổi mới về hệ thống và nâng cao chất lượng. Sắp tới, các trung tâm kiểm định chất lượng sẽ kiểm định các trường ĐH, CĐ và phân tầng các cơ sở GDĐH.
Theo đó, khi các trường được phân tầng và xếp hạng, trường nào đủ điều kiện mới được giao tự chủ trong việc cấp văn bằng.
Ông Ga nhấn mạnh: Không phải khi Luật có hiệu lực là giao tất cả các quyền tự chủ cho các trường. Các trường phải cạnh tranh nhau để tạo được niềm tin của xã hội.
Những trường vừa qua không tuyển đủ được người học sẽ phải xem lại từ công tác quảng bá đến việc phá bỏ những ngành đào tạo đã bão hòa... Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là hiện nay mới có một cơ quan kiểm định chất lượng GD của Bộ GD&ĐT, trong khi Việt Nam có hơn 400 trường ĐH.
Trả lời thắc mắc này, ông Ga nói: Ở thời điểm hiện tại, chưa có tổ chức kiểm định chất lượng độc lập nào hình thành, phải chờ luật có hiệu lực và Bộ sẽ xem xét hồ sơ để cho phép thành lập!
Thu-chi, vấn đề nóng trong tự chủ về tài chính được ông Ga nhấn mạnh: Học phí và khoản thu khác phải theo quy định và các trường không được thu vượt khung, không phải muốn thu bao nhiêu thì thu, nhất là trường công.
Trước khi Luật GDĐH có hiệu lực, đại diện các cơ sở đào tạo cũng tỏ rõ những băn khoăn. Theo ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng Phòng Đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội, Luật GDĐH còn có nhiều điểm chung chung và ông hy vọng trong quá trình thực hiện bộ cần xây dựng các tiêu chí để các trường xác định lại mục tiêu đào tạo.
Các trường sẽ được kiểm định chất lượng. (Trong ảnh: SV nghiên cứu khoa học).
Ông Sơn nói: Dù lãnh đạo bộ hay các trường tự in, tự phát bằng mà có kẽ hở thì vẫn tiêu cực. Vấn đề là chất lượng thực sự. Bằng giả không sợ bằng chất lượng giả! Vẫn theo ông Sơn, vấn đề là làm sao để các trường nâng cao chất lượng, bảo vệ thương hiệu và uy tín của trường.
Ông Nguyễn Hữu Công, Phó Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho rằng, các văn bản hướng dẫn sắp tới cần rõ ràng về sự phân cấp của các ĐH vùng so với ĐHQG hoặc ĐH khác.
Ông Công cũng cho rằng, vì tính đặc thù của ĐH vùng, bộ nên nghiên cứu để phân cấp thêm một số nội dung liên quan khoa học công nghệ, tương xứng với tầm ĐH vùng. Ông Công đề nghị: Bộ cần xem xét để mở rộng hơn quyền tự chủ của ĐH vùng.
Ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phản ánh sự bất cập của tổ chức Hội đồng trường do Luật GDĐH quy định. Ông đề nghị, văn bản hướng dẫn làm thế nào để khắc phục được sự bất cập này.
Theo ông Vũ Văn Hóa, Hội đồng trường theo quy định hiện hành của Luật GDĐH có quy định thêm cả thành phần là chính quyền địa phương. Trong khi đó, người tham gia chính quyền không thạo lắm về GD&ĐT nên thành phần này chỉ mang tính hình thức.
Ông Hóa nói: Trước khi Luật GDĐH có hiệu lực, bộ cần xem xét lại và hướng dẫn cẩn trọng để điều này không trở thành cản trở đối với sự phát triển của các trường ĐH và để... đôi bên cùng vui vẻ.
Ông Ga nói: Để thực hiện Luật GDĐH, điều quan trọng nhất là phải có đội ngũ tốt, các trường phải chủ động hoàn toàn, nếu không sẽ bị tụt lùi.
Chẳng hạn, trong việc thực hiện phân tầng, bộ không có chương trình khung nữa mà chỉ quy định chuẩn đầu ra; nếu trường nào không nhạy bén, chất lượng đào tạo sẽ không đảm bảo.
Ông Ga nhấn mạnh, đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng cần được nâng cấp để có thể nhanh chóng đứng vào vị trí xếp hạng cao. Đây thực sự là một rào cản!
Theo Hồ Thu (Tiền Phong)
Những giờ học không được chép Có nhiều giáo viên đưa những câu chuyện đời thường vào bài giảng, hoặc biến buổi học thành những vở kịch sinh động. Chúng tôi đã đến nhiều trường phổ thông để ghi nhận những tiết học "không đọc chép" nhưng học sinh vẫn có thể khắc sâu được các tình tiết nhỏ nhất của bài học. Giờ dạy văn của cô giáo...