Về Xứ Đông thưởng thức bánh đa cua
Hải Dương không chỉ thu hút du khách đến với các lễ hội mà còn “gây thương nhớ” bởi những đặc sản đậm hương vị đồng quê.
Hải Dương không chỉ thu hút du khách hành hương về với lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc hay lễ hội Văn Miếu Mao Điền… mà còn “gây thương nhớ” bởi những đặc sản đậm hương vị đồng quê. Khi đi xa mảnh đất xứ Đông, có lẽ không ít người con Hải Dương nhớ đến những món quà quê mộc mạc, giản dị như: bánh đậu xanh, bánh gai Ninh Giang, trái ổi Thanh Hà, và cả hương thơm của bát bánh đa cua nóng hổi trong chiều thu se lạnh…
Món bánh đa cua nóng hổi nổi tiếng ở Hải Dương.
Tại một quán bánh đa cua nhỏ nằm trên phố Đội Cấn, thành phố Hải Dương, gần 40 năm qua, ngày nào, bà Lê Thị Thực bắt đầu công việc lúc 5h sáng và kết thúc vào 9h tối. Có một điều “lạ” là suốt từng ấy năm quán không có tên, không gắn biển quảng cáo nhưng luôn đông khách và đã trở thành “điểm hẹn” của những người có cùng chung sở thích thưởng thức món ăn này.
Gần 40 năm qua, ngày nào cũng như ngày nào bà Lê Thị Thực bắt đầu công việc lúc 5h sáng và kết thúc vào 9h tối.
“Thấy đặc biệt nhất là cách phi hành khô, gạch cua ăn cũng ngon, mình lần đầu tiên ăn cảm nhận thấy hành khô rất thơm, chất bánh đa mềm”- một khách hàng chia sẻ.
Cũng theo một số khách hàng thường xuyên ghé đến quán ăn này, quán vẫn có một hương vị rất đặc biệt, rất ngon, giá cả hợp lý.
Bánh đa được sử dụng là bánh đa ở làng Lộ Cương – một trong những làng nghề nổi tiếng có nguồn gốc từ lâu đời ở phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương.
Có rất nhiều cách làm bánh đa cua tùy thuộc vào khẩu vị và nguồn nguyên liệu sẵn có theo mùa, nhưng ngon nhất là sử dụng bánh đa làm ở làng Lộ Cương – một trong những làng nghề nổi tiếng có nguồn gốc từ lâu đời ở phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương. Cua phải là cua đồng còn tươi sống cùng một số loại rau, gia vị như rau muống, rau rút, hành khô, hành lá, cà chua…
Bánh đa cua là sự hòa quyện của hương vị đồng quê cùng những thành phần còn nguyên hương vị đặc trưng, dân dã không đem lại cảm giác no ngấy khi thưởng thức.
Bà Thực cho biết, mặc dù mỗi quán đều có những bí quyết riêng nhưng cơ bản các công đoạn chế biến đều gồm việc xử lý nguyên liệu: Cua đồng bóc mai, bỏ yếm lấy gạch vàng, sau đó đem xay, lọc và khéo léo đun sôi sao cho gạch cua không bị vỡ, hành phi thơm chưng lẫn với gấc tạo thành hỗn hợp “nước màu”. Đây cũng là công đoạn quan trọng nhất quyết định sự hấp dẫn của món bánh đa cua.
Suốt từng ấy năm quán không có tên, không gắn biển quảng cáo nhưng luôn đông khách và đã trở thành “điểm hẹn” của những người có cùng chung sở thích thưởng thức món ăn này.
Video đang HOT
“Hành dùng để phi phải chọn hành ta, khi làm “màu” bánh đa cua nếu có mùa gấc bao giờ tôi cũng làm gấc, lấy màu để phi cho vàng óng, thơm ngon. Tất cả những nguyên liệu ở đây chúng tôi làm thủ công hết không pha tạp. Bát bánh đa cua có mùi thơm của dọc, mùi ngậy của hành, thưởng thức bát bánh đa cua khoái lắm”- bà Thực chia sẻ.
Chỉ vỏn vẹn hơn chục mét vuông nhưng quán bánh đa cua của bà Thực có không ít khách hàng quen, chỉ cần nhìn thấy khách là chủ quán nhớ ngay loại bánh đa khách thường hay ăn. Người con xứ Đông xa quê hương, mỗi lần về đều ghé quán để không quên hương vị quê nhà; không ít đoàn khách du lịch đến thưởng thức và cả những vị khách nước ngoài muốn hiểu hơn về văn hóa, ẩm thực Việt Nam cũng tìm đến đây trò chuyện với bà chủ quán.
Người con xứ Đông xa quê hương, mỗi lần về đều ghé quán để không quên hương vị quê nhà.
“Du khách nước ngoài, Hà Nội về đây cũng tìm đến quán này. Chúng tôi rất tự hào về nghề làm bánh đa cua gia truyền. Tôi giờ đã 60 tuổi nhưng vẫn mong thời gian quay lại để tôi có thể phục vụ khách hàng tốt hơn”- bà Thực cho biết.
Một bát bánh đa cua sóng sánh nước dùng, khói nghi ngút ẩn hiện màu vàng nâu của bánh đa, màu đỏ của cà chua, màu xanh của các loại rau muống, rau rút, loáng thoáng vài sợi hành thái nhỏ, vài lát tóp mỡ thơm ngậy tạo nên một hương vị khó quên.
Món bánh đa cua có thể thêm chả lá lốt, chả cá.
Bánh đa cua là sự hòa quyện của hương vị đồng quê cùng những thành phần còn nguyên hương vị đặc trưng, dân dã không đem lại cảm giác no ngấy khi thưởng thức. Tùy theo yêu cầu, khách hàng đến có thể thưởng thức bánh đa cua được làm với các nguyên liệu truyền thống hoặc bánh đa cua có thêm chả lá lốt, chả cá, loại mà bà Thực gọi vui là “bánh đa cua lai”.
Bánh đa cua là món ăn đặc sản không chỉ người Hải Dương yêu thích mà du khách gần xa cũng tìm đến mỗi khi ghé thăm vùng đất xứ Đông này. Để rồi, dù chỉ một lần thưởng thức, người ta vẫn có thể “nghiện” loại đồ ăn dân dã này./.
Đến Hải Phòng phải ăn bánh đa cua
Bụng réo râm ran, mà mùi thơm của mỡ hành, của thịt cua, chả lá lốt cứ trêu khứu giác người ta quá...
Bánh đa cua là một niềm tự hào của người Hải Phòng
Bánh đa cua ở đâu ngon nhất Hải Phòng? Thật là khó quá. Bánh đa chỗ chị A thì nước chan rất thơm, trứng và thịt cua rất dày. Bánh đa chỗ chị B nhiều rau tươi.
Bánh đa chỗ chị C lại hơn về khoản tôm và chả lá lốt ăn kèm. Người Hải Phòng rất sành ăn, có quán bánh đa bán sáng, có quán chỉ bán tối, thế mà quán nào cũng đông nghịt người. Chứng tỏ, ngon, dở như thế nào của mỗi tô đều tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người ăn.
Tôi tới Hải Phòng một sáng sớm. Từ cổng ga Hải Phòng xuống phố Phạm Ngũ Lão có vài bước chân, tôi sà xuống ngay quán bánh đa cua có tên Yến ngay bên vỉa hè.
Khách ăn vòng trong vòng ngoài, tôi chọn một cái ghế trong hẻm và gọi một tô bánh đa đỏ đầy đủ. (Ở Hải Phòng, bánh đa đỏ phân biệt với bánh đa trắng, bánh được tráng bằng bột gạo pha với một loại mật đặc biệt và xắt sợi).
Bánh đa đỏ đặc trưng của Hải Phòng
Bụng réo râm ran, mà mùi thơm của mỡ hành, của thịt cua, chả lá lốt cứ trêu khứu giác người ta quá. Tôi ngồi trong ghế mà cứ thấp thỏm ngóng ra xem chủ quán làm tới đâu rồi.
Một chiếc bát sứ rất đẹp, miệng bát ghi tên cả chủ quán ăn, trong đó là ú hụ bánh đa, trứng thịt cua, chả lá lốt, tôm, chả cá, giá đỗ, rau muống, hành, ngò. Chan thêm chút dấm ớt, bỏ vài lát ớt chỉ thiên, trộn đều lên, cứ thế, tôi vừa thổi vừa ăn.
Bánh đa có độ dai vừa ăn, nước cua ngọt tự nhiên. Người làm bánh đa cua cũng rất có thiện chí khi gia giảm thêm món ăn bằng tôm biển giòn sần sật, chả lá lốt thơm ngậy, rau muống, giá đỗ trụng để không ngán.
Cả một tô bánh đa cua đầy có ngọn như thế, mà giá cả rất dễ chịu: chỉ 25.000 đồng/tô. Nếu ai muốn gọi thêm chả lá lốt hay tôm, chủ quán sẽ tính tiền thêm.
Mùa nào thức đấy, các quán bánh đa cua Hải Phòng có sự thay đổi trong thành phần rau, mùa rau cải, mùa rau muống, mùa dùng rau rút (có nơi còn gọi là rau nhút).
Các chị em vào quán bánh đa cua thường có thêm một câu dặn chủ quán "ít bánh đa, nhiều rau", cánh ông đàn ông có khi còn muốn gọi thêm đôi ba chiếc chả lá lốt ăn cho thích miệng.
Nhiều người dân gốc Hải Phòng thường khá ngợi khen quán bánh đa cua Kỳ Đồng, phố Kỳ Đồng, quận Hồng Bàng. Nhưng cá nhân tôi đánh giá quán ăn đó đẹp về thẩm mĩ, còn về chất lượng nước dùng thì hơi cứng quá.
Quán bánh đa Phạm Ngũ Lão hơn đứt nhiều hàng bằng khoản rau sống ăn kèm. Một đĩa rau gồm xà lách thái sợi, ngò, mùi tàu, húng lìu xanh non cho khách ăn no nê, thỏa mái.
Quẩy cho những người thích ăn kèm
Chả lá lốt ăn kèm với bánh đa cua
Rau muống, giá đỗ ăn cùng bánh đa cua rất hợp
Ở Hải Phòng bước ra ngõ là gặp bánh đa. Thành phố này có bánh đa cá, bánh đa tôm, bánh đa cua, lại còn có bánh đa vách ngăn (phần giòn giòn trong nội tạng của heo, ăn khá thú vị).
Người bán hàng cũng vui vẻ, cởi mở, chủ - khách dù gặp nhau nhiều lần hay ít lần đều xởi lởi như người rất quen. Nét thân thương đó, không phải nơi chốn nào của Bắc Bộ cũng mong có được!
Theo Thanhnien
Vị biển trong tô bún tôm Cát Bà Ngoài những đặc sản nổi tiếng như bánh đa cua, khi đến với Cát Bà (Hải Phòng), du khách sẽ bị hấp dẫn... Vị biển trong tô bún tôm Cát Bà Từ lâu, món bún tôm của miền biển này đã trở thành một đặc sản, hấp dẫn thực khách không chỉ bởi hương vị mà còn ở nguyên liệu và bí quyết...