Vé xe đi lại dịp Tết tăng 30-60%
Ngày 4/1, ông Phạm Xuân Sơn, PGĐ Công ty TNHH NN MTV Quản lý Bến xe Thừa Thiên – Huế cho biết, giá vé xe đi trong dịp Tết Giáp Ngọ 2014 tăng từ 30-60% so với giá vé ngày thường.
Ở bến xe phía Bắc, giá vé từ Huế đi các tỉnh phía Bắc như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị (từ ngày 20 đến 30/1) tăng 60% so với giá vé ngày thường. Ngày 30 Tết (30/1) ở bến xe này có khoảng 20 chuyến xe đi Quảng Bình, Quảng Trị. Hai chuyến xe cuối cùng xuất bến vào lúc 15h.
Tại Bến xe phía Nam TP.Huế có 9 tuyến đi TP.HCM, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Nha Trang, Quy Nhơn, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước và Đà Nẵng. Từ ngày 31/1 đến 19/2, giá vé đi từ Huế đi TPHCM tăng 60%, đi các tỉnh Tây Nguyên tăng 50% và tuyến Huế – Đà Nẵng tăng 30-50%.
Bến xe phía Nam Huế đã đầy đủ phương tiện để phục vụ khách đi Tết
Bắt đầu từ ngày 4/1 các hãng xe chất lượng cao, xe giường nằm bắt đầu bán vé tại quầy vé bến xe phía Nam phục vụ hành khách đi các tỉnh phía Nam sau Tết. Các tuyến đường ngắn tổ chức bán vé đi ngay, các tuyến đường dài tổ chức bán vé phục vụ đi ngay, bán vé qua điện thoại, bán vé theo lịch đăng tải của các đơn vị vận tải. Giá vé xe Tết sẽ được niêm yết công khai tại phòng vé của bến xe.
“Hiện chúng tôi đã có phương án huy động phương tiện tăng cường khi thiếu xe cũng như tăng cường công tác kiểm tra xe chở quá số người quy định, xe sang nhượng khách, chạy không đúng tuyến, tranh giành khách, đón trả khách không đúng nơi quy định. Các xe bỏ phiên chuyến để chạy ngoài sẽ bị xử lý nghiêm” – ông Sơn cho biết.
Đại Dương
Theo Dantri
Đào rừng giá "khủng" và phong cách chơi đào dịp Tết
Còn hơn 20 ngày nữa là Tết Nguyên đán, những gốc đào "khủng", giá sốc đã "gõ cửa" năm mới sớm hơn mọi năm và được bày bán suốt dọc đường Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội).
Đào rừng giá "khủng" ít khách mua
Video đang HOT
Từ sáng sớm hôm nay, những nhà vườn có thâm niên trồng đào tại phường Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Quảng Bá... quận Tây Hồ, Hà Nội, đã trưng dọc tuyến đường Lạc Long Quân những gốc đào lớn.
Đào rừng khủng có giá trên chục triệu.
Các chủ vườn đào cung cấp giá của những gốc đào này, cao nhất đến 60 triệu đồng. Một gốc đào rừng được chủ vườn đào Quang Sơn cho biết có giá 25 triệu đồng, nếu khách mua đứt. Còn để thuê chơi Tết thì giá 20 triệu đồng, miễn phí công vận chuyển trong nội thành Hà Nội.
Chủ vườn đào Quang Sơn cho hay, thời tiết như thời điểm hiện nay là khá thuận lợi cho người trồng đào. Giá đào năm nay cũng không cao hơn so với mọi năm.
Có trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề trồng đào ở phường Nhật Tân, anh Sơn cho biết, vườn nhà anh có khoảng trên 100 gốc đào, chủ yếu là đào rừng. Hiện nay anh đã cho các cơ quan, doanh nghiệp thuê khoảng 30 gốc đào, thu về cả vốn và lãi khoảng 300 triệu đồng.
"Bày đào ra đường này chủ yếu là để lấy chỗ giao dịch với khách hàng, còn đào thì vẫn được để trong vườn là chủ yếu. Nếu khách có nhu cầu thì vào tận vườn chọn lựa", anh Sơn cho biết.
Theo chị Hương, một chủ vườn đào khác ở phường Phú Thượng, gia đình chị có nghề trồng đào đã mấy đời. Ba chị em chị hiện đang "ôm" hơn 1.000 gốc đào và đã cho thuê được hơn 30 gốc đào khủng, thu cả gốc lẫn lãi khoảng 400 triệu đồng.
Chị Hương ước tính, nếu vụ đào năm nay thuận lợi, mấy chị em sẽ thu về khoản lãi hơn 1 tỉ đồng. Chị Hương khẳng định chưa bao giờ việc kinh doanh đào nhà chị bị lỗ, bởi đào nhà chị tự trồng, nếu bán không hết mang về chăm sóc năm sau bán tiếp, đào năm sau sẽ càng đẹp hơn năm trước.
Gốc đào này được chủ vườn chào bán giá 60 triệu đồng.
Theo ghi nhận của phóng viên, ngoài việc bán đào, để thuận tiện cho khách đường xa mua đào, các nhà vườn đã chủ động kiêm luôn khâu vận chuyển. Gần thì vận chuyển miễn phí, xa thì vận chuyển tính cước, tính công. Kể cả vận chuyển đào vào tận miền Trung, miền Nam.
3 phong cách chơi đào ngày Tết
Những chủ vườn đào cho biết, chơi đào dịp Tết tùy theo cảm hứng của từng người chơi. Nhưng xưa nay chơi đào chủ yếu dựa theo 3 phong cách chính: Chơi đào rừng, gốc cổ thụ; Chơi đào theo thế bon sai, đào thông; Chơi đào theo màu sắc.
Theo chị Hương, chủ một vườn đào, những người chơi đào rừng, gốc cổ thụ nhìn khỏe khoắn, thể hiện sự phô trương, khoe mẽ. Chơi đào rừng được cái gốc nhưng các nhánh hoa thường không đẹp bởi đào rừng được các chủ vườn đi săn gốc đào "khủng" về rồi tiến hành cưa, cụp... sau đó mới cấy mắt đào vào. Như vậy khi tán đào ra cành thường ngắn, bé, nụ hoa không dày, không to.
Xưa nay những người chơi đào "lõi đời" không chọn chơi đào rừng mà chơi đào thông, đào thế bon sai; các thế của nó giống các cây cảnh. Dù không to như đào rừng nhưng giá của nó lại đắt hơn đào rừng.
Chơi đào có tùy theo sở thích, nhưng tập trung ở 3 phong cách chơi chính.
Bởi công sức của người trồng đào thông, đào thế bon sai phải bỏ ra nhiều hơn công sức người chăm đào rừng. Đào thông, đào thế bon sai được trồng từ bé và được chăm sóc có gốc, có ngọn khác với đào rừng không có ngọn. Sau đó, người trồng đào phải uốn đào theo từng thế khác nhau, đào bon sai thì thế thường là 5 hoặc 7 "tay". Hoa của nó bao giờ cũng nhiều hơn, dày hơn, tán đào cũng nhiều hơn và mập hơn đào rừng.
Cũng theo chị Hương thì người chơi đào còn chơi theo màu sắc. Đa số người ta chơi đào bích, còn đào phai thì thường những gia đình trong năm có tang mới chơi.
Mộ số hình ảnh về đào rừng, đào bon sai xuống phố đón Tết Giáp Ngọ.
2 gốc đào này cũng được nhà vườn chào giá 60 triệu đồng/1 gốc.
Một cây đào bon sai, cây tuy nhỏ nhưng hoa đẹp, cành đẹp hơn đào rừng có giá cả chục triệu đồng.
Đào rừng gốc khủng, giá cũng khủng.
Đào rừng xuống phố nhưng vẫn được chăm sóc cẩn thận vì còn 20 ngày nữa mới tết.
Các nhà vườn năm nay kiêm thêm cả khâu vận chuyển đường dài.
Theo Dantri
Hàng vạn hộ dân Hà Nội có nguy cơ mất nước sạch dịp Tết? Cả 4 lần vỡ đường ống nước sạch sông Đà đều được xác định do nền đất yếu. Mỗi lần như vậy, hàng vạn hộ dân Hà Nội lại khốn khổ vì mất nước sạch. Với tình trạng đường ống vỡ liên tục, nguy cơ mất nước sạch dịp Tết cũng cần tính đến. Vỡ ống do nền đất yếu Từ khi đi...