Bắt khẩn cấp đầu gấu giết người xinh như… hot girl
Cả 4 lần vỡ đường ống nước sạch sông Đà đều được xác định do nền đất yếu. Mỗi lần như vậy, hàng vạn hộ dân Hà Nội lại khốn khổ vì mất nước sạch. Với tình trạng đường ống vỡ liên tục, nguy cơ mất nước sạch dịp Tết cũng cần tính đến.
Vỡ ống do nền đất yếu
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, tuyến đường ống dẫn nước sạch sông Đà về Hà Nội đã bị vỡ tới 4 lần. Lần gần đây nhất xảy ra vào chiều 16/12, trên địa bàn xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Phải mất tới gần 4 ngày, nước sạch mới được cấp trở lại cho người dân.
Mỗi lần xảy ra sự cố vỡ ống, hàng vạn hộ dân trên địa bàn Hà Nội lại thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, cuộc sống bị đảo lộn. Nhiều hộ dân, do nước dự trữ trong nhà hết, đã phải đi mua nước lọc đóng bình về sử dụng.
Phóng viên Dân trí đã có buổi làm việc với Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu (CPXNK) và Xây dựng Việt Nam ( Vinaconex) – chủ Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà Hà Nội và hai đơn vị thành viên là Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng (CPĐTXD) và Kinh doanh nước sạch Viwaco.
Sự cố vỡ đường ống nước sạch sông Đà lần thứ 3, xảy ra vào tháng 11/2013
Ông Phạm Chí Sơn – Giám đốc Ban Đối ngoại – Pháp chế (Tổng Công ty CPXNK và xây dựng Việt Nam) cho biết, sự cố vỡ đường ống dẫn nước sạch từ sông Đà về Hà Nội được xác định là do nền đất yếu. Khi được yêu cầu giải thích rõ hơn, ông Sơn nói: “Về mặt kỹ thuật, tôi nhường lời cho các anh bên kỹ thuật, vì tôi không nắm được”.
Về cụm từ “nền đất yếu”, ông Nguyễn Văn Tốn – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex – cũng chỉ có thể nói: “Mình chỉ là người tiếp quản thôi, khi sự cố xảy ra đào đất lên thì thấy phía dưới là nền đất nhão. Theo quan điểm cá nhân tôi cho rằng đường ống nằm trên nền đất yếu, phía trên tải trọng đất nặng. Như đợt vừa rồi (ngày 16/12 – PV) phải đào 12m mới tới đường ống. Tải trọng đất lớn đè lên đường ống, ống dịch chuyển nên nó sinh ra sự cố…”.
Video đang HOT
Hỏng đâu “vá” đấy
Ông Phạm Chí Sơn cho biết, ngay lần đầu tiên xảy ra sự cố vỡ ống, Tổng Công ty Vinaconex đã thành lập Ban xử lý sự cố mang tính thường trực, do Phó Tổng giám đốc trực tiếp phụ trách. Ông Nguyễn Văn Tốn và ông Nguyễn Anh Việt – Giám đốc Công ty CPĐTXD và Kinh doanh nước sạch Viwaco – làm phó ban; ngoài ra còn có một số đơn vị thi công cơ giới như Vimeco, Công ty sản xuất ống nước… có đại diện làm thành viên. Như vậy, hiểu đơn giản là Tổng Công ty Vinaconex đã có một “Đội phản ứng nhanh” luôn chủ động về mặt nhân sự cũng như thiết bị máy móc để sẵn sàng ứng cứu và khắc phục nhanh nhất nếu có sự cố xảy ra.
Ông Nguyễn Văn Tốn cho biết, hiện tại, trên địa bàn Hà Nội có 3 đơn vị cung cấp nước sạch chính là Công ty CPĐTXD và Kinh doanh nước sạch Viwaco, Công ty nước sạch Hà Nội và Công ty nước sạch quận Hà Đông, đều thuộc sự chỉ đạo của Sở Xây dựng Hà Nội. Khi có sự cố, các đơn vị này sẽ chi viện hỗ trợ cho nhau. “Do đó vẫn đảm bảo được nước sinh hoạt tối thiểu cho bà con. Tuy nhiên, nếu sài vung phí thì sẽ không đáp ứng được” – ông Tốn nói.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Anh Việt, mỗi lần xảy ra sự cố phía công ty cũng có những xe téc chở nước sạch đến các điểm cấp bách như bệnh viện, trường học, nhà trẻ cung cấp cho nhân dân. Đồng thời khởi động 4 trạm cấp nước cục bộ ở các điểm như Kim Giang, Khương Trung, Giáp Bát, Trung Hòa – Nhân Chính (từ khi dự án nước sạch sông Đà đi vào hoạt động, các trạm này đóng cửa nhưng vẫn được duy tu bảo dưỡng) để cung cấp nước sạch cho khách hàng.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là những giải pháp tình thế trước mắt. Phóng viên đề cập đến hướng giải quyết lâu dài, mang tính ổn định, ông Phạm Chí Sơn cho biết: “Trước mắt, vẫn duy trì đội phản ứng nhanh, thường xuyên tuần tra, phát hiện những tiềm ẩn rủi ro có thể xảy ra để có hướng khắc phục sớm. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã có hướng sẽ xây dựng tuyến ống thứ 2 để hỗ trợ cho tuyến ống thứ nhất nếu có sự cố. Nhưng chúng tôi đang gặp khó khăn về vốn. Bởi vì, dự án nước mang tính xã hội, nên rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về nguồn vốn vay giá rẻ, qui hoạch và giải phóng mặt bằng”.
Về tuyến ống thứ 2 này, ông Nguyễn Văn Tốn cho biết, nếu thuận lợi và tích cực cũng phải đến năm 2015 hoặc 2016 mới được triển khai.
Như vậy trước mắt vẫn là hỏng đâu “vá” đấy. Cư dân Thủ đô lo lắng, sẽ còn có lần vỡ ống thứ 5, 6… nếu bài toán xử lý “nền đất yếu” chưa được khắc phục. Và nỗi lo hàng vạn hộ dân Hà Nội mất nước trong dịp Tết sắp tới không phải là quá hoang đường!
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Sản xuất "rượu quê" siêu tốc: Ai quản?
Dư luận đang rất hoang mang về sản phẩm "Rượu nếp 29 Hà Nội" gây ngộ độc làm 6 người chết, hàng chục người nhập viện. Hỏi về các cơ sở sản xuất rượu rởm, cơ quan chức năng cũng "hoang mang" không kém.
Rượu độc gây chết người ở TP Hạ Long và TP Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh là loại rượu có "tên tuổi" và nguồn gốc sản xuất - vậy mà còn gây hậu quả nghiêm trọng. Với rượu không tem mác, không nguồn gốc, vẫn được bán tràn lan trên thị trường, mối nguy tiềm ẩn sẽ lớn đến đâu?
Để tìm hiểu về công tác quản lý sản phẩm rượu nói chung trên địa bàn Hà Nội, phóng viên đã có buổi làm việc với Phòng Quản lý công nghiệp - Sở Công thương Hà Nội. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Vân - Phó trưởng phòng cho biết: Căn cứ theo nghị định 94 (2013) của Chính phủ, đối với sản xuất rượu công nghiệp qui mô trên 3 triệu lít/năm thuộc Bộ Công thương cấp phép; dưới 3 triệu lít/năm do Sở Công thương địa phương cấp phép. Đối với rượu sản xuất thủ công thì có hai dạng: Rượu thủ công sản xuất nhằm mục đích kinh doanh do quận, huyện cấp phép; còn dạng rượu thủ công sản xuất ra để bán cho những công ty có giấy phép sản xuất rượu để tái chế lại thì chỉ cần đăng ký với UBND xã phường sở tại nơi đặt chỗ sản xuất.
Đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã có 25 cơ sở sản xuất rượu được Sở Công thương cấp phép, 5 cơ sở được Bộ Công thương cấp phép và 1 cơ sở được quận, huyện cấp phép.
Cũng theo bà Vân, căn cứ theo những tiêu chuẩn của nghị định, nếu đủ điều kiện mới cấp phép kinh doanh sản xuất rượu cho cá nhân hoặc tập thể. "Còn công tác hậu kiểm về chất lượng sản phẩm thì chúng tôi có lực lượng Chi cục Quản lý thị trường thực hiện kiểm tra theo các chuyên đề về ATVSTP..." - bà Vân khẳng định.
Bà Hoàng Thị Minh Thu - Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội - thì cho rằng, đối với mặt hàng rượu, Chi cục chỉ có chức năng công bố sản phẩm hợp Q (chất lượng) khi doanh nghiệp nào đó muốn công bố. Còn Sở Công thương quản lý và cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATVSTP. Tuy nhiên, Chi cục ATVSTP được quyền giám sát hậu kiểm thực phẩm lưu thông trên thị trường.
Nhưng khi chúng tôi hỏi về công tác kiểm tra giám sát đối với các loại mặt hàng rượu trên địa bàn mình quản lý từ đầu năm 2013 đến nay kết quả thế nào, bà Thu lại trả lời lòng vòng: "Đi kiểm tra thế này thì vẫn là thanh tra Sở Y tế chủ trì. Mình nghi ngờ sẽ lấy mẫu xét nghiệm, nếu có vấn đề thì mình lại chuyển cho ngành đó giải quyết...". Phóng viên đề cập đến các sản phẩm rượu không tem mác, nguồn gốc hay còn gọi là "rượu quê", "cuốc lủi" vẫn bán tràn lan trên địa bàn Hà Nội, bà Thu cho biết: "Chúng tôi cũng tham mưu với UBND thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành, tăng cường kiểm tra theo phân cấp. Khi phát hiện có vấn đề không an toàn vệ sinh thực phẩm thì phải xử lý. Mặt hàng rượu này vẫn phân cấp cho ngành Công thương quản lý".
Vậy là "quả bóng trách nhiệm" về quản lý mặt hàng rượu vẫn bị đá qua đá lại giữa các cơ quan chức năng. Còn rượu không tem mác, nguồn gốc vẫn "thản nhiên" trôi nổi trên thị trường.
Rượu không nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng vẫn được mua bán rất dễ dàng nhưng cơ quan chức năng vẫn thờ ơ trong công tác quản lý.
Số bệnh nhân ngộ độc rượu năm sau cao hơn năm trước
Theo PGS.TS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - số bệnh nhân ngộ độc rượu đến và điều trị tại Trung tâm thường năm sau cao hơn năm trước.
Bác sỹ Nguyễn Tùng Nguyên (Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ, ngộ độc rượu ban đầu giống như một trường hợp say rượu, như ngộ độc Ethnol đơn thuần (thực chất say rượu cũng là ngộ độc rượu). Thường có biểu hiện như ức chế thần kinh, mắt lờ đờ, chậm chạp, thậm chí hôn mê, thở yếu hoặc ngừng thở... Nếu xử lý muộn, trong trường hợp có nhiều di chứng như hạ đường huyết, tụt huyết áp, tổn thương não, suy thận, chân tay lạnh... rất dễ đến tử vong.
Theo bác sỹ Nguyên, thường có 2 dạng ngộ độc rượu: Ngộ độc Ethanol đơn thuần, thường người bệnh uống các loại rượu khác nhau nhưng thường là rượu sản xuất để uống, có nguồn gốc, tem nhãn rõ ràng; Ngộ độc Methanol thường là người bệnh uống các loại rượu trôi nổi trên thị trường, không có tem nhãn, nguồn gốc rõ ràng. Đây có thể là loại rượu được sản xuất theo kiểu cồn nước lã.
Bác sỹ Nguyên khuyên: "Mắt thường rất khó phân biệt được đâu là rượu có Methanol, chỉ mang đi xét nghiệm mới biết. Nên mọi người nếu có uống rượu hãy mua những chai rượu có tem nhãn đầy đủ, nguồn gốc rõ ràng... Đặc biệt, với người dân, việc phân biệt đâu là ngộ độc rượu Ethanol và đâu là ngộ độc Methanol là rất khó. Khi thấy người thân sau khi uống rượu có những biểu hiện say mãi không tỉnh, gọi hỏi không biết, ú ớ, thở yếu, ứ đọng đờm dãi..., có dấu hiệu ảnh hưởng đến chức năng sống thì phải đưa đi viện ngay".
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Công nghệ sản xuất "rượu quê"... siêu tốc "Giờ họ thường không nấu rượu bằng ngô, sắn, gạo... nữa. Như thế lãi ít. Họ dùng cồn pha với nước lã là thành rượu, không tiêu thụ trong làng mà xuất ra bên ngoài", ông Nguyễn Văn Tôn - Chủ tịch UBND xã Tam Đa (Yên Phong, Bắc Ninh) nói. Rượu "đểu" được nấu và bán công khai Nghị định số 94/2012/NĐ-CP...