Về Nam Bộ thưởng thức cá lóc nướng trui
Nói về món ngon, đặc sản Nam Bộ thì vô số kể. Từ thuở khẩn khoang mở đất, thiên nhiên Nam Bộ đã ưu đãi ông cha ta một vùng sông nước mênh mông với rất nhiều sản vật tươi ngon: tôm cá dưới sông, rau trái ngọt trên bờ.
Với tính tình cần cù chịu thương chịu khó, ông cha ta đã biến vùng đất năm xưa này thành nơi cư dân sinh sống đông đúc, trù phú, giao thương tấp nập. Chính vì vậy, ẩm thực Nam Bộ cũng được xem là phong phú nhất nhì nước ta, với những món ăn phong phú, cách chế biến dân dã nhưng hương vị hết sức đậm đà, khó quên.
Trong rất nhiều món ngon Nam Bộ, món ngon lâu đời nhất, được xem là trứ danh và đặc trưng Nam bộ nhất, chính là món Cá lóc nướng trui
Có chuyện kể rằng năm xưa, trong lúc khai hoang mở đất, cá dưới sông còn nhiều. Thời gian đồng áng nên người dân không có nhiều dụng cụ nấu nướng, cũng như không có thời gian chế biến món ăn cầu kỳ. Rơm lửa sẵn có ngoài đồng, bắt con cá tươi nướng trên lửa rơm cháy đượm, là đã có bữa ăn ngon miệng, no lòng…
Món cá lóc nướng trui giờ đây đã trở thành niềm tự hào ẩm thực của người Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng
Video đang HOT
Thời gian qua đi, món cá lóc nướng trui đã dần thành một món ăn quen thuộc của người Nam Bộ, niềm tự hào của ẩm thực xứ này. Đến Nam Bộ mà chưa thưởng thức qua món ăn này, thì coi như chuyến đi đã chưa trọn vẹn.
Cá lóc bắt dưới sông lên lựa con cỡ roi roi, thịt chắc, không cần sơ chế gì cả. Cứ để vậy xiên một thanh tre vào cá rồi cắm xuống đất, phủ rơm lên đốt cho tàn rơm thì cũng là lúc cá chín. Cũng có thể làm một chiếc bếp dã chiến với vài viên gạch bao quanh, đốt lá nhãn, lá mít, lá dừa, mấy loại lá khô có sẵn ngoài vườn.. để nướng cá thì con cá cũng rất thơm ngon.
Khi cá chín, tỏa mùi thơm, thì cho cá lên bẹ lá chuối, dùng cái đũa tre gạt bụi than trên thân cá, cho đến khi thịt cá chín thơm trắng ngon mắt lộ ra, là đến lúc thưởng thức rồi. Cá nướng trui ăn dân dã với chút muối ớt hạt có vắt lát chanh là ngon khó cưỡng rồi. Nhưng nếu có điều kiện hơn, có thể cuốn cá lóc với bánh tráng rau sống, chấm mắm ớt tỏi hoặc mắm me. Có nơi, vùng Sa Đéc, còn cuốn cá lóc vào lá sen non mới hái dưới đầm, chấm với nước mắm me chua chua mặn mặn, ăn chan chát lạ miệng và cũng rất ngon không quên được.
Giờ đây, rất nhiều công ty du lịch tổ chức tour du lịch Nam Bộ để du khách có thể tự tay bắt cá, nướng và thưởng thức
Người Nam Bộ nhâm nhi món cá lóc nướng trui đôi khi với chút rượu gạo nồng nồng, sẵn có bạn thì ngân nga vài ba câu vọng cổ trong buổi chiều gió sông về mát rượi, thấy cuộc sống không còn gì thú vị hơn.
Gần đây, để người du lịch có thể thưởng thức món ăn này trọn vẹn, nhiều đơn vị du lịch Nam Bộ tổ chức cho du khách tự tát mương bắt cá, tự nhóm lò nướng cá và rồi tự thưởng thức, để không chỉ có món ăn ngon, mà còn hiểu thêm về cuộc sống người dân vùng đất thân thiện, bình dị và đáng yêu này.
Theo 24h
Về miền Tây Nam Bộ thưởng thức bánh khọt
Trong số các món bánh ăn chơi ở miền Tây Nam bộ, bánh khọt không phải là đặc sản địa phương mà nó đã theo bước chân những người tứ xứ đến đây khai phá vùng đất mới.
Với sự sáng tạo của người dân vùng sông nước, bánh khọt đã có những đổi thay để phù hợp với đời sống bản địa và dần dà khác biệt với loại bánh tương tự ở các vùng miền khác.
Những chiếc bánh vừa múc ra khỏi khuôn còn nóng hổi
Người dân Đồng bằng sông Cửu Long ưa thích món bánh xèo bao nhiêu thì bánh khọt cũng được chọn làm "đối tác" để so sánh bấy nhiêu.
Ngay từ tên gọi cũng đã có điểm tương đồng. Nếu khi đổ bột vào chảo để tráng bánh xèo, âm thanh phát ra nghe xèo... xèo, thì khi đổ bột vào khuôn bánh khọt, bột dày khi sôi nghe... khọt khọt. Phải chăng tên bánh được đặt theo âm thanh lúc làm bánh?
Bánh khọt được làm bằng bột gạo, giống như bột đổ bánh xèo. Gạo ngon đem ngâm rồi xay nhuyễn, bồng, dằn cho khô. Nhồi bột với nước âm ấm, nếu thích ăn béo thì pha thêm nước cốt dừa khô vào.
Đặc biệt bột làm bánh xèo, bánh khọt thường có màu vàng tự nhiên của nghệ. Nghệ rửa sạch, gọt rồi xay nhuyễn, vắt lấy nước cho vào bột bánh. Bột vừa ngon mắt lại có mùi đặc trưng khó lẫn.
Nêm bột với ít muối, hành lá xắt nhuyễn; để bột xốp ngon, lúc xay bột người ta có thể xay chen thêm một ít cơm nguội, hoặc pha bột xong đập thêm trứng vịt vào rồi khuấy đều.
Nhân bánh khọt thường là thịt ba chỉ xắt nhỏ cùng ít tép trấu bằm nhuyễn xào chín, nêm nếm vừa ăn và không thể thiếu đậu xanh nấu nhừ, để ra rổ cho ráo nước.
Đổ bánh đãi khách
Khuôn bánh khọt thường làm bằng đất nung. Khi đổ bánh, bắc khuôn bánh lên bếp than, thoa sơ mỡ hay dầu ăn trong lòng khuôn rồi múc bột đổ vào. Mỗi khuôn làm được cả chục bánh.
Đậy kín nắp khuôn lại, chừng bánh gần chín thì mở nắp múc nhân rải lên trên mặt bánh xong đậy lại lần nữa cho bánh chín vàng. Dùng muỗng múc bánh ra, úp hai mặt bánh vào nhau, tạo thành hình tròn (do vậy, có nơi người ta còn gọi là bánh trứng rồng).
Bữa tiệc bánh khọt đã sẵn sàng
Ở Bạc Liêu, người ta ăn bánh khọt với nước mắm pha chanh, ớt, rau ăn kèm gồm lá cách, lá lụa, lá sộp, cát lồi, bông điên điển, càng cua, húng, quế, ngò gai...
Những miếng bánh thơm giòn cùng đĩa rau sống, chén nước mắm cay nồng là món quà quê được bà con mang ra đãi khách phương xa.
Theo Amthuc365
Cá lóc - món ăn không thể bỏ qua khi đến miền Tây Miền Tây, miền sông nước chỉ vì vậy đặc sản để tiếp đãi khách cũng chính là những món từ chính miền sông nước này. Đó là những con cá, com tôm và đặc biệt, bạn không thể bỏ qua những món ăn từ cá lóc. 1. Cá lóc hấp mẻ Để chế biến món cá lóc hấp mẻ rất đơn giản, cá...